Nhục vì lấy phải… “bà Tiến sĩ”
Gọi là “bà Tiến sĩ” cho đúng chất “bà” vì lúc nào bà cũng nói lớn, cũng một điều thế này, hai điều thế kia.
Bà mà nói là phải đúng, y như rằng là chân lý. Mà chẳng thể hiểu cái chân lý của bà lấy từ đâu, có ai nghe, hay ai thấy chuẩn. Hay chỉ có bà tự dưng tư đắc là đúng vậy nên bà bắt người khác nghe theo.
Nhưng nghĩ lại, gọi là “bà” thì hơi quá, vì dù sao “bà tiến sĩ” cũng là vợ mình. Nhưng đúng là khổ cái tội, lấy phải vợ học cao nhiều lúc thấy nản. Vì chí ít mình phải bằng vợ thì mới đối lại được, mà lúc ấy đối mới có lý. Nhưng khổ cái, mình học thấp hơn vợ, thế nên mọi điều mình nói ra đều không thể bằng cái chân lý của vợ tiến sĩ.
Từ ngày lấy vợ về, về mới bảo vệ xong cái luận án tiến sĩ. Mấy năm học bên nước ngoài của vợ cũng to tát thật. Vì dù sao họ hàng nhà nội cũng phải kiêng nể, họ còn tự hào vì có cô con dâu như vợ mình, vì có người học cao hiểu rộng, cái gì cũng biết, tiếng anh, tiếng Trung thì nói như gió. Thế nên, tiền vợ kiếm cũng kha khá. Thật lạ, sao họ lại thích. Vì tính cho cùng, vợ làm tiến sĩ thì chỉ biết làm tiến sĩ, có khi biết kiếm tiền nhưng tiền có phải là của họ đâu mà họ lại thích thú thế nhỉ. Còn gã chồng như mình thì chẳng thấy tự hào. Ban đầu nghĩ cũng được, không sao nhưng khi sống cùng nhau rồi mới &’chao ôi cái sự ngán’.
Từ ngày lấy vợ về, về mới bảo vệ xong cái luận án tiến sĩ. Mấy năm học bên nước ngoài của vợ cũng to tát thật. (ảnh minh họa)
Mà tiền của vợ thì vợ tiêu nhé, đừng có hòng mà nghĩ tới chuyện cứ để chung vào đó, thích tiêu bao nhiêu thì tiêu. Nói chung, mình cũng kiếm được tiền nên may là chưa phải bám váy vợ không thì cũng chết nhục. Nhưng mà có việc gì lớn mà hỏi vợ tiền thì cũng hơi mệt đó. Vì phải từ cái khâu nịnh, đến cái khâu ngợi ca, đến cái khâu chìa tay ra vay tiền. Mà là vay thôi chứ xin thì không có. Đấy, có việc lớn thì nhờ thôi chứ mình cũng đủ chai mặt rồi.
Video đang HOT
Hễ có ai đến nhà chơi, không phân biệt trai gái, già trẻ, tôn giáo… nói chung là có người tới thì &’vợ tiến sĩ’ lại ngồi tiếp chuyện. Nhưng vợ chẳng phải rảnh hơi đâu nhé, ngồi chỉ giáo đấy. Tất nhiên là lần đầu thôi, còn những lần sau thì không tiếp. Có vẻ vợ thích thể hiện với người lạ, còn người quen thì họ biết tỏng mình là tiến sĩ rồi, cần gì thể hiện nữa.
À tiến sĩ thì đầy ra, nhưng vợ chẳng biết cái sự đó. Vợ lại tưởng là chỉ có mình vợ học tiến sĩ bên nước ngoài về. Nhưng nói chung, vợ oai cũng có lý vì dù sao thì người trẻ như vợ được làm tiến sĩ bên nước ngoài cũng không phải dễ gì.
Đi đâu vợ cũng nói mình học cái này cái nọ, có khi còn điện thoại tiếng Anh, tiếng Trung nói sang sảng. Mình cũng thấy ngại lây, nhưng mà vợ giỏi thì đành chịu, chỉ biết cười trừ thôi chứ sao. Ai thích thì khen, người không ưng thì xì xào, nói chung cũng nghe đủ cả rồi. Chẳng phiền hà gì mấy nữa.
Đi đâu vợ cũng nói mình học cái này cái nọ, có khi còn điện thoại tiếng Anh, tiếng Trung nói sang sảng. (ảnh minh họa)
Vợ quát chồng thì thôi rồi. Nhiều lúc cũng thấy nhục thật nhưng lại tặc lưỡi: “Tính vợ vậy, cứ cho vợ thể hiện, không sao”. Thì đúng là tính vợ vậy thật. Cứ được vài ngày vợ lại thế nhưng xong thì vợ lại bình thường, ngoan hiền, chẳng sao cả. Cũng không ảnh hưởng gì cho lắm, vài ba lần thành quen.
Đấy lấy nhau mấy năm rồi vợ không tính chuyện sinh con. Mà làm bà tiến sĩ rồi thì có phải là trẻ trung gì đâu. Mỗi lần mình nói chuyện ấy là vợ lại gạt phắt đi, nóng nảy. Thì sinh con là bổn phận của vợ, vợ không sinh mình sinh sao được nên lại &’im lặng là vàng’. Nhiều lúc nghĩ chán nhưng chẳng buồn nói nữa.
Nay vợ nhìn thấy chị em bế con tới nhà chơi mà chạnh lòng. Nhất là cái hôm mùng 1 tháng 6, trẻ con đầy nhà, người ta phát quà cho nhau, nhìn vợ buồn gớm. Tối ấy về vợ nói muốn sinh con. Nghe tiếng vợ thở dài mà mình cũng não ruột. Thật ra, bà tiến sĩ cũng có những lúc như vậy, chẳng phải là lúc nào cũng găng đâu. Vì dù sao cũng là phụ nữ, chỉ có đàn ông mới hiểu và chia sẻ được với họ mà thôi.
Theo eva
Chán vợ học cao, chồng đi ngoại tình
Không tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống, luôn có cảm giác mình thấp kém trước mặt vợ, anh Nam (Đống Đa, Hà Nội) đã dần lạc lối, rơi vào vòng tay người tình.
Anh Nam và Vân (vợ anh) gặp nhau tại sinh nhật của một người bạn. Ngay trong lần đầu gặp gỡ, anh đã "chết" bởi sự xinh đẹp, thông minh của cô; còn Vân, trong buổi tiệc đó cũng ấn tượng bởi anh chàng hát hay, vui tính. Sau đó, hai người nhanh chóng đến với nhau.
Khi anh quyết định cưới Vân, nhiều người bạn đã khuyên anh suy nghĩ cận thận, bởi so với anh, Vân vượt trội về mọi mặt. Khi đó, anh chỉ tốt nghiệp trung cấp và làm kinh doanh tại một doanh nghiệp tư nhân, lương tháng không ổn định, còn Vân với tấm bằng loại ưu của Đại học Ngoại Thương đang làm cho một doanh nghiệp nước ngoài, lương tháng tính bằng nghìn đô.
Nhưng lúc đó, anh không nghĩ đến nhiều vấn đề như thế, anh chìm đắm trong hạnh phúc vì sắp lấy được người vợ vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. Nghe bạn bè khuyên, anh còn vặc lại: Bọn mày đừng có mà ghen tị, ngoài học thức thấp hơn Vân, tao có gì thua kém đâu, đẹp trai tao có thừa, lại là trai Hà Nội chính gốc.
Nhưng lúc đó, anh không nghĩ đến nhiều vấn đề như thế, anh chìm đắm trong hạnh phúc vì sắp lấy được người vợ vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. (ảnh minh họa)
Nhưng sau khi lấy nhau về, anh bắt đầu hối hận vì hồi đó không nghe lời khuyên của mọi người. Nếu xét về trách nhiệm làm vợ, làm dâu, dù bận bịu công việc nhưng Vân vẫn luôn lo toan mọi việc. Nhưng vấn đề là ở chỗ, nghĩ mình học cao, giỏi giang, cô luôn tự ý quyết định mọi việc trong gia đình. Ý kiến của chồng, hay bố mẹ chồng cô đều không thèm đếm xỉa đến. Từ việc mua sắm những vật dụng trong gia đình đến việc sửa sang nhà cửa, sinh con Vân đều tự quyết định. Anh can thiệp cũng không được, bởi kinh tế gia đình Vân nắm quyền chủ đạo. Muốn mua gì, cô có thể tự mua mà không cần đến tiền lương của anh.
Khi cô quyết định sửa nhà, anh bảo bàn với bố mẹ xem sao vì ông bà vừa là người lớn, vừa là chủ căn hộ nhưng cô gặt phắt đi: Ông bà già rồi, để ông bà nghỉ ngơi chứ bắt ông bà suy nghĩ làm gì. Tiền sửa cũng là vợ chồng mình bỏ ra, không mất tiền, được nhà đẹp ông bà chả thích thì thôi còn ý kiến gì. Dù anh nói thế nào, cô cũng không thay đổi ý định, cứ tự ra ngoài thuê nhà để ở tạm vài tháng trong thời gian chuyển nhà.
Đến khi nghe Vân thông báo sửa nhà bố mẹ anh sững sờ hỏi lại: Sửa nhà sao con không nói với bố mẹ một tiếng. Nghe vậy cô trả lời: Nói thì bố mẹ cũng có làm gì được gì đâu. Giờ bố mẹ già rồi, có việc gì để bọn con lo là được. Nghe thì xuôi tai vậy, nhưng anh biết bố mẹ không vừa lòng.
Rồi đến chuyện sinh con, lấy nhau xong anh muốn có con luôn, còn cô thì muốn kế hoạch, bởi năm sau sinh con mới đẹp, mới thông minh. Sau này con phải giống em chứ không thể giống anh được. Lời nói vô tâm của cô nhưng cũng khiến anh buồn lòng.
Cứ thế, mọi ý kiến của anh từ nhỏ đến lớn đều bị cô gạt phắt đi, mâu thuẫn của vợ chồng từ đó cứ lớn dần. Anh cảm thấy mình như một người thừa trong gia đình, là chồng mà tiếng nói không có một trọng lượng nào.
Trong lúc chán nản, anh gặp Lan - một cô gái góa chồng mới chuyển đến Công ty. Ban đầu chỉ là nghe cô tâm sự nỗi buồn, cô đơn sau khi chồng cô bị tai nạn giao thông qua đời. Rồi từ những giúp đỡ nho nhỏ từ đóng cái đinh, kê cái tủ..., anh và Lan dần đi quá giới hạn. Ở bên Lan, anh thấy được mình còn có ích.
Còn yêu vợ, biết là có lỗi với vợ, nhưng chỉ khi ở bên Lan anh mới cảm nhận được mình còn là một người đàn ông. Anh biết, anh và Lan chỉ là cần nhau trong lúc cô đơn, nhưng anh lại không biết phải làm gì để có thể tìm được hạnh phúc, tìm được tiếng nói chung với vợ. Anh cũng không biết, nếu Vân biết anh phản bội mình, cô sẽ ra sao!
Theo Eva
Làm vợ tiến sĩ mà như osin trong nhà Chị bảo, chồng hách dịch, hay mắng chửi nhưng chưa bao giờ đánh vợ. Thế nên chị nhẫn nhịn để giữ gia đình. Cứ tưởng rằng những ông chồng trí thức cao sẽ biết cách "đối nhân xử thế" nhưng ai ngờ có những ông chồng học hàm học vị đầy mình mà vẫn giữ thói gia trưởng, coi thường vợ con. Hơn...