Những ai không nên uống cà phê?
Cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng đối với một số người, thức uống này lại gây ra tác dụng phụ.
Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, cải thiện hiệu suất tập luyện và giúp bạn giảm cân, nhưng uống quá nhiều sẽ tàn phá cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Annamaria Louloudis cho biết: “Khả năng dung nạp caffeine của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn nên theo dõi các triệu chứng liên quan đến việc dung nạp cà phê”.
Theo chuyên gia Kylie Ivanir, người lớn nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ tối đa khoảng 400 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 3 – 5 tách cà phê pha. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc thêm đường, kem và siro vào cà phê vì chúng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
(Ảnh: Shutterstock)
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra cảnh báo cho những nhóm người sau đây nên hạn chế hoặc thậm chí tránh uống cà phê hoàn toàn.
Nhà dinh dưỡng Sandy Younan Brikho cảnh báo những người bị huyết áp cao nên ngừng uống cà phê càng sớm càng tốt vì caffeine trong cà phê làm tăng huyết áp.
Một nghiên cứu đã chứng minh sự gia tăng huyết áp liên quan đến tuổi tác ở những người đàn ông uống nhiều cà phê. Trong khi đó, nghiên cứu khác cho thấy uống nhiều cà phê ở những người chuyển hóa cà phê chậm gây tăng huyết áp.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Caffeine làm giãn cơ vòng thực quản dưới – van giữa thực quản và dạ dày, gây kích hoạt các triệu chứng trào ngược axit. Do đó, uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống có chứa caffein) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Người bị chứng mất ngủ
Do hàm lượng caffein cao, uống cà phê 6 giờ hoặc ít hơn trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn đến giấc ngủ và tăng chứng mất ngủ. Nếu không thể bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê, bạn nên chuyển sang thời điểm sớm hơn trong ngày và cắt giảm lượng cà phê nạp vào.
Người bị rối loạn lo âu
Uống quá nhiều cà phê cũng dễ gây ra các triệu chứng lo lắng bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ. Do đó, nếu bạn thường xuyên trải qua lo lắng hoặc hoảng sợ, bạn cần cân nhắc việc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffein.
(Ảnh: Shutterstock)
Người đang tăng cân
Chuyên gia Younan Brikho giải thích: “Uống cà phê gây ra cảm giác no, dễ khiến bạn bỏ bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Một khi cảm giác no này biến mất, dạ dày của bạn trống rỗng và đôi khi sẽ bị đói. Điều này khiến nhiều người có xu hướng ăn nhiều vào bữa ăn tiếp theo vì họ quá đói”.
Phụ nữ bị mất kinh
Một số người uống cà phê thay cho bữa ăn như một cách không lành mạnh để giảm cân và điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Abby Vichill, một dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê là kinh nguyệt không đều.
Người bị bệnh tim, như loạn nhịp tim
Vì caffein từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên những ai có tiền sử bệnh tim nên nói chuyện với bác sĩ để biết lượng cà phê an toàn mà họ nên uống.
Người đang cho con bú
Caffein là một chất kích thích và lợi tiểu, nên bà mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước.
Hiệp hội Mang thai Mỹ khuyến nghị các mẹ nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Video đang HOT
Người bị tiêu chảy
Một số người lầm tưởng rằng uống một tách cà phê buổi sáng làm cho ruột hoạt động hiệu quả, nhưng tác dụng này sẽ không xảy ra nếu bạn đang bị bệnh tiêu chảy do caffein kích thích đi tiểu nhiều, gây mất nước.
Trẻ em dưới 12 tuổi
Trẻ em uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo âu, khó tập trung và đau bụng. Ở trẻ mới biết đi, cà phê có thể che dấu cảm giác đói, vì vậy trẻ sẽ không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng.
Ngoài ra, cà phê có tính axit khá cao, do đó có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.
Những triệu chứng bất thường của bệnh đường tiêu hóa bạn nhất định phải đề phòng
Rối loạn tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc mà còn có thể gây nhiều biến chứng.
Nhận biết các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa là việc làm vô cùng cần thiết.
Nhịp sống hiện đại tất bật với công việc, ăn uống thất thường, áp lực công việc, stress, mệt mỏi, mất ngủ... đã trở thành yếu tố khiến cho người bệnh dễ dàng mắc các bệnh đường tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh tiêu hóa thường gặp và những triệu chứng nổi bật nhất.
1. Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?
Tiêu hóa là quá trình hữu cơ phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đi qua thành ruột rồi đi vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu ở miệng, thức ăn được nghiền, trộn với nước bọt sau đó xuống tiêu hóa ở dạ dày.
Khi thức ăn đến dạ dày, nó sẽ tồn tại trong khoảng 4 đến 5 giờ. Dạ dày sẽ tiết ra chất nhầy, axit để tiêu hóa thức ăn. Sau tác động của dịch dạ dày và enzyme, thức ăn sau đó đi vào ruột non. Tại đây enzyme tiếp tục được tiết ra để biến thức ăn thành các hạt nhỏ có thể hấp thụ vào máu.
Mắc bệnh lý tiêu hóa là khi có sự trục trặc ở một trong các khâu này. Tức là, các chức năng của đường tiêu hóa không được thực hiện thành công. Người bệnh trong những trường hợp này có thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, kém hấp thu, táo bón hoặc tắc nghẽn. Thậm chí có thể biểu hiện dấu hiệu trên da, niêm mạc như vàng da, vàng mắt, da xanh, niêm mạc nhợt...
Khi mắc các bệnh rối loạn đường tiêu hóa, người bệnh thường có triệu chứng đau bụng, buồn nôn...
2. Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp và những triệu chứng điển hình
2.1 Hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích là đau bụng, có thể xảy ra trước hoặc sau khi đi tiêu. Mọi người cũng có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.
Các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích có thể bao gồm: Đầy hơi, chất nhầy trắng trong phân, đi tiêu không hoàn toàn...
Sự kết hợp của các yếu tố có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những người bị hội chứng ruột kích thích có nhiều khả năng đã trải qua các sự kiện đau buồn trong cuộc sống hoặc có tình trạng sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích cũng có thể phát triển sau khi bị nhiễm trùng...
Để hạn chế hội chứng ruột kích thích cần thay đổi chế độ ăn uống, học cách giảm căng thẳng...
2.2 Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non xảy ra khi vi khuẩn từ ruột già di chuyển đến ruột non, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón...
Một người gặp các triệu chứng sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non lần đầu tiên nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể tư vấn cho họ về những loại thuốc hoặc thay đổi lối sống có thể giúp ích cho tình trạng của họ.
Những người đã được chẩn đoán sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non trước đó nên liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc khi kế hoạch điều trị không còn nhiều hiệu quả.
2.3 Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược thực quản có thể gây viêm thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi chất trong dạ dày của một người trào ngược lên thực quản hoặc ống dẫn thức ăn. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm thực quản, tức là thực quản bị viêm hoặc kích ứng. Tuy nhiên, một người cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản mà không bị viêm thực quản.
Các triệu chứng chung của trào ngược dạ dày thực quản với viêm thực quản bao gồm: ợ nóng, trào ngược axit, đau ngực, buồn nôn...
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc, dùng thuốc không kê đơn để kiểm soát các triệu chứng hoặc tiếp nhận các phương pháp điều trị giải quyết nguyên nhân cơ bản.
2.4 Sỏi mật
Túi mật là một túi nhỏ lưu trữ mật, mà cơ thể sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Sỏi mật là những viên sỏi nhỏ hình thành trong túi mật. Trong hầu hết các trường hợp, một người có thể không biết rằng họ bị sỏi mật, vì chúng thường không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, mọi người có thể gặp các triệu chứng nếu sỏi mật hình thành trước một lỗ mở trong túi mật.
Các triệu chứng có thể bao gồm: Đau dai dẳng dưới xương sườn, ở bên phải của cơ thể, vàng da, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi...
Điều trị sỏi mật có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc một thủ thuật theo đó chuyên gia y tế sẽ loại bỏ sỏi mật khỏi ống mật.
2.5 Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một tình trạng tự miễn dịch khiến cơ thể tấn công niêm mạc ruột nếu một người ăn thực phẩm có chứa gluten. Bệnh Celiac là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây tổn thương ruột nếu không được điều trị.
Các triệu chứng của bệnh Celiac có thể bao gồm tiêu chảy dài ngày, táo bón, phân nhợt nhạt, có mùi hôi hơn bình thường, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa... Theo thời gian, bệnh Celiac không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như suy dinh dưỡng, làm mềm xương, các vấn đề về sinh sản...
2.6 Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột gây viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, thường xuyên nhất trong ruột non.
Một vài các triệu chứng chung của bệnh Crohn bao gồm: Tiêu chảy mạn tính, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng.
Những người bị bệnh Crohn thường phải dùng thuốc để giảm viêm. Một số người cũng có thể thực hiện phẫu thuật. Một người càng sớm điều trị và kiểm soát các đợt bùng phát của họ, thì họ càng có cơ hội tránh được các biến chứng trong tương lai.
Những người bị tình trạng này nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu các phương pháp điều trị của họ dường như đã ngừng hoạt động hoặc nếu các triệu chứng trở nên thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn.
2.7 Viêm loét đại tràng
Tiêu chảy kéo dài là một trong những triệu chứng viêm loét đại tràng.
Viêm loét đại tràng là một loại viêm ruột gây viêm trực tràng và ruột già. Tình trạng viêm cũng có thể lan sang các phần khác của ruột theo thời gian.
Một số triệu chứng của viêm loét đại tràng có thể bao gồm: Tiêu chảy dài ngày, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, đau bụng...
Những người không có chẩn đoán viêm loét đại tràng trước đó nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức nếu họ gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Các bác sĩ sẽ có thể xác định liệu người đó có mắc bệnh hay không và đề xuất phương án điều trị nếu cần thiết.
Điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, thuốc để kiểm soát viêm và giảm các triệu chứng hoặc phẫu thuật. Nếu bắt đầu điều trị viêm loét đại tràng càng sớm thì triển vọng khỏi bệnh lâu dài sẽ càng tốt.
Những người bị viêm loét đại tràng nên liên hệ với bác sĩ nếu họ bị bùng phát nghiêm trọng hoặc tái phát.
3. Phòng các bệnh đường tiêu hóa
Bệnh đường tiêu hóa có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi chế độ và thói quen ăn uống, bổ sung probiotic, kiểm soát căng thẳng...
3.1 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống có lợi nên chứa nhiều chất xơ, đồng thời hạn chế chất béo và gia vị. Chất xơ sẽ làm tăng khối lượng và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong ruột, từ đó góp phần ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng có khả năng duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa. Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giúp phòng ngừa các vấn đề như ợ chua, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, co thắt ruột, trĩ, hội chứng ruột kích thích...
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, lối sống hiện nay cho thấy nhiều người đang ăn quá nhiều chất béo, bột đường và lười ăn rau, thiếu chất xơ gia tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Theo thống kê có tới 57 % người Việt trưởng thành lười ăn rau và trái cây theo đúng khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là mức 400g/ngày.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc gia vị cay, nóng sẽ khó tiêu hóa hơn và dễ gây ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau dạ dày. Chế độ ăn uống lành mạnh nên hạn chế các món chiên xào hoặc cay nóng.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
3.2 Thay đổi thói quen ăn uống
Thực hiện thói quen ăn uống phù hợp cũng có lợi cho đường tiêu hóa. Một số thói quen ăn uống tốt được khuyến nghị là: Ăn chậm, nhai kỹ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhất là giảm thiểu áp lực lên dạ dày. Hạn chế ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, có thể chia 3 bữa chính thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để phòng tránh hệ tiêu hóa bị quá tải và làm việc kém hiệu quả.
Đặc biệt, nên tránh nằm ngay sau khi ăn vì sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nên ăn tối ít nhất 2-3 tiếng trước khi đi ngủ.
TS.BS Nguyễn Văn Long
Thực phẩm sống là một trong những tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Thực phẩm sống luôn kém an toàn hơn thực phẩm chín, nhất là khi chưa được chế biến sạch sẽ, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập dạ dày. Đối với dạ dày nhạy cảm có thể gây ra phản ứng tức thì của chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
3.3 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Mầm bệnh từ môi trường có thể xâm nhập và gây tổn thương đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) có thể lây truyền qua thức ăn và nguồn nước. Tình trạng nhiễm khuẩn H.P làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phòng các bệnh lý đường tiêu hóa.
Cần rửa tay và vệ sinh các vật dụng cẩn thận trước khi chế biến thực phẩm cũng như trước khi ăn. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã, đổ rác, chế biến thịt sống hoặc tiếp xúc với vật nuôi để tránh các mầm bệnh còn tồn tại trên tay...
Tăng cường sức đề kháng bằng lợi khuẩn Probiotic
Khắc phục táo bón cho trẻ sơ sinh bằng probiotic hiệu quả khi bố mẹ đã chọn đúng loại
3.4 Uống nhiều nước
Nước giúp các chất thải di chuyển dễ dàng, hỗ trợ làm sạch đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón nhờ khả năng làm mềm phân. Uống nhiều nước cũng hạn chế tình trạng mất nước, nhất là khi bị tiêu chảy. Nước cũng hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Để ngăn ngừa bệnh lý đường tiêu hóa, một người nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (khoảng 2 lít). Tuy nhiên, cần tránh đồ uống có nhiều đường và chứa nhiều caffeine vì chúng có thể khiến các vấn đề tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Nguồn nước cần được xử lý kỹ (lọc, đun sôi) để tránh các tác nhân gây hại.
3.5 Thận trọng khi dùng thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, có khả năng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Chẳng hạn như, nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) có thể gây ợ chua, đau bụng, tiêu chảy, kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không tự ý dùng thuốc và cần thông báo ngay với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ. Người bệnh không lạm dụng thực phẩm chức năng để ngừa nguy cơ gây tổn thương gan.
3.6 Bổ sung thêm probiotic
Probiotic là các chủng vi khuẩn sống tồn tại trong đường tiêu hóa của con người. Chúng giúp cải thiện một số tác động bất lợi do chế độ ăn nghèo nàn, căng thẳng và thuốc gây ra. Đồng thời, các vi sinh vật có lợi cũng giúp phân giải lactose, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Những loại thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, kombucha (trà lên men) là nguồn cung cấp probiotic tự nhiên có lợi cho sức khỏe.
Sữa chua là nguồn cung cấp probiotic tự nhiên có lợi cho sức khỏe.
3.7 Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề trên đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, co thắt thực quản hoặc tăng axit dạ dày dẫn đến khó tiêu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, căng thẳng có thể làm giảm lưu lượng máu và ôxy đến đường tiêu hóa, dẫn đến co thắt, viêm hoặc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này làm trầm trọng thêm các bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản...
Một số hoạt động như tập thể dục, yoga, thiền... sẽ giúp kiểm soát căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa. Điều quan trọng là phải tập luyện hàng ngày và đều đặn.
3.8 Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có thể duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh lý xảy ra ở hệ thống này, nhất là đối với những người lớn tuổi, thí dụ tăng cường tập thể dục sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ sỏi túi mật. Theo đó, mỗi tuần, một người nên dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất ở mức độ vừa hoặc 75 phút ở mức độ cao để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
3.9 Hạn chế các thói quen có hại
Uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá có thể cản trở quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề ở đường ruột. Hút thuốc lá góp phần gây trào ngược axit dạ dày, ợ chua và loét dạ dày. Trong khi đó, uống nhiều rượu bia gây chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư ở gan, dạ dày, tuyến tụy và đại tràng. Mọi người nên hạn chế những thói quen xấu này để ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa.
Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta. Đây là một trong những bệnh lý về tiêu hóa với diễn biến thầm lặng, kéo dài và có thể tiến triển và để lại những tổn thương nghiệm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 1.Tổng quan về trào ngược dạ...