Nhức nhối vi phạm “bóng cười”: Không thể mãi “bắt cóc bỏ đĩa” (kỳ cuối)
Dù lực lượng chức năng liên tục ra quân truy quét, xử lý vi phạm về “ bóng cười”, song các cơ sở kinh doanh bị xử phạt nhiều lần vẫn tái phạm.
Người sử dụng không bị xử phạt, lợi nhuận “khổng lồ” từ “bóng cười” cộng với những chế tài lỏng lẻo, thiếu sự răn đe đã khiến cho công tác phòng, chống vi phạm này gặp nhiều khó khăn, đối tượng kinh doanh bị xử lý nhiều lần “nhờn luật”.
Khó khăn trùng điệp bủa vây
Qua ghi nhận của PV, hiện loại hình các cơ sở kinh doanh có sử dụng nhạc và biểu diễn nghệ thuật như nhà hàng, quán cà phê hoặc với một số tên gọi khác như bar, pub, club, lounge… Các cơ sở kinh doanh trên được thiết kế trong không gian kín, phục vụ đồ uống (có cồn hoặc không cồn), đồ ăn và nghe nhạc.
Cần phải tăng hình thức xử phạt, siết chặt quản lý đối với hoạt động mua bán, kinh doanh “bóng cười” để ngăn ngừa những hệ lụy xảy ra. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, nhiều cơ sở hoạt động biến tướng, thiết kế tường cách âm, chỉ chuyên phục vụ đồ uống có cồn, sử dụng nhạc mạnh, có bàn và người chơi DJ trực tiếp biểu diễn nghệ thuật, sử dụng shisha, khí N2O…tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về ANTT. Chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần khách của các cơ sở trên là những đối tượng có nhân thân phức tạp, thanh, thiếu niên, lợi dụng các cơ sở kinh doanh này là nơi tàng trữ, sử dụng, mua bán chất ma túy. Do lợi nhuận cao trong việc kinh doanh khí N2O nên một số cơ sở cố tình hoạt động lén lút với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau để kinh doanh sử dụng shisha, “bóng cười”.
Thực tế, các cơ sở kinh doanh có sử dụng nhạc và biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đặc thù có quy mô nhỏ, lẻ. Do ở khu phố cổ, phố cũ, các chủ cơ sở tận dụng, cải tạo công năng nhằm tối đa diện tích sử dụng kinh doanh nên các điều kiện về an toàn PCCC không được đảm bảo. Thủ tục cấp đăng ký kinh doanh đơn giản, không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT. Chủ cơ sở đầu tư nhiều tiền với nhiều hạng mục quy mô khác nhau. Nhiều cơ sở kinh doanh thiếu điều kiện an toàn để hoạt động như không đảm bảo về an toàn PCCC, an toàn về ANTT, tuy nhiên khi kiểm tra phát hiện vi phạm, dù lực lượng chức năng kiến nghị để đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn trong chế tài và quy định đối với nội dung này.
Chỉ huy Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đánh giá, qua kiểm tra, các vi phạm tại cơ sở kinh doanh thường mang tính chất hành chính, do đó chế tài xử lý đối với chủ cơ sở chưa mạnh, không đủ sức răn đe. Việc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng không được các chủ cơ sở quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, do bình chứa khí N20 là hàng hóa thuộc danh mục chất hạn chế, do vậy việc xử lý tang vật còn gặp nhiều khó khăn, chưa có quy trình hướng dẫn xử lý cụ thể nên chưa đảm bảo về tiến độ thời gian khi xử phạt vi phạm hành chính.
Thượng tá Bùi Văn Đang, Phó Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, do lợi nhuận cao trong việc kinh doanh sử dụng khí N2O nên một số cơ sở cố tình lén lút với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau để kinh doanh sử dụng shisha, “bóng cười”. Với những đặc điểm riêng biệt, đặc thù của quận Hoàn Kiếm cũng là điều kiện các cơ sở phát triển, mở rộng kinh doanh, các đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật. Hiện cũng do chưa được quy định cụ thể trong luật, thanh, thiếu niên chưa nhìn thấy ngay hậu quả của việc sử dụng khí N2O tác động đến sức khỏe con người nên chủ cơ sở vẫn lén lút kinh doanh khí N2O, số người sử dụng vẫn lao vào hít “khí cười”.
Video đang HOT
Cũng theo chỉ huy Công an quận Hoàn Kiếm, một trong những khó khăn, đó chính là loại hình kinh doanh như nhà hàng có sử dụng nhạc, biểu diễn nghệ thuật, quán cafe có nhạc, Pub, lougne…hiện chưa được quy định trong các danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ nên không cần cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT.
Những cơ sở này chỉ được đưa vào diện quản lý theo Kế hoạch số 229/KH-CAHN-PC06-PV01 ngày 1/8/2019 của Công an TP Hà Nội đối với các cơ sở dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh vi phạm pháp luật để có kế hoạch phân công, phân cấp quản lý phòng ngừa xảy ra vi phạm. Chính vì vậy, dù cơ sở vi phạm nhiều lần song để rút giấy phép kinh doanh lại không hề đơn giản. Thực tế trên đã khiến các chủ cơ sở thêm “nhờn luật”, phớt lờ quy định. Chưa hết, do lợi nhuận cao trong việc kinh doanh sử dụng khí N2O nên một số cơ sở bất chấp việc bị xử phạt, cố tình lén lút, với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau để kinh doanh sử dụng shisha, bóng cười.
Cần chế tài xử lý đủ mạnh
Theo Bộ Công thương, N2O là loại khí thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, do Bộ Công Thương cấp phép sản xuất, kinh doanh. Khí N2O là nguyên liệu không thể thiếu cho ngành sản xuất công nghiệp như ngành điện tử, sản xuất thực phẩm, sử dụng trong y tế…
Tuy nhiên, trong lĩnh vực giải trí, Việt Nam chưa có quy định pháp lý về việc sử dụng khí N2O. Do đó, vấn đề cần quản lý hiện nay là hiện tượng sử dụng khí N2O sai mục đích tại các tụ điểm vui chơi giải trí, gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng, an ninh trật tự xã hội.
Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã có các hành vi vi phạm như kinh doanh không có giấy phép, khai báo không đúng mặt hàng nhập khẩu, trà trộn khí N2O lẫn với các mặt hàng khác, vì vậy, cần thiết phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu khí N2O và ngăn ngừa hành vi sử dụng N2O cho mục đích vui chơi, giải trí. Trên cơ sở nhận định đặc tính nguy hiểm và dễ bị lạm dụng cho các mục đích vui chơi, giải trí bất hợp pháp, Bộ Công thương đề xuất Chính phủ đưa N2O vào danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP nhằm quản lý chặt chẽ hơn các tổ chức, cá nhân kinh doanh N2O.
Hiện, N2O không nằm trong danh mục các chất ma túy và tiền chất được ban hành theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ mà là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công thương. Cụ thể, N2O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất), chủ yếu sử dụng để gây tê, giảm đau trong lĩnh vực y tế hoặc dùng để đóng gói, bảo quản thực phẩm.
Hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O được xử lý theo các quy định tại Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Ví dụ, Điều 10 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định: “Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định; b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực. Hay như, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất”.
Như vậy, việc nhập khẩu, mua bán… chất khí N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội được phép thực hiện nhưng pháp luật quy định chặt chẽ. Mặc dù N2O không nằm trong danh mục các chất ma túy và tiền chất nhưng trước tình hình giới trẻ sử dụng “bóng cười” gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng (nhất là sử dụng đồng thời với ma túy tổng hợp, chất hướng thần, như vụ việc xảy ra tại Công viên nước Hồ Tây, Hà Nội khiến 7 người tử vong), trong thời gian qua, Bộ Công an đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý. Từ ngày 16/10/2018, Bộ Công an đã ban hành Công điện số 410 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh quyết liệt với tội phạm mua bán, tổ chức, chứa chấp, lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt tại cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và các sự kiện, lễ hội.
Bộ Công an cũng phối hợp Bộ Công thương, Bộ Y tế, Quản lý thị trường, Hải quan… đánh giá tình hình nhu cầu thực tế sử dụng khí N2O trong nước để có biện pháp siết chặt trong nhập khẩu và bổ sung quy định quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán, kinh doanh khí N2O trong nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các mặt hàng hóa chất không rõ nguồn gốc, ngăn chặn thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam; yêu cầu cơ sở kinh doanh ký cam kết không bán “bóng cười” (do không phải là hóa chất cấm mua bán) vào mục đích sử dụng cho con người, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên về tác hại của “bóng cười”…
Hiện, Bộ Công an tiếp tục phối hợp lực lượng chức năng nắm tình hình, xác định thực trạng sử dụng “bóng cười” và các chất hướng thần mới ở trong nước, tham khảo quy định của Ban Kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) và các nước trên thế giới về các chất này, khi có đủ căn cứ sẽ đề xuất Chính phủ đưa vào danh mục các chất ma túy và tiền chất để có căn cứ đấu tranh, xử lý các đối tượng mua bán, vận chuyển, sản xuất, tổ chức sử dụng trái phép các chất này.
Trước mắt, việc cần nâng cao mức xử phạt, rút giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh “khí cười” trái phép cũng như xử phạt nghiêm đối tượng sử dụng “khí cười” không nằm trong danh mục chữa bệnh ở các cơ sở y tế, phục vụ y tế sẽ góp phần hiệu quả hơn trong quản lý, phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm này.
Thu giữ hàng chục bình “khí cười” tập kết trong nhà kho
Ngày 18/2, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 phát hiện, thu giữ hàng chục bình “khí cười” được cất giấu trong nhà kho. Đây là số bình “khí cười” không rõ nguồn gốc, có khả năng sẽ được tuồn vào những quán bar phục vụ thanh, thiếu niên sử dụng.
Trước đó, đêm 17/2, Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 ập vào kiểm tra điểm tập kết hàng tại số 120 Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện 67 bình khí chứa N2O các loại. Số bình này khá đa dạng, có trọng lượng từ 10-15kg, với tổng trọng lượng lên tới gần 90kg “khí cười”. Ngoài hàng chục bình “khí cười”, tổ công tác còn phát hiện hàng chục kg bóng bay dùng để san chiết khí.
Chủ số hàng trên là Nguyễn Huy Long (SN 1999, trú tại ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, Nguyễn Huy Long không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của số hàng trên. Bản thân Long cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất theo quy định.
Thông tin với PV, đại diện tổ công tác cho biết, đây không phải là lần đầu đơn vị phát hiện, thu giữ số lượng bình “khí cười” lớn như trên. Trước đó, vào cuối năm 2022, Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với Quản lý thị trường đã phát hiện và thu giữ tại một nhà kho ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy hàng chục bình “khí cười”. Số bình “khí cười” này được những chủ hàng mua thu gom ở nhiều đầu mối, tập kết lại rồi chuyển bán cho các quán bar, nhà hàng để phục vụ thanh, thiếu niên hít “bóng cười”. Với giá trị lợi nhuận cao, nhiều đối tượng vẫn lén lút tìm đủ mọi cách để mua bán, vận chuyển tàng trữ và sử dụng trái phép “bóng cười” trên địa bàn thành phố. (Hoàng Phong)
Đà Nẵng: Bắt 'trùm' ma túy 21 tuổi cùng người tình 17 tuổi
Ngày 14.2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an TP.Đà Nẵng tạm giữ hình sự 3 nam nữ trong đường dây ma túy mới nổi.Trong đó, 'trùm' ma túy chỉ mới 21 tuổi.
Các nghi phạm trong đường dây ma túy bị tạm giữ gồm: Trần Văn Sinh (21 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu), N.M.Q. (17 tuổi, ngụ Q.Hải Châu), Lê Hồng Phi (22 tuổi, ngụ P.Hòa Khê, Q.Thanh Khê, cùng TP.Đà Nẵng).
Các nghi phạm (từ trái qua: Phi, Sinh và Q.). Ảnh VĂN TIẾN
Trước đó, đầu tháng 2.2023, lực lượng trinh sát địa bàn Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy phát hiện một nhóm mua bán ma túy mới nổi. Nhóm này tuổi đời còn rất trẻ, trung bình khoảng 20 tuổi, thường xuyên tụ tập tại các tụ điểm ăn chơi như bar, pub, karaoke trên địa bàn TP.Đà Nẵng để sử dụng và mua bán trái phép ma túy.
Đặc biệt, nhóm này có cả nữ tham gia đường dây, trong đó chiêu mộ nhiều nữ tiếp viên tụ điểm ăn chơi tham gia chào mời, gợi ý khách mua ma túy sử dụng.
Theo dõi, lực lượng trinh sát nhận thấy, mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng các dân buôn ma túy này rất sành sõi trong chuyện sử dụng và mua bán ma túy. Trong đó, ông trùm mới nổi ở các tụ điểm ăn chơi chỉ 21 tuổi là Trần Văn Sinh; người yêu Sinh là N.M.Q. tuy mới 17 tuổi nhưng đã bỏ nhà cùng Sinh thuê căn hộ chung sống như vợ chồng. Còn Lê Hồng Phi là "người vận chuyển", cùng Q. đi giao ma túy theo chỉ đạo của Sinh.
Số ma túy thu giữ được. Ảnh VĂN TIẾN
Lúc 0 giờ 10 ngày 12.2, lực lượng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy đột kích căn hộ trên đường Xuân Hòa 1, P.Thanh Khê Đông (Q.Thanh Khê), bắt quả tang Trần Văn Sinh, Lê Hồng Phi và N.M.Q đang mua bán trái phép ma túy.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 16 viên thuốc lắc, khoảng 30 gr hàng khay Ketamine, 1 cân điện tử cùng một số tang vật khác. Sinh khai nhận số ma túy trên vừa mua về để cùng người yêu N.M.Q. sử dụng và bán lại kiếm lời.
Kết quả kiểm tra nhanh, cả 3 nghi phạm đều dương tính ma túy. Ngoài ra, lực lượng công an còn xử lý 2 dân chơi vừa mua ma túy của đường dây này để sử dụng.
Điên dại trong mê cung "bóng cười" - Kỳ 1 Chỉ vài trăm nghìn đồng, một "dân chơi" dễ dàng mua được "bóng cười" để phê pha. Có không ít thanh thiếu niên quan niệm, vào quán bar mà không có "bóng cười" sẽ được xem là "lạc hậu". Để đáp ứng nhu cầu của những "dân chơi" này và đặc biệt nhận thấy lợi nhuận rất lớn từ việc kinh doanh "bóng...