Những ai dễ bị cận thị?
Hiện nay, tỷ lệ bị cận thị trong số dân các nước tăng rõ rệt, bị cận nặng ngày càng phổ biến. Vậy thì những người nào dễ bị cận thị?
Chuyên gia Trung tâm chăm sóc sức khỏe mắt Bắc Kinh cho biết, những thanh thiếu niên thiếu ngủ, tư thế cầm bút không đúng, ăn uống không điều độ và nhóm người phải dùng mắt trong thời gian dài dễ bị cận thị. Bên cạnh đó, chịu sự ảnh hưởng của di truyền, bẩm sinh… một số trong nhóm người này cũng dễ bị cận thị.
Trong thời kỳ cơ thể của trẻ em phát triển nhanh, nhất là từ 7 – 9 tuổi và 12 -14 tuổi, nếu thiếu ngủ sẽ dẫn đến một số em bị cận thị. Khi trẻ em viết chữ, nếu cầm bút ngón tay cái đan xen với ngón tay trỏ, hoặc cách ngọn bút quá gần, ngón tay sẽ che mất tầm nhìn, buộc phải cúi đầu hoặc nghiêng đầu làm cho khoảng cách giữa mắt và sách quá gần, vì vậy dẫn đến cận thị.
Những trẻ em thường xuyên ăn các món ăn chứa nhiều chất protein và calo cao, ít ăn rau xanh, hấp thụ ít chất Lutein, cũng dễ bị cận.
Trẻ em hàng ngày học tập thời gian quá dài, sử dụng mắt quá tải cũng dễ bị cận. Nói chung, mắt của người lớn đã định hình, không dễ bị cận, nhưng những năm gần đây song song với việc phổ biến vi tính, một số người lớn vì quá say mê vi tính, cũng dẫn đến nhiều người bị cận do nguyên nhân này. Ngoài ra, những trẻ sơ sinh nặng dưới 2.500g, trước tuổi dậy thì cũng dễ bị cận; những trẻ em sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên, cũng dễ bị cận trong thời kỳ nhi đồng. Bố mẹ bị cận, con cũng dễ bị cận, hơn nữa mức độ di truyền sẽ đi đôi với mức độ bị cận của bố mẹ.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Đeo kính áp tròng cần lưu ý gì?
Năm nay em 26 tuổi, em bị cận thị khá lâu rồi. Trước đây em thường đeo kính gọng nhưng gần đây, em thấy nhiều người bị cận giống em sử dụng kính áp tròng nên nhìn như không cận...
Năm nay em 26 tuổi, em bị cận thị khá lâu rồi. Trước đây em thường đeo kính gọng nhưng gần đây, em thấy nhiều người bị cận giống em sử dụng kính áp tròng nên nhìn như không cận. Em cũng muốn dùng loại kính này nhưng không biết cách sử dụng có khó không, có tốt cho mắt không? - Nguyễn Mai Lan (Nam Định)
Thực tế hiện nay đeo kính áp tròng được khá nhiều người lựa chọn vì lý do thẩm mỹ, trong đó, số người bị cận thị sử dụng loại kính này cũng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, trước khi quyết định dùng kính áp tròng, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt của mình có thích hợp với kính áp tròng hay không. Bởi vì nếu mắt của bạn có giác mạc mỏng, khô... thì bạn lại không nên dùng kính áp tròng vì sẽ làm bệnh ở mắt trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau: trong thời gian đầu sử dụng kính áp tròng, mắt bạn sẽ cảm thấy khó thích ứng nên cần phải có thời gian để mắt làm quen vật thể lạ. Khi đó, giữ lại cặp kính cũ đề phòng khi mắt gặp vấn đề với kính áp tròng là một việc cần thiết. Trước khi đi ngủ hoặc sau 8 - 10 giờ sử dụng kính áp tròng, bạn nên tháo kính ra và ngâm vào dung dịch bảo quản. Mỗi lần đeo kính lại, bạn hãy nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo để tránh làm khô giác mạc mắt. Luôn luôn phải rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng kính áp tròng, tránh vi khuẩn thâm nhập vào mắt.
Nếu bạn cảm thấy mắt có cảm giác bị xốn, cộm, nóng rát và đỏ, bạn phải lấy kính ra khỏi mắt ngay và đi khám vì có thể mắt bạn không thích ứng được với dung dịch bảo quản kính. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt. Khi đeo kính áp tròng, bạn nên bỏ kính khi đi ngủ, ngay cả ngủ trưa, không nên đeo khi đi bơi hay tiếp xúc gần với bếp gas, lửa, nguồn hơi nóng... Vì những tác nhân trên sẽ làm tròng kính co lại, gây tổn thương mắt.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Mỏi mắt - triệu chứng thời @ Nếu không có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý, điều kiện làm việc và giải trí ngày nay rất dễ khiến bạn bị mỏi mắt. Trong thời đại nhà nhà ào ào lướt mạng, thử nhìn ra xung quanh sẽ dễ dàng thấy cảnh một ai đó đang dán mắt vào màn hình, lớn nhỏ đủ loại, từ máy tính, truyền...