Nhức nhối nô lệ thời hiện đại
Về lý thuyết, chế độ nô lệ đã bị xoá bỏ cách đây 150 năm song tàn dư của nó vẫn tiếp tục tồn tại cho tới hôm nay và biến tướng hết sức nhức nhối khiến LHQ phải lên tiếng cảnh báo.
Nhiều trẻ em Ghana phải bỏ học để đi đánh cá
Phát biểu nhân Ngày quốc tế tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây dương (27-3), Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Nassir Abdulaziz Al-Nasser đã kêu gọi cộng đồng thế giới loại trừ mọi hình thức nô lệ hiện đại. Theo ông Al-Nasser, chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ vẫn còn dư chấn đến ngày nay và tiếp tục gây ra sự thù hận, phân biệt chủng tộc, định kiến, phá hoại các lục địa và các nước, gây bất bình đẳng kinh tế xã hội sâu sắc.
Trong suốt 4 thế kỷ, châu Phi là nơi có nhiều nạn nhân nô lệ nhất thế giới khi hàng triệu người bị bắt và bán sang châu Mỹ. Vậy mà sang tới thế kỷ 21 châu lục này vẫn là nơi có nhiều người bị biến thành nô lệ. Theo số liệu của LHQ, 28 triệu người châu Phi đã bị bắt, bị cưỡng bức rời khỏi quê hương và bị bán thành nô lệ chủ yếu tại các thuộc địa ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, khu vực Caribe và các đảo ở Đại Tây Dương.
Tất nhiên, nô lệ thời hiện đại đã biến tướng rất nhiều so với chế độ nô lệ hàng trăm năm trước đây. Nô lệ hiện đại có thể là những phụ nữ, trẻ em bị lao động khổ sai trong các nhà máy, công trình, đồng ruộng… Nô lệ hiện đại cũng có thể là các bé gái, phụ nữ bị bóc lột tình dục trong các nhà chứa khắp nơi trên thế giới hay trẻ em buộc phải cầm súng.
Video đang HOT
Văn phòng Phòng chống Ma tuý và Tội phạm LHQ (UNODC) cho rằng hiện có trên 2,4 triệu người đang bị bóc lột sau khi bị bọn tội phạm buôn bán. Trong khi đó, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho biết, hàng năm trên thế giới có tới 12,3 triệu người bị các mạng lưới tội phạm quốc tế bắt giữ và buộc phải lao động trong các điều kiện vô nhân đạo như nô lệ.
Nhằm loại trừ mọi hình thức nô lệ hiện đại, LHQ cho rằng đây là một cuộc đấu tranh kiên trì và lâu dài thông qua luật pháp, giáo dục và hợp tác quốc tế nhằm tạo ra những thay đổi mạnh mẽ và cần thiết về nhận thức, thái độ, hành động cũng như tập quán của con người. Bên cạnh đó cũng cần phải trừng phạt nghiêm khắc tội phạm, đồng thời giúp đỡ các nạn nhân vô tội giành lại cuộc sống và phẩm giá, đảm bảo loại trừ vĩnh viễn mọi hình thức nô lệ.
Theo Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Al-Nasser, các nước thành viên LHQ cần nỗ lực không mệt mỏi để loại trừ mọi hình thức biến tướng của chế độ nô lệ. Đó là các hình thức phân biệt chủng tộc, buôn bán người, bóc lột tình dục, lao động trẻ em, hôn nhân cưỡng bức, cưỡng bức trẻ em vào lính trong các cuộc xung đột vũ trang…
Nhắc nhở để thế giới không bao giờ quên về số phận bi thảm của hàng chục triệu nạn nhân của chế độ nô lệ trong suốt 4 thế kỷ cũng như tiếp tục cuộc chiến hôm nay, LHQ đang thúc đẩy kế hoạch dựng tượng đài vĩnh cửu lên án chế độ nô lệ tại trụ sở chính của LHQ ở New York (Mỹ). Cũng trong năm nay, LHQ cũng đã và đang tổ chức nhiều sự kiện để vừa tưởng nhớ các nạn nhân nô lệ vừa nhấn mạnh tới các hình thức nô lệ hiện đại cần loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống nhân loại.
Góc khuất những khu đèn đỏ ở Anh
Câu chuyện đặc biệt của Marinela Badea, nữ sinh 17 tuổi người Romania đã hé lộ góc khuất về giới buôn người bẩn thỉu, đầy bạo lực đồng thời làm dấy lên những tranh cãi gay gắt về ngành công nghiệp tình dục ở nước Anh.
Khi cảnh sát có mặt tại khu đèn đỏ Shangri-La ở Manchester, Anh, nơi này khá yên tĩnh. Marinela Badea bị đánh thức bởi những tiếng động của một cuộc vây quét. Vài phút sau, trong một buổi sáng trời xám xịt ở Manchester, cô và hơn chục phụ nữ khác bị còng tay và bước ra khỏi một phòng massage. Marinela bị Cảnh sát chống tội phạm tình dục Manchester bắt giữ. Và đây cũng là ngày đầu tiên cô không bị bắt ép quan hệ tình dục kể từ khi bị đưa sang Anh cách đây 6 tháng.
Theo điều tra của cảnh sát, Marinela là một trong những nạn nhân của kẻ có tên là Bogdan Nejloveanu, 51 tuổi và con trai hắn ta, Marius, 23 tuổi - nhóm buôn người đến từ Romania mới đây đã bị nhận bản án dài nhất trong lịch sử nước Anh.
Marinela vẫn còn may mắn hơn nhiều cô gái cùng cảnh ngộ
Bắt cóc tại gia
Theo lời kể của bạn bè và gia đình Marinela, cô bị mất tích khi đang trên đường từ trường về nhà ở thị trấn Alexandria, cách Thủ đô Bucharest 2 tiếng lái xe. Tuy nhiên, mãi sau này, họ mới biết, khoảng 5h chiều một ngày giữa tháng 3-2008, khi cô đang cùng một người bạn học bài ở nhà thì nghe có tiếng gõ cửa. Bên ngoài là hai người đàn ông, một người có tên là Cornel, vốn nổi tiếng trong giới gái mại dâm ở địa phương, còn người kia cô chưa từng gặp, hắn tên gọi là Marius Nejloveanu.
Họ mời cô đi dự tiệc. "Tôi nói không đi vì đang làm bài tập, nhưng Cornel đã ép tôi đến chỗ tủ quần áo, đập đầu vào cánh tủ bắt thay đồ. Marius nhìn thấy thẻ căn cước của tôi để trên bàn liền lấy nó cùng chiếc điện thoại của tôi" - Marinela kể lại. Sau bữa tiệc, Marinela được đưa đến nhà một người họ hàng của Marius Nejloveanu ở gần Alexandria. Tại đó, chỉ vài giờ sau khi bị bắt cóc, cô đã bị hãm hiếp, và bị đánh đập khi cô đòi về nhà. Từ hôm đó, Marinela luôn bị giam trong ngôi nhà.
Marinela đã được "phù phép" thành một người 21 tuổi với tấm thẻ căn cước mới, sau đó được đưa đến Bucharest và sang nước Anh với lời hứa hẹn sẽ có được công việc tại một khách sạn. Ngày 3-4-2008, Marinela tới một trạm xe buýt ở trung tâm Birmingham.
Một phụ nữ xưng là bạn gái của Nejloveanu đưa cô tới một ngôi nhà ở ngoại ô Edgbaston, ở đó đã có hai cô gái người Romania. Marinela biết mình đã bị lừa khi họ hỏi cô có biết cách sử dụng bao cao su. Khi cô từ chối đi cùng các cô gái kia đến một nhà thổ gần đó, cô bị Nejloveanu đe dọa sẽ giết nếu bất hợp tác.
Tuyệt vọng và gần như không ăn uống gì, Marinela trở nên gầy mòn, người như bộ khung. Nejloveanu đánh đập cô tàn nhẫn và bắt ép cô quan hệ tình dục. Cuối cùng, không chịu nổi đòn tra tấn, Marinela phải nhẫn nhục chấp nhận. Nejloveanu bắt cô mặc những bộ đồ tắm sặc sỡ rồi đưa tới một nhà thổ núp bóng quán massage gần đó. Tất cả số tiền kiếm được, Marinela đều bị tịch thu hết.
Marinela cho biết cô phải "tiếp khách" liên tục, không dưới 10 người mỗi ngày và thường xuyên gặp phải những "khách hàng" hung hãn, sẵn sàng đánh đập nếu cô không làm theo ý chúng. Những người làm trong nhà tắm hơi - massage này được lệnh không cho Marinela ra ngoài. Một lần, cô thử bỏ trốn nhưng không thoát và cô bị Nejloveanu đánh thừa sống thiếu chết.
Những "chuyến hàng" từ Đông Âu
Theo điều tra mới đây của Hiệp hội Cảnh sát trưởng Anh, có gần 5.890 nhà thổ núp dưới bóng các quán massage, xông hơi và các địa điểm có sử dụng gái mại dâm bất hợp pháp ở Anh và Xứ Wales. Các địa điểm này sử dụng 1.242 lao động tình dục là các cô gái đến từ Đông Âu. Tuy nhiên, một cuộc điều tra toàn diện của cảnh sát Anh cho thấy, khoảng 17.000 gái mại dâm là người nhập cư làm việc trong các nhà thổ ở nước này, trong đó khoảng một nửa - 9.000 người đến từ Đông Âu và khoảng 4.000 người được xếp vào danh sách dễ gặp nguy hiểm, họ không nói được tiếng Anh, dễ bị khai thác để hoạt động tình dục, bị phụ thuộc vào những kẻ bảo kê và khó thoát khỏi chúng.
Cảnh sát Anh cũng phát hiện ít nhất 400 phụ nữ từ Đông Âu đã bị lừa bán sang đây và phải chịu đựng hoàn cảnh tương tự như Marinela. Họ là nạn nhân của những "chuyến hàng" từ các nước Đông Âu tới Anh. Tuy nhiên, con số thực tế chắc phải hơn thế nhiều lần. Theo lời kể của Marinela, chỉ tính riêng ở Birmingham, cô đã gặp khoảng 100 cô gái Romania "làm việc" trong các nhà chứa trá hình và rất nhiều người kể họ đã bị lừa và ép buộc. Trường hợp của Marinela đã dấy lên những tranh cãi về việc những phụ nữ nước ngoài bị lừa bán sang Anh làm gái mại dâm khi cảnh sát khó phân biệt, tiếp cận để giải cứu họ.
Hồi đầu tháng 2-2012, Marinela được đưa trở về quê nhà ở miền Nam Romania đoàn tụ với gia đình. Khi biết những chuyện con gái mình đã phải trải qua, ông Marin, bố Marinela đã tới đốt ngôi nhà của tên Marius Nejloveanu gần đó vốn được xây dựng bằng tiền hắn kiếm từ việc buôn người. Marinela dù sao vẫn còn may mắn, nhiều cô gái bị đánh đập rất tồi tệ và có những người không bao giờ được quay trở về. Cảnh sát xác định được tên Nejloveanu lừa bán 5 cô gái mang sang Anh bán, nhưng 7 cô gái khác ở Romania vẫn mất tích. Nỗi lo sợ bị trả thù của Marinela giờ đây đã được xua tan khi bố con Nejloveanu đã bị bắt giữ. Marinela hiện đang học nghề làm tóc và hoạt động trong các tổ chức nâng cao nhận thức chống buôn bán người. "Tôi rất hạnh phúc nếu có thể giúp các cô gái khác" - Marinela cười nói.
Theo ANTD
Nhật tưởng nhớ nạn nhân thảm họa sóng thần Người dân Nhật Bản cùng nhau tới những nghĩa trang và các khu vực trong vùng chịu thảm họa kép ngày 11/3/2011, để nhớ về những người thân của họ. Nhà sư Ryushin Miyabe đang cầu khấn trước bình đựng tro xương của những người đã mất trong thảm họa kép ở vùng đông bắc Nhật Bản cách đây một năm. Các bình...