Những ai không nên tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca?
Những người có tiền sử phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin thì không nên tiêm. Vắc xin này cũng không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi.
117.000 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên của AstraZeneca đã được nhập về Việt Nam.
117.000 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên của AstraZeneca đã được nhập về Việt Nam. Vắc xin này đang trải qua công đoạn kiểm định cuối cùng trước khi được tiêm. Cuối tuần, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành tại hơn 700 điểm cầu về triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin Covid-19.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trước khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 hay bất kỳ một loại vắc xin nào, đối tượng tiêm chủng sẽ được cán bộ y tế khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng khi đủ điều kiện về sức khỏe.
Những trường hợp bị sốt hay có nhiễm trùng cấp tính… sẽ phải hoãn tiêm. Đáp ứng miễn dịch sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu sức khỏe của đối tượng tiêm chủng bình thường. Vì vậy khi đi tiêm chủng, người dân cần phối hợp với cán bộ y tế chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại.
Theo PGS Hồng, vắc xin cũng như thuốc, khi sử dụng cũng sẽ có phản ứng không mong muốn bao gồm phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm chủng. Theo thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới ngày 23.2, sau tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca các phản ứng thường gặp với tỷ lệ>10% như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C.
Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm chiếm 1-
Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc xin Covid-19 của Oxford/AstraZeneca.
Theo đó, trong khi nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, khuyến cáo đưa ra là cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh và người cao tuổi, bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên. Nhóm ưu tiên tiếp theo là những người có bệnh lý nền do họ được xác định là có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, trong đó có các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.
Những ai được khuyến cáo không tiêm vắc xin này?
Những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin thì không nên tiêm.
Vắc xin này cũng không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng còn phải chờ kết quả của các nghiên cứu tiếp theo.
Phụ nữ mang thai có cần phải tiêm phòng?
Việc mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn nhưng hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc tiêm phòng ở phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.
Vì lý do này, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phối nhiễm với virus SARS-CoV-2 (ví dụ, cán bộ y tế) hoặc người mắc bệnh nền tăng nguy cơ mắc bệnh nặng, có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh sau khi được cán bộ y tế tư vấn.
Vắc xin có an toàn không?
Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn Vắc xin – là một nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và có cơ sở khoa học chặt chẽ cho WHO về chủ đề sử dụng vắc xin an toàn – đã nhận và đánh giá các báo cáo về các sự cố về tính an toàn nghi ngờ có khả năng gây ảnh hưởng quốc tế.
Theo khuyến nghị của SAGE, WHO đã duyệt đưa hai phiên bản vắc xin AstraZeneca/Oxford Covid-19 vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 15/2/2021, cho phép vắc xin này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX. Vắc xin này do AstraZeneca-SK Bioscience (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất.
Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 1/2/2021.
Vắc xin có hiệu lực như thế nào?
Vắc xin có hiệu lực 63,09% trên những người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.
Khoảng cách giữa các liều dài hơn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả vắc xin cao hơn.
Vắc xin có phòng ngừa được việc mắc và lây truyền bệnh?
Chưa có nhiều số liệu về tác động của vắc xin này đối với việc lây truyền hay phóng thích virus.
Trong thời gian này, chúng ta cần duy trì và tăng cường các biện pháp y tế công cộng đã được chứng minh hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, rửa tay, vệ sinh hô hấp và ho, tránh nơi đông người, và đảm bảo thông thoáng khí.
Ý nghĩa đặc biệt của lô vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam
Đây là vắc xin của hãng dược AstraZeneca phối hợp với đại học Oxford nghiên cứu và sản xuất, được đưa về Việt Nam theo hợp đồng giữa Hệ thống tiêm chủng VNVC và AstraZeneca đã ký từ tháng 11/2020.
Theo đó, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã đặt mua 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong năm 2021. Số vắc xin này được giao thành nhiều đợt, lô đầu tiên gồm 117.600 liều sẽ được đưa về hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca.
Lúc 10h55 ngày 24/2, chuyến bay vận chuyển lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM.
Lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt ở thời điểm dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp tại Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... Với lô vắc xin này, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực châu Á tiếp cận với loại vắc xin phòng COVID-19 uy tín hàng đầu thế giới.
Đại diện Chính phủ và Bộ Y tế trong thời điểm đón lô vắc xin đầu tiên từ sân bay, Thứ trưởng Trương Quốc Cường phát biểu: "Lô vắc xin đầu tiên về rất kịp thời cho công tác phòng, chống dịch của chúng ta hiện nay. Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh, tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế thì nhất định cần thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng".
Như vậy, lô vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu trong tháng 2 này đã về Việt Nam sớm hơn dự kiến ban đầu.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay: "Chúng tôi ghi nhận sự nỗ lực, chủ động của Hệ thống tiêm chủng VNVC và công ty AstraZeneca đã sớm tiến hành các thỏa thuận đặt mua vắc xin ngay từ giai đoạn rất sớm, khi còn trong quá trình nghiên cứu phát triển vắc xin, từ đó Việt Nam sớm có lô vắc xin này".
"Bộ Y tế đang tiếp tục xúc tiến việc nhập các vắc xin phòng COVID-19 từ các nhà sản xuất khác theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng và đúng theo thứ tự ưu tiên".
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca được lưu trữ, vận chuyển và xử lý ở điều kiện lạnh thông thường (2-8 độ C) trong ít nhất sáu tháng, cho phép sử dụng dễ dàng trong điều kiện cơ sở y tế hiện có.
"Chúng tôi đã kiểm tra dữ liệu của lô vắc xin này trong quá trình sản xuất và vận chuyển, vắc xin sẽ được đưa về kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca để thực hiện các thủ tục theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế", bà Vũ Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống VNVC chia sẻ.
Bên cạnh hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của Bộ Y tế, VNVC tiếp tục đàm phán để mua thêm vắc xin COVID-19 phục vụ người dân Việt Nam; VNVC cũng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất để triển khai tiêm loại vắc xin đặc biệt này.
Sau hai liệu trình thử nghiệm, vắc xin COVID-19 AstraZeneca được chứng minh dung nạp tốt và hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19. Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy, từ thời điểm 22 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, vắc xin của AstraZeneca giúp bảo vệ tối đa khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19.
Trong 90 ngày sau liều đầu tiên, hiệu lực của vắc xin đạt được 76% và hiệu lực bảo vệ này được duy trì đến liều thứ hai. Nếu khoảng thời gian giữa hai liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực vắc xin tăng lên 81%.
Các phân tích cũng cho thấy, vắc xin có tiềm năng giảm 2/3 nguy cơ lây truyền virus không triệu chứng.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam cho biết: "Chúng tôi trân trọng biết ơn chiến lược tiếp cận vắc xin chủ động và sự tin tưởng của Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đã tạo điều kiện cho lô vắc xin có thể sớm có mặt tại Việt Nam. Chúng tôi cũng cảm ơn VNVC đã chủ động và chấp nhận cả những rủi ro khi tiến hàng đặt hàng rất sớm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca để hôm nay chúng ta có vắc xin cho người dân Việt Nam, đúng theo mục tiêu tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân toàn thế giới một cách bình đẳng mà AstraZeneca theo đuổi".
Theo hướng dẫn, những liều vắc xin đầu tiên này sẽ trải qua quy trình kiểm định chất lượng cuối cùng trước khi được bàn giao cho VNVC và Bộ Y tế để bắt đầu tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Anh tại Việt Nam - ông Gareth Ward - cho biết: "Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford là một ví dụ điển hình của nền khoa học và sự đổi mới, sáng tạo của Vương quốc Anh. Tôi rất vui vì vắc xin này giờ đây đã có mặt tại Việt Nam để triển khai chương trình tiêm chủng trong nước. Khoa học và sự hợp tác sẽ giúp chúng ta đánh bại được đại dịch."
Theo Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, lô vắc xin đầu tiên có 117.600 liều. Vắc xin này đã được Tổ chức Y tế thế giới kiểm định và được sử dụng ở trên 50 nước, có hiệu quả tương đối cao, trên 80%.
Bà Emily Hamblin, Tổng lãnh sự Vương quốc Anh tại TPHCM trao đổi cùng chuyên gia y tế.
Sự kiện quan trọng với tất cả người dân Việt Nam khi lô vắc xin về đến sân bay Tân Sơn Nhất.
Nhân viên mặt đất xử lý phun khử trước khi vận chuyển lô vắc xin về kho lưu trữ.
"Để có được lô vắc xin đầu tiên này, chúng tôi đánh giá rất cao sự chung tay của Công ty AstraZeneca, hệ thống tiêm chủng, VNVC và các cơ quan hữu quan. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng đưa nhưng lô tiếp theo trong thời gian sớm nhất để có vắc xin phục vụ công tác phòng chống dịch", thứ trưởng Cường nói.
Việt Nam cùng với Thái Lan là 2 nước đầu tiên của ASEAN nhận được vắc xin này.
Mua vắc xin nhưng 'hàng nội' mới là kế lâu dài Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 hôm qua 23-2, cấp có thẩm quyền đã công bố về lâu dài sẽ tiêm miễn phí vắc xin ngừa COVID-19 cho mọi người dân có chỉ định. Tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người tình nguyện tai Hoc viên Quân y Ha Nôi - Ảnh: LÊ ĐÌNH...