Nhức nhối tình trạng lấn chiếm kênh rạch tại TP.HCM
Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn TP.HCM, tình trạng lấn chiếm sông, kênh, rạch, trở nên đáng báo động, số vụ vi phạm lấn chiếm và xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ ngày càng gia tăng. Thế nhưng, việc xử lý vi phạm lại thiếu kiên quyết.
Vi phạm tăng
Theo ghi nhận của PV vào cuối tháng 4/2012, dọc các tuyến sông Sài Gòn, Đồng Nai, Cây Khô, Tân Hoá – Lò Gốm, rạch Xóm Củi, Giồng Ông Tố… hầu như các công trình xây dựng nhà cửa lẫn buôn bán kinh doanh đều nằm san sát nhau trên hành lang an toàn đường sông.
Điển hình như quận 2, 9, 12, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Nhà Bè… các vụ vi phạm lấn hành lang sông, kênh, rạch, diễn ra rất phổ biến.
Tại quận 9, đã có 15 trường hợp xây dựng lấn chiếm hành lang sông, kênh, rạch. Cụ thể, chúng tôi đã đếm được trên rạch Bà Cua – Ông Cày đã có tới 4 vụ vi phạm, có thể kể ra như tại Km 03 700 bờ trái đường Gò Nổi, KP.3, P.Phú Hữu, một căn nhà với diện tích khoảng 100m2 được dựng lên ngay trong hành lang bảo vệ rạch, tuy nhiên không thấy chính quyền địa phương đến “hỏi thăm”.
Trong khi đó, tại quận 2, chỉ tính riêng tuyến rạch Giồng Ông Tố, có ít nhất 8 trường hợp xây dựng nhà ở lấn chiếm. Các vụ việc vi phạm chủ yếu là các nhà dân tự phát mọc lên. Tuy nhiên các công ty, doanh nghiệp tư nhân cũng không ngại lấn chiếm, điển hình là công ty Bình Thiên An tại Km 00 030, phía bờ tả rạch Giồng Ông Tố, phường Bình Trưng Tây, đã tự ý xây lên cầu dẫn bằng sắt dài gần 12m trên rạch, khiến cho nguy cơ sạt lở rất cao khi mùa mưa tới.
Hay như công ty TNHH Nhị Hiệp (64 đường Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9) đã tự ý đóng cừ tràm lấn chiếm rạch Trau Trảu trên diện tích gần 400m2 và vẫn được tồn tại đến thời điểm này.
Video đang HOT
Tình trạng lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM ngày càng gia tăng, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Lãnh đạo UBND phường An Phú (quận 2, nơi có 4 vụ vi phạm xảy ra), cho hay, các trường hợp vi phạm đều được phường xác minh và gửi hồ sơ lên UBND quận xử lý. Chính quyền phường cùng với quận luôn phối hợp chặt chẽ để xử lý dứt điểm các vụ vi phạm về hành lang kênh rạch.
Ngoài việc bị xây dựng công trình nhà ở lấn chiếm rạch, hiện nay trên các bờ sông, kênh, rạch ở TP.HCM còn bị một số người dân chiếm dụng làm nơi buôn bán, kinh doanh. Điển hình là dọc bờ sông Sài Gòn thuộc các quận 2, 4, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Nhà Bè… bị chiếm dụng bởi một loạt quán bán cà phê, nước giải khát, quán nhậu, nằm san sát nhau, không chỉ làm ảnh hưởng tới an toàn bờ sông mà còn gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại con sông được xem là “bộ mặt” của TP.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, trên địa bàn đã có tổng số 46 vụ vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường thủy tồn đọng từ năm 2000 đến năm 2010. Trong năm 2011, Sở GTVT đã phát hiện 97 trường hợp vi phạm, tăng 385% vụ so với năm 2010 và nâng tổng số vi phạm lên 112 vụ từ trước tới nay, bao gồm tuyến đường thuỷ do trung ương và địa phương quản lý. Công tác xử lý vi phạm nói trên là 31 trường hợp, rải đều tại các quận, huyện trên địa bàn TP.
Cần xử lý nghiêm
Ban quản lý Khu quản lý đường thủy nội địa, thuộc Sở GTVT TP.HCM, nhận định, các quận Bình Thạnh, 2, 7, 9 và huyện Nhà Bè là những nơi xảy ra vi phạm nhiều nhất. Việc người dân đóng cừ tràm, cất nhà lá ven sông đến những công trình bê tông kiên cố mọc lên thời gian qua, đã làm tăng thêm gia tải, biến đổi dòng chảy dẫn đến nguy cơ sạt lở cao. Hệ quả nữa là việc này làm mất quỹ đất công cộng, phá vỡ cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường, điều hòa dòng chảy và hạn chế chức năng giao thông thủy.
Ông Phan Hoàng Trí – Phó Giám đốc Khu quản lý đường thủy nội địa, thuộc Sở GTVT TP, cho biết, nguyên nhân làm cho tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường thuỷ trên địa bàn thành phố chủ yếu vẫn do sự thiếu ý thức và tự giác từ người dân, đa số các vụ lấn chiếm đều xảy ra ở các hộ gia đình nghèo, xây tạm bợ các nhà tranh, nhà lá thiếu kiên cố. Trong khi, một số cửa hàng buôn bán kinh doanh lại cố tình vi phạm vì lợi nhuận trước mắt.
Tình trạng lấn chiếm hành lang đường thuỷ nội địa, vô hình chung sẽ gây mất an toàn cho các tuyến bờ và chính các trường hợp vi phạm.
Điều đang nói ở đây là việc xử phạt của chính quyền địa phương thiếu kiên quyết và chưa quan tâm đúng mức đối với công tác tuần tra, xử lý vi phạm, dẫn tới tình trạng bỏ sót hầu hết các trường hợp lấn chiếm, gây bức xúc cho người dân. Ngoài ra, lực lượng xử phạt của các địa phương còn yếu chuyên môn và thiếu về con người, làm cho việc phát hiện và xử lý vi phạm cũng gặp khó khăn.
Trong khi đó, theo chỉ thị số 09/2010/CT-UBND ngày 11/3/2010 của UBND TP, giao cho Khu quản lý đường thuỷ nội địa có chức năng theo dõi, phát hiện và báo cáo các vụ vi phạm cho các quận, huyện, trực tiếp xử lý. Khó khăn nữa là khi đã phát hiện vi phạm, giữa các cơ quan chức năng lại có quan điểm khác nhau trong việc xử lý, người bảo vi phạm, người bảo không.
Do đó, nhà nước và UBND TP cần hỗ trợ hơn nữa cho các địa phương về nguồn nhân lực (đặc biệt, lực lượng có sự am hiểu về sông nước), kinh phí, phương tiện… để có thể làm tốt hơn công tác phát hiện, xử phạt và tiến tới đẩy lùi các vụ vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường thuỷ trên địa bàn thành phố, ông Trí kiến nghị.
Theo quyết định 150/2004/QĐ-UBND của UBND TP quy định về hành lang an toàn đường thuỷ bao gồm 4 cấp: Sông cấp 1, 2 (quy định hành lang an toàn từ mép bờ cao trở vào bờ) là 50m. Trong phạm vi này sẽ không được phép xây dựng kiên cố, không được cơi nới đối với những nhà đã có sẵn. Quỹ đất này được dành cho các mục đích công cộng, như: Xây dựng đê điều, đường giao thông, phòng chống bão lụt, công viên, trồng cây xanh… Tương tự, cấp 3 và 4 là 30m/bên, cấp 5 và 6 20m/bên và chưa phân cấp là 10m/bên.
Giang Uyên
Theo Infonet
Rác "đè chết" kênh
Đó là trường hợp kênh Tân Hóa, đoạn chảy qua đường Hòa Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM. Từ nhiều năm nay, mặc dù các cơ quan chức năng vẫn định kỳ tổ chức vớt rác, khai thông dòng chảy nhưng trên mặt kênh thường xuyên dày đặc rác.
Rác đủ loại, từ túi nilông, thùng xốp, giày dép cho tới... một bộ ghế xôpha cũ, từ phía thượng nguồn theo nước dồn xuống đến đoạn cống xả qua đường Hòa Bình thì ách lại và nêm chặt đến mức một người đàn ông có thể đi đứng trên đó mà không bị chìm (ảnh).
Trước tình hình con kênh bị rác "đè chết", trưa 27-2, hai công nhân thoát nước đô thị đã đến nơi để dựng rào chắn bảo vệ một cửa cống thoát nước từ khu dân cư đổ ra con kênh này không bị rác lấp miệng.
Theo Tuổi trẻ
Hà Nội: Hàng chục hộ dân ồ ạt xây nhà không phép tại quận Cầu Giấy Liên tục những ngày qua, hàng chục hộ dân ngang nhiên tiến hành xây dựng ồ ạt các công trình không phép trên mặt đường Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điều đáng nói là chính quyền cơ sở đã "làm ngơ" trước tình trạng trên. Hàng chục hộ dân đang ồ ạt xây dựng không phép tại đường Trần Quốc...