Những ai được di chuyển bằng xe khách liên tỉnh từ 13/10?
Từ 13/10-20/10, vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định chạy liên tỉnh sẽ thí điểm hoạt động trở lại.
Các nhóm đối tượng hành khách được di chuyển bằng xe khách cũng được quy định cụ thể.
Theo quy định tạm thời Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành, trên phạm vi toàn quốc, hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ô tô có bến đi hoặc bến đến nằm trong địa phương/ khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đi, đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc có nguy cơ thấp hơn và ngược lại. Đối với các địa phương/khu vực nguy cơ và bình thường mới thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19…
Hoạt động vận tải xe khách liên tỉnh được thí điểm từ ngày 13/10 (Ảnh: Nguyễn Dương).
Các nhóm đối tượng hành khách đi lại đường bộ bằng xe khách liên tỉnh được phân theo vùng và khu vực, phù hợp tới tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương khai thác vận tải hành khách. Nguyên tắc y tế áp dụng với từng nhóm hành khách cũng được nêu rõ để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh quá trình di chuyển bằng đường bộ.
Hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn:
Video đang HOT
Theo quy định, hành khách phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19.
Hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô; tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Khách không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vaccine khi đi cùng người thân trên chuyến xe phải đáp ứng quy định của Bộ Y tế.
Khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô.
Hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương/khu vực có nguy cơ cao hơn :
Hành khách phải tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế và không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…
Quy định cũng nhấn mạnh hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô. Thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch của Bộ Y tế và từng địa phương nơi đến.
Bộ GTVT yêu cầu kê khai thông tin vào danh sách hành khách đi xe theo hướng dẫn của lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe . Khi ở trên phương tiện, hành khách phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc…
Đại diện Bộ GTVT cho biết, kế hoạch khai thác giai đoạn thí điểm thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không vượt quá 30% số chuyến trong 7 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được Sở GTVT công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm. Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương, xe khách liên tỉnh được tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan phối hợp; UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trong thời gian các địa phương thực hiện các cấp độ phòng, chống dịch Covid-19 theo lĩnh vực quản lý.
Khẩn: TPHCM hướng dẫn xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện trong tình hình mới
Theo hướng dẫn mới nhất, Sở Y tế TPHCM vẫn yêu cầu phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 với bệnh nhân chạy thận khi vào khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày.
Ngày 8/10, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã có văn bản khẩn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, các phòng y tế địa phương và phòng khám đa khoa, chuyên khoa về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tình hình mới.
Theo đó, tại khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và các đơn vị điều trị trong ngày, phải thực hiện khai báo y tế điện tử, tổ chức phân luồng, sàng lọc đối với tất cả người bệnh khi đến khám bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế. Song song đó, phải chú ý khai thác các triệu chứng, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 cho trẻ vào khám bệnh tại cơ sở y tế ở TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Đối với trường hợp cấp cứu, ưu tiên can thiệp cấp cứu người bệnh (tại buồng cấp của sàng lọc). Sau khi người bệnh ổn định cần xem xét chỉ định làm xét nghiệm nhanh Covid-19 nếu có triệu chứng nghi ngờ.
Đối với các trường hợp cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật tại khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày (như phẫu thuật trong ngày, chạy thận nhân tạo, kỹ thuật có tạo khí dung, khám thăm dò chức năng hô hấp, nội soi dạ dày, khám chữa bệnh răng miệng...) có chỉ định làm test nhanh để quyết định nơi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật phù hợp.
Đối với người bệnh có chỉ định nhập viện, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR (mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 10) cho người bệnh và người chăm sóc đi kèm trước khi nhập viện. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người bệnh được điều trị ngay theo phác đồ tại khu cách ly tạm của khoa khám bệnh hoặc buồng cách ly của khoa lâm sàng.
Sở Y tế lưu ý đối với trường hợp người bệnh cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật tại các khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày hoặc có chỉ định nhập viện, nếu người bệnh và người chăm sóc đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu) và không có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 thì không cần làm xét nghiệm lại.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên để quyết định nơi thực hiện phù hợp (Ảnh: Hoàng Lê)
Tại khu vực điều trị nội trú và các khoa, phòng khác, yêu cầu thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay khi phát hiện nhân viên, người lao động, người bệnh, người chăm sóc có triệu chứng nghi ngờ (sốt, ho, đau họng, mất khứu giác, mất vị giác...).
Thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn cho tất cả các trường hợp viêm phổi diễn tiến nhanh, suy hô hấp không giải thích được.
Thực hiện xét nghiệm tất cả nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh Covid-19, nhân viên xử lý mẫu bệnh phẩm, xử lý đồ vải, rác thải lây nhiễm, nhân viên các khoa phòng, bộ phận có nguy cơ cao (khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức, khoa Truyền nhiễm, khoa Hô hấp, khoa Thận nhân tạo, khoa Khám bệnh, bộ phận giám sát, sàng lọc...) bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10, mỗi 7 ngày.
Thực hiện xét nghiệm cho ít nhất 20% nhân viên các khoa lâm sàng còn lại và nhân viên hành chính bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10, mỗi 7 ngày. Trong thời gian điều trị nội trú, định kỳ thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10 mỗi 7 ngày cho ít nhất 20% người bệnh và người chăm sóc.
Sở Y tế TPHCM nhận định, mặc dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể diễn tiến phức tạp. Sở Y tế sẽ cập nhật hướng dẫn xét nghiệm khi có hướng dẫn mới của Bộ Y tế.
MỚI: Hà Nội xem xét cho học sinh trở lại trường vào đầu tháng 11 khi thành phố tiêm phủ mũi 2 vắc xin Sau khi tiêm phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19, thành phố sẽ xem xét tính toán cho học sinh, sinh viên trên địa bàn quay trở lại trường học tập. Chiều nay 20/9, tại buổi họp báo thông tin về thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của TP. Hà Nội, Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn...