Những ai đang ’sửa chữa’ Facebook?
Các lãnh đạo trong đội ngũ PR đang giúp Facebook xử lý một trong những cuộc khủng hoảng truyền thông lớn nhất từ trước đến nay.
Nissa Anklesaria, Phó chủ tịch Truyền thông Doanh nghiệp (ngoài cùng bên trái) là một trong những cộng sự thân thiết của Giám đốc Vận hành Sheryl Sandberg. Anklesaria thường phát ngôn về thương mại và quảng cáo. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cách thu thập dữ liệu của ứng dụng bên thứ 3 trên iOS khiến doanh thu quảng cáo được quan tâm. Do đó, Anklesaria xuất hiện nhiều hơn nhằm trấn an giới quảng cáo trên Facebook.
Tucker Bounds, Phó chủ tịch Truyền thông là nhân vật chủ chốt đứng sau đội ngũ “chiến lược phản hồi truyền thông” của Facebook, gồm các chuyên gia PR, truyền thông và chính sách, bên cạnh nhân viên pháp lý và marketing nhằm đưa ra phản hồi nhanh chóng cho các câu hỏi của giới truyền thông và nhà lập pháp. Thời gian gần đây, Bounds vướng bê bối khi một nhân viên cũ tố cáo thái độ hời hợt của ông trước vấn đề tin giả trên Facebook.
Nick Clegg là Phó chủ tịch Các vấn đề Toàn cầu. Ông từng tham gia phỏng vấn, bày tỏ quan điểm phản bác loạt bài The Facebook Files của WSJ. Theo Business Insider, Clegg tham gia họp giao ban mỗi ngày để nắm bắt những vấn đề liên quan đến tin giả, minh bạch trong quảng cáo chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ông cũng có hiểu biết rộng về các vấn đề tại châu Âu, khu vực thường đưa ra đề xuất, quy định gắt gao với các công ty công nghệ.
Giữ vị trí Phó chủ tịch Truyền thông Doanh nghiệp, Marc Johnso lãnh đạo đội ngũ với hơn 100 nhân viên nhằm truyền tải đúng thông điệp mong muốn đến người dùng, chịu trách nhiệm cho thông cáo báo chí và nội dung đăng trên trang mạng xã hội của Facebook. Johnson cũng giám sát các nhóm sáng tạo, bao gồm thiết kế đồ họa cho những sự kiện như Facebook Connect.
Video đang HOT
Michael Kirkland, Phó chủ tịch Truyền thông Công nghệ được xem là nhân vật quan trọng khi Facebook chuyển hướng sang metaverse (vũ trụ ảo). Theo Business Insider, Kirkland thường xuyên làm việc với Roberta Thomson, trưởng nhóm truyền thông sản phẩm và Ha Thai, trưởng nhóm truyền thông của Facebook Reality Labs. Gia nhập từ năm 2011, ông đang là phó chủ tịch lâu năm nhất trong mảng PR của Facebook.
Nhiệm vụ chính của Chris Norton, Phó chủ tịch Truyền thông Quốc tế là giải quyết những vấn đề liên quan đến người dùng Facebook ngoài nước Mỹ. Sau khi cựu Giám đốc Sản phẩm Frances Haugen cảnh báo kế hoạch mã hóa rộng rãi của Facebook tại một số quốc gia, Norton chỉ đạo đội ngũ PR để tìm cách xử lý, làm việc với lãnh đạo truyền thông tại từng khu vực để đảm bảo thông điệp của công ty được truyền tải rõ ràng.
Sarah OBrien, Phó chủ tịch Truyền thông Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biến Zuckerberg từ gương mặt của tranh cãi thành một “người đổi mới”, khi sử dụng tài khoản cá nhân để giới thiệu các công nghệ mới. Trong khi đó, Joe Osborne, Giám đốc Chiến lược Phản hồi Truyền thông (ảnh) là phát ngôn viên của Facebook, trả lời câu hỏi từ giới truyền thông xoay quanh những vấn đề như tin giả. Osborne cũng trao đổi với các nhà quảng cáo và nhà đầu tư nhằm giảm lo ngại về tình hình tài chính công ty.
Andy Stone, Giám đốc Chính sách Truyền thông là một trong những nhân vật khiến Facebook gặp khủng hoảng. Trên Twitter, ông thường xuyên đôi co với phóng viên và hạ thấp vai trò của Haugen, người tố cáo Facebook trước Thượng viện Mỹ. Dù vậy, một số phóng viên công nghệ cho biết tính cách ngoài đời của Stone khác với những phát ngôn thường thấy của ông trên Internet.
Facebook gây tranh cãi khi đổi tên
Nhiều chuyên gia chỉ trích, thậm chí mỉa mai sau khi công ty Facebook đổi tên thành Meta, chỉ số ít ủng hộ động thái này.
Tại sự kiện Facebook Connect rạng sáng nay, CEO Mark Zuckerberg nhắc đến tầm nhìn và nỗ lực xây dựng một thế giới số sống động gọi là metaverse. Với tên gọi hoàn toàn mới là Meta, công ty sẽ quản lý các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, WhatsApp, Messenger. Từ tháng 12, công ty bắt đầu sử dụng mã chứng khoán MVRS thay vì FB như hiện tại.
Tuy nhiên, giới chuyên gia không đánh giá cao cái tên mà Zuckerberg đặt cho công ty của mình. Jack Dorsey, CEO Twitter, đăng một tweet ám chỉ tên gọi mới có thể gây loạn cho người dùng. "Chỉ cần gọi là hyperverse", Dorsey viết. "Hypermedia, phần mở rộng của thuật ngữ siêu văn bản, là phương tiện thông tin phi tuyến tính bao gồm đồ họa, âm thanh, video, văn bản thuần túy và siêu liên kết. Hyperverse là phần mở rộng của thuật ngữ hypermedia".
Facebook đổi tên thành Meta.
Tài khoản Twitter Safety dẫn lại bài viết về việc Twitter từng xây dựng một nhóm có tên Meta (viết tắt của Machine Learning, Ethics, Transparency and Accountability - Học máy, Đạo đức, Tính minh bạch và Trách nhiệm giải trình), chuyên nghiên cứu thuật toán kiểm soát đạo đức trên mạng xã hội. "Meta duy nhất mà chúng tôi biết đến là đây", Safety viết.
Robert Scoble, nổi tiếng ở Thung lũng Silicon khi từng hé lộ kính thông minh Google Glass trước khi sản phẩm ra mắt, gọi tên mới của Facebook là "sự sai lầm khi bán công ty cho tương lai". Trong tweet sau đó, ông tiếp tục gọi bài thuyết trình về tên gọi mới là "phần mềm chứa từ khóa thông dụng".
Động thái đổi tên của Facebook cũng bị so sánh với Philip Morris, công ty sản xuất thuốc lá từng đổi thành Altria vào năm 2003 để né tránh bê bối.
"Facebook đang theo bước chân của Philip Morris sau khi ngành công nghiệp thuốc lá bị phơi bày những tác động độc hại của nó đối với xã hội, nhất là người trẻ", Mike Davis, Chủ tịch Internet Accountability Project, nói với Bloomberg. "Philip Morris bị bắt quả tang gây hại đến trẻ em và sau đó trở thành Altria. Facebook cũng đang bị phát hiện gây ảnh hưởng xấu đến trẻ vị thành niên, vì vậy họ trở thành Meta".
Một số nhà lập pháp Mỹ cũng tỏ ra gay gắt sau sự kiện rạng sáng nay. Nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez của Hạ viện Mỹ coi hành động này là "căn bệnh ung thư đối với nền dân chủ". "Meta giống như là một căn bệnh ung thư với nền dân chủ, đã di căn vào trong một cỗ máy giám sát và tuyên truyền toàn cầu để thúc đẩy các chế độ độc tài và phá hủy xã hội dân sự. Tất cả vì lợi nhuận", Ocasio-Cortez viết trên Twitter.
Dan Pfeiffer, cựu cố vấn cấp cao của Barack Obama, nhấn mạnh Facebook là một trong những công ty ít được yêu thích nhất, ít được tin cậy nhất trên hành tinh và việc đổi tên sẽ khiến điều đó càng thể hiện rõ. "Họ đang đứng giữa bê bối lớn liên quan đến buôn người và thông tin sai lệch trên nền tảng. Nhưng động thái mà họ đang làm chỉ như muốn nói: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tiếp tục sống bên trong Facebook?", Pfeiffer nhận xét trên Independent.
Gustaf Kilander, cựu cố vấn Nhà Trắng, cho rằng quyền lực của Zuckerberg sẽ càng được củng cố khi đổi tên. "Giờ đây, Zuckerberg sẽ làm những điều ít gây tranh cãi hơn khi xây dựng một vũ trụ ảo mới, nơi ông ấy có thể trở thành vua", Kilander tweet.
Một số chuyên gia cho rằng đây là chiêu đánh lạc hướng của Facebook. "Rõ ràng, họ đang bị đánh giá rất tiêu cực vào lúc này, nhất là sau khi cựu nhân viên Frances Haugen tiết lộ hàng loạt dữ liệu nội bộ. Với việc đổi tên, họ đang muốn nói: Chúng tôi không chỉ là Facebook", Patti Williams, Giáo sư khoa marketing tại Đại học Pennsylvania, nói với WSJ.
Luc Wathieu, Giáo sư Đại học Georgetown, đánh giá tên mới của Facebook có thể giúp mạng xã hội tạo ra khoảng cách tâm lý nào đó đối với các vấn đề của mình với người dùng, dù ông vẫn nghi ngờ về tính hiệu quả của chiến lược này. "Tôi không chắc việc đổi tên sẽ giúp giảm sự chú ý vào các bê bối mà Facebook đang gặp. Thực tế, mọi thứ vẫn được xây dựng theo cùng một cách", Wathieu nói với Bloomberg.
Nhà phân tích Colin Sebastian của Robert W Baird & Co đánh giá bài thuyết trình của Zuckerberg "mờ nhạt" so với những công ty khác. "Năm 2007, Steve Jobs đã thực sự giới thiệu một chiếc iPhone. Còn chúng ta sẽ phải đợi lâu hơn cho metaverse", Sebastian nhận định với Independent.
Chiến lược gia kỹ thuật số Katrina German đồng ý rằng sẽ cần nhiều hơn một cái tên mới mới có thể giúp Facebook thoát khỏi những lỗi lầm hiện nay. "Để xây dựng lại lòng tin từ người dùng không chỉ là tên mới, đó phải là những hành động có ý nghĩa và thực sự đảm bảo nền tảng không gây hại cho người dùng thời gia tới", bà German chia sẻ với CBC News.
Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại đánh giá cao thay đổi của Facebook. "Thật tuyệt. Tôi cho rằng sẽ có rất nhiều công ty xây dựng thế giới ảo và môi trường trong metaverse theo cách tương tự như vậy trong tương lai", Richard Kerris, Phó chủ tịch nền tảng Omniverse của Nvidia, nói trên CBC News.
Phil Davis, Chủ tịch công ty chuyên về đặt tên thương hiệu Tungsten Branding, cũng cho rằng Facebook đang thực sự có tầm nhìn về tương lai hơn là sự đánh lạc hướng dư luận. "Nếu Facebook bằng cách nào đó trở thành một metaverse, đó đang là sự khởi đầu cho tiềm năng lớn", ông nói.
Hướng dẫn đổi tên Facebook khi chưa đủ 60 ngày Đổi tên Facebook trong thời hạn đóng băng 60 ngày là một thử thách khó khăn, cần nhiều ngày giải quyết, nhiều công sức liên lạc, và có thể cần thử lại 2-3 lần. Facebook có quy định trong khoảng thời gian 60 ngày sau khi đổi tên, người dùng không thể đổi thêm lần nữa. Nhưng trong một số trường hợp có...