Những ai không nên dùng thuốc tránh thai?
Những người đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, người có bệnh tim, bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bị chứng đau nhức nửa đầu… không nên dùng thuốc tránh thai.
Những người đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, người có bệnh tim, bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bị rối loạn đông máu hoặc đã từng bị viêm tắc tĩnh mạch, người có bệnh gan cấp tính hoặc mạn tính, người bị tai biến mạch máu não, bị chứng đau nhức nửa đầu, người đang ra máu bất thường ở âm đạo chưa tìm được nguyên nhân, người đã từng bị ung thư hoặc nghi ngờ có thể bị ung thư… không nên dùng.
Thuốc tránh thai thường gây khó chịu cho người sử dụng như buồn nôn, căng tức vú, nhức đầu nhẹ, có thể thấy ra máu thấm giọt vào giữa chu kỳ kinh, lượng máu kinh có thể giảm, có khi bị mất kinh (đặc biệt là các thuốc tiêm và cấy dưới da). Ngoài ra, còn có thể gặp một số tác dụng phụ hiếm gặp như thay đổi tính tình, tăng cân, tăng huyết áp, sạm da mặt, tăng trứng cá, giảm tình dục.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tiếp
Video đang HOT
Các tác dụng thường chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu khi mới áp dụng rồi sau đó giảm đi hoặc mất hẳn. Tuy nhiên, khi thấy các dấu hiệu bất thường như: đau tức vùng ngực, rối loạn thị lực (nhìn mờ, song thị) – là những dấu hiện có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch hoặc vàng da ảnh hưởng xấu tới gan… thì phải thông báo cho bác sĩ xem có nên dùng tiếp nữa hay không?.
TS Nguyễn Hùng
(Theo Bee.net.vn)
Uống thuốc ngừa thai lâu dài có hại không?
Hiện tôi đã uống thuốc ngừa thai loại 28 viên (do trạm y tế phường phát). Xin bác sĩ cho biết uống thuốc nhiều có hại gì không?
Tôi sinh năm 1977, đã lập gia đình và có 2 con. Hiện tôi đã uống thuốc ngừa thai loại 28 viên (do trạm y tế phường phát). Xin bác sĩ cho biết uống thuốc nhiều có hại gì không? (Tôi uống đã hơn 2 năm và có 1 hay 2 tháng ngừng không uống) (minhtrang1977)
Trả lời:
Thuốc ngừa thai dạng uống hiện nay được phụ nữ trên thế giới sử dụng khá nhiều nhờ vào những ưu điểm như: hiệu quả ngừa thai cao, chu kỳ kinh đều đặn, kinh ít và không đau, giảm tình trạng viêm nhiễm vùng chậu, giảm khả năng thai ngoài tử cung, giảm nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
Bên cạnh ưu điểm, thuốc ngừa thai cũng có một số nhược điểm: phải uống thuốc đúng và đủ mới có hiệu quả ngừa thai, tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở những phụ nữ trên 35 tuổi; đặc biệt là những người có hút thuốc, tăng nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch máu não, đột quị, cao huyết áp.
Những nguy cơ này giảm với loại thuốc ngừa thai liều thấp. Những phụ nữ bị ung thư vú, huyết khối tắc mạch, u gan, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, nhức nửa đầu, ra huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân hoàn toàn không được sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống.
Những phụ nữ trên 40 tuổi, có hút thuốc, có bệnh túi mật, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, bệnh lý gan cũng không nên dùng thuốc này.
Trường hợp của bạn, năm nay 33 tuổi, đã dùng thuốc ngừa thai uống hơn 2 năm tại trạm y tế phường và không có khó chịu gì thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc. Bạn nên dùng thuốc đúng theo sự chỉ dẫn để đạt hiệu quả ngừa thai cao nhất.
Bạn đừng quên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng: nên kiểm tra tổng quát: chức năng gan, thận, đường huyết, đo điện tim, đo huyết áp; nên khám phụ khoa định kỳ: xét nghiệm tế bào cổ tử cung, siêu âm phụ khoa... trong quá trình dùng thuốc.
(Theo Phụ nữ online)
Đau bụng đầu thai kỳ: Bình thường hay bất ổn? Trong nhiều trường hợp, đau bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ là dấu hiệu bất thường. Nếu không được thăm khám sớm có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Chị Hoàng Điệp (28 tuổi) cho biết: "Nhớ lúc có thai mới được khoảng 5 - 6 tuần, mình thấy cứ lâm râm đau bụng. Anh xã nhà mình cuống...