Nhức nhối thực trạng quảng cáo game online theo kiểu… 18+
Quảng bá game online bang những trang web dạng 18 rõ ràng là hướng đi lợi bất cập hại cho toàn bộ ngành game online Việt Nam.
Từ trước đến nay, làng game Việt Nam đã chứng kiến không ít những chiêu quảng bá tựa game online theo cách chẳng giống ai của những nhà phát hành. Đôi khi đó đơn giản chỉ là những fanpage, trên Facebook hay những trang teaser với mục đích xã hội hóa chiến dịch PR tựa game của các nhà phát hành.
Tuy nhiên cũng có không ít lần, game thủ Việt đã phải “mắt chữ O, mồm chữ A” với những chiêu quảng cáo tương đối &’dị’ của các NPH: Nói một đằng, làm một nẻo (Quảng cáo game một đằng, đến khi game ra mắt lại khác hoàn toàn), đặt tên game gây sốc, dựa trên những từ ngữ giới trẻ hay sử dụng, đôi khi với ý nghĩa không được văn minh cho lắm…
Thế nhưng có thể nói, cách quảng cáo sản phẩm sẽ được đề cập trong bài viết lần này đã và đang là một trong những chiêu PR game “dị giáo” bậc nhất làng game, cả trong nước cũng như quốc tế. Đó chính là những pop-up trang web được &’trá hình’ dưới dạng mini game dành cho người lớn, nhưng thực chất là một cái bẫy dụ người chơi đăng ký thưởng thức game online của các nhà phát hành Việt.
“Tương đối… bổ mắt”
Nếu bạn đọc có kinh nghiệm tham gia nhiều diễn đàn trực tuyến khác nhau tại Việt Nam, không chỉ riêng game, thì có lẽ chắc chắn các bạn sẽ phần nào hiểu được điều GameK đang muốn đề cập tới. Một ngày nọ, bạn vào diễn đàn ưa thích của mình, vừa click được vào một chuyên mục thì bỗng nhiên một cửa sổ trình duyệt khác dạng pop up hiện ra.
Video đang HOT
Bạn ngỡ ngàng khi đập vào mắt mình là hình ảnh của một thiếu nữ xinh đẹp, “chuẩn không cần chỉnh”, kèm theo đó là những câu nói với nội dung tương đối “gạ gẫm”, thôi thúc không ít người, đặc biệt là các bạn nam click thử vào.
Thế rồi ngay lập tức, trang web này yêu cầu bạn phải đăng ký tài khoản để tiếp tục. Và rồi kết quả dẫn đến đâu chắc hẳn các bạn cũng đã đoán ra: Trang chủ của một tựa game online (thường là webgame). Mà trong đó, các bạn có thể yên tâm là những màn… âu yếm người đẹp xinh như mộng trong trang pop up nọ sẽ ở một nơi mà chính những người chơi game online kia cũng chưa tìm ra!
Rõ ràng không phải bất kỳ ai cũng mắc bẫy các nhà phát hành, đơn giản vì nhiều cư dân mạng phản hồi rằng cách tiếp thị này khá phản cảm. Tuy nhiên cách quảng bá game online như thế này có vẻ như vẫn thu hút được một số lượng người chơi nhất định, vì vậy số lượng những tựa game sở hữu cách quảng cáo “ nóng mắt” này ngày một tăng cao.
Dưới đây là một vi dụ điển hình: Ảnh chụp màn hình một trang pop-up với đường dẫn tanglong… đã được game thủ gửi về ban biên tập GameK. Trong đó hình chụp lấy từ một tựa game 18 của Nhật Bản, với hình mẫu một thiếu nữ trẻ tuổi được hiển thị. Bên cạnh là dòng chữ “Sex Game” được hiển thị rất to và rõ ràng:
Thế nhưng khi click vào bất kỳ vị trí nào trên trang web này, một ô cửa sổ đăng ký tài khoản hiện ra. Đây là trang web thuộc quyền quản lý của một trong những webgame mới ra mắt gần đây tại Việt Nam:
Một ví dụ khác có phần nóng bỏng hơn được tung ra ở trang web phitien… Thậm chí trang web này còn đưa ra không ít những lựa chọn dành cho các nam game thủ, với nội dung rất dễ liên tưởng đến những game flash với nội dung chỉ dành cho người lớn đang tồn tại nhan nhản trên internet hiện nay. Và dĩ nhiên, giống như trang pop-up được đề cập ở trên, một ô đăng ký tài khoản sẽ lại xuất hiện.
Lợi bất cập hại
Cái lợi duy nhất mà cách quảng cáo game online như thế này đem lại cho các nhà phát hành đó là tăng phần nào số lượng người chơi game. Trên thực tế, sau một thời gian bùng nổ, số lượng công dân mạng “ăn quả lừa” cũng đã và đang dần ít đi.
Nhưng cũng chính cách quảng bá game như vậy lại mang đến không ít những điều tai hại cho không chỉ nhà phát hành tựa game nọ, mà còn là cả ngành công nghiệp game Việt Nam. Việc những Promo-Girl với quần áo thiếu vải xuất hiện rất đông tại các sự kiện game như ChinaJoy là một trong những cách thu hút game thủ đến với gian hàng của các nhà phát hành game, điều này không cần bàn cãi. Tuy nhiên, sử dụng hình ảnh những cô gái nóng bỏng để… lừa cộng đồng mạng lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Một mặt, chính những quảng cáo như thế này khiến người chơi mất đi lòng tin của mình vào game online, vào nhà phát hành. Họ nghĩ rằng một khi đã vào chơi game, lấy gì đảm bảo nhà phát hành và game master không “lừa” họ, giống như lúc họ bị &’lừa’ vào game?
Mặt khác, cái hại rộng hơn, đó chính là cái nhìn của cộng đồng vào bộ mặt của game online Việt Nam. Chẳng lẽ những tựa game được đầu tư công phu, mua về với số tiền lên đến 10 con số mà lại phải sử dụng những chiêu trò như thế này để quảng bá? Chưa kể, cách làm như thế này của các nhà phát hành rất dễ khiến cho xã hội ngộ nhận về game online, khía cạnh vốn đã không có được sự quan tâm tích cực cần thiết.
Chính vì thế, lời nhắn gửi đến các nhà phát hành game online Việt là, không cần phải “Hữu xạ tự nhiên hương”, mỗi tựa game đều xứng đáng có được những chiến dịch PR quảng bá có đầu tư và lên kế hoạch đầy đủ, hơn là việc sử dụng những trang pop-up đầy phản cảm để câu kéo người chơi. Xin đừng vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến cả một thị trường game online Việt về sau.
Theo GameK
Con Đường Tơ Lụa hào phóng chi hàng trăm triệu để tri ân game thủ
Trong suốt chặng đường 7 năm này, CĐTL đã vượt qua biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió, và vẫn giữ được một lượng người chơi đông đảo, một điều mà không phải bất kỳ một game kỳ cựu nào cũng có thể làm được.
Nhằm gửi lời tri ân sâu sắc tới tất cả các game thủ đã gắn bó với CĐTL trong suốt chặng hành trình vừa qua, NPH VDC-Net2E đã quyết định dành tặng cho các câu lạc bộ 1000 Vipcode trị giá 200 tr VNĐ, kèm theo đó là một số lượng lớn Vipcode dành cho cộng đồng CĐTL với tổng trị giá lên tới 500 tr VNĐ.
Có thể nói đây là một sự kiện đáng chú ý trong làng game, khi mà các NPH mạnh tay chi một số tiền khủng như thế cho gamer, điều này thể hiện được sự quan tâm lớn của NPH VDC_Net2E tới cộng đồng game CĐTL.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - trưởng dự án CĐTL tâm sự: "Kể từ khi bước chân vào làng game, CĐTL đã trải qua rất nhiều những khó khăn, nhưng nhờ sự ủng hộ từ cộng đồng game thủ, dự án này của chúng tôi mới có thể đứng vững được như ngày hôm nay. Cá nhân tôi nói riêng và dự án CĐTL thực sự cảm ơn tất cả các bạn đã ủng hộ đứa con tinh thần của chúng tôi trong suốt thời gian qua, và cả trong một chặng đường dài trước mắt."
Theo GameK
'Hô hào quyên góp' cho làng game Việt KickStarter từ khi ra mắt vào năm 2009 đã trở thành cái nôi giúp không ít game cả online lẫn offline trên thế giới có cơ hội đến tay game thủ. Thế nhưng liệu rằng mô hình tưởng chừng như hoàn hảo này có hiệu quả tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng theo dõi bài viết tản mạn sau đây. Đối với...