Nhức nhối nạn vứt… con (Kì I)
Sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, ở trọ chung chạ nhau, không có thời gian tìm hiểu… nên công nhân yêu đương khá dễ dãi. Những cuộc tình chóng vánh, sớm nở tối tàn khiến con cái sinh ra trở thành món nợ.
Mới đây, nhiều người đã hết sức bức xúc trước việc một nữ công nhân (CN) 19 tuổi vừa vượt cạn xong liền vứt con ở mương nước thuộc phường Phước Long B, quận 9 – TPHCM. Đây không phải trường hợp hiếm hoi. Ngược lại, nạn vứt bỏ con mới sinh diễn ra ngày càng nhức nhối, nhất là ở những khu nhà trọ CN quanh các KCN.
Sinh ra từ… thùng mì
“Nó vừa sinh ra đã bị mẹ vứt ngoài bãi rác, kiến bu đỏ người. Nếu những người đàn bà đi lượm bao ni lông không kịp nhặt lên thì đứa bé này đã bị kiến cắn chết rồi” - ông Phan Văn Bảy, Phó Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, huyện Dĩ An – Bình Dương, chỉ một đứa trẻ bị bỏ rơi, rùng mình kể.
Trung tâm Nhân đạo Quê Hương nằm gần nhiều KCN như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Bình Chuẩn… nên “hứng” không ít đứa trẻ bị mẹ là CN vứt bỏ.
Đứa bé vừa nêu trên có phúc mới thoát khỏi vòng vây của bầy kiến nên ông Bảy đặt tên cho nó là Phúc. Hơn 7 năm làm việc tại trung tâm, ông Bảy không nhớ mình đã “sáng tác” bao nhiêu cái tên để đặt cho những đứa trẻ bị bỏ rơi. “Có đứa tôi phát hiện bị người ta bỏ trong thùng mì Hảo Hảo rồi vứt ngoài ngã ba đường. Tôi mang về và đặt tên cho nó là Hảo. Hảo giờ khôn lắm” – ông Bảy cho biết.
Một ngày khác khi vừa mở cổng, phát hiện một em bé đỏ hỏn nằm chơ vơ, ông Bảy nhặt vào và đặt tên là Cổng. Người ta nói tên Cổng nghe kỳ quá nên ông đổi thành Công… Ông Bảy đưa cho tôi xem những cái tên khác trong sổ hộ khẩu của “gia đình” có hàng trăm đứa con này, rồi lý giải nguồn gốc những cái tên mà ông còn nhớ.
Những đứa trẻ bị bỏ rơi quanh các khu nhà trọ công nhân gần những KCN ở Bình Dương
Trước hôm tôi đến vài ngày, trung tâm lại nhận thêm một đứa bé bị mẹ vứt bỏ. Hiện trung tâm đang nuôi dưỡng 332 trẻ bị bỏ rơi. Tôi ứa nước mắt khi ông Bảy dẫn vào phòng dành cho những đứa trẻ bị bỏ rơi mới nhặt về.
Trong một chiếc nôi lớn, 4 em bé chưa đầy 3 tháng tuổi nằm kế nhau. Có bé còn khá non yếu, đôi mắt chưa thể mở to nên thỉnh thoảng mới he hé mi nhìn khách. Có bé thiếu vắng bàn tay người mẹ nhưng vẫn nằm im ngậm bình sữa tự bú hàng giờ liền.
Khi tôi vô tình đánh rơi quyển sổ xuống nền nhà gây tiếng động, một bé đang ngủ giật mình khóc thét. Thế là gần 10 bé trong phòng nối nhau “oe oe” inh trời. “Bọn trẻ cùng bị bỏ rơi nên khóc thì cùng khóc một lượt như “hát đồng dao” vậy đó, khó dỗ cho nín lắm” – chị bảo mẫu nói. Tôi bâng khuâng tự hỏi liệu trên đời này có còn “khúc đồng dao” nào ẩn chứa bất hạnh và tội lỗi hơn thế không?
Quanh trung tâm, có rất nhiều khu nhà trọ CN. CN vốn chọn những nơi trọ với giá tiền càng rẻ càng tốt. Giá tiền thuê càng thấp thì khu trọ càng ẩm thấp, chật chội. Chúng tôi vào một khu trọ ọp ẹp có khoảng 15 phòng, trong đó 5 phòng có nhiều nam, nữ CN sống cảnh chung chạ.
Video đang HOT
“Tiết kiệm tiền trọ, 4-5 CN cả nam lẫn nữ hùn lại sống chung là chuyện thường ở đây. Ở lâu thì sinh tình cảm, ông bà ta đã nói “lửa gần rơm” mà” – ông Bảy nhận xét.
Ông Bảy cho biết ông từng xin việc cho một người quen vào làm bảo vệ một công ty lớn ở KCN. Công ty này xây 2 dãy phòng trọ cho CN lưu trú. Nhiệm vụ duy nhất của người bảo vệ này được ban giám đốc giao phó là từ 21 giờ đến sáng phải ngồi canh không cho CN nam léng phéng qua phòng CN nữ! “CN thường ở tuổi yêu đương, khó giữ mình lắm. Chỉ một phút không biết giữ mình là có thể vài tháng sau, ngoài vỉa hè, bãi rác lại có thêm một đứa trẻ bị vứt bỏ” – ông Bảy chua xót.
Theo ông Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bình Dương, hiện tượng CN làm việc trong các KCN “trót lỡ” rồi bỏ con khá phổ biến. Bình Dương có đến 24 KCN đang hoạt động với khoảng 200.000 CN.
Trong đó, trên 60% là nữ, chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18-25 tuổi). Sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, nhiều nữ CN tranh thủ kiếm bạn tình mà không cần chọn lọc.
Ngoài ra, tình trạng tăng ca liên tục khiến CN bị cuốn trong guồng máy công nghiệp, không đủ thời gian hẹn hò, tìm hiểu. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc tình sớm nở tối tàn, con cái sinh ra trở thành món nợ, đành phải vứt bỏ.
Gần Tết, trẻ bị bỏ rơi càng nhiều “Tháng gần Tết, CN phải về quê nên ai mới sinh thường bỏ rơi con. Nhiều lắm, năm nào gần Tết chúng tôi cũng nhận 5-7 trẻ bị vứt bỏ” – ông Bảy bức xúc.
Tìm hiểu từ giới CN, tôi được biết nhiều nữ CN không ngần ngại phá bỏ bào thai đã thành hình để kịp về quê ăn Tết.
Người nào không chồng mà sinh con, để cha mẹ, người thân ở quê không nghi ngờ, họ buộc phải vứt bỏ trước khi về quê.
Ông Bảy đưa tôi xem hình ảnh 2 thai nhi do một người đàn ông tâm thần lôi ra từ một sọt rác vào dịp gần Tết năm rồi.
Ngoài những thiên thần mang khuôn mặt sáng trong, tôi còn gặp nhiều đứa bé mù, bại não, tay chân dị dạng… bị bỏ rơi.
Hai đứa trẻ bại não nằm áp má xuống sàn nhà đang nhướng mắt nhìn tôi với vẻ mặt không biết đang cười hay khóc.
Chị bảo mẫu cho biết 2 bé được nhặt gần một KCN ở Bình Dương. “Những đứa trẻ với hình hài không bình thường là một thứ của nợ đối với nhiều CN nghèo.
Có lần, chúng tôi phát hiện một đứa bé bị vứt ngoài đường, một bên đầu bị móp. Để cứu sống bé, chúng tôi phải đưa đi cấp cứu, điều trị hơn 80 triệu đồng” – ông Bảy nhớ lại lần nhặt trẻ bị bỏ rơi tốn kém nhất.
Theo Người lao động
Giới trẻ có nên sống thử?
Chúng ta nên sống với nhau bằng đam mê tình yêu, dù cuối cùng chuyện tình có kết thúc bằng một đám cưới hay không?
Thật ra, Cosmo chẳng thích dùng từ "sống thử" tẹo nào. Lý do à? Người ta dọn về sống thật, trải nghiệm thật đấy chứ, có thử gì đâu. Bạn và chàng cùng thử "gần gũi", sẻ chia gần như mọi điều trong cuộc sống, thế nhưng mọi thứ diễn ra rất thật, kết quả lẫn hậu quả vì thế cũng rất thực tế.
Chúng ta vẫn thường quan niệm, dọn về sống chung chỉ cốt để thử, xem có hợp nhau không, có choảng nhau không. Nếu không thì bái bai.
Thật ra, đó là một quan niệm sai lầm, vì chúng ta nên sống với nhau bằng đam mê tình yêu, vì thực sự muốn sống bên nhau, dù cuối cùng chuyện tình có kết thúc bằng một đám cưới hay không. Đừng nghĩ dọn về chung hộ khẩu thì bạn cứ nhất nhất cho rằng mình sẽ chỉ yêu và lấy anh thôi. Nếu bỏ nhau, sau này mình biết phải làm sao với anh chàng đến sau. Bạn này, chưa có một ràng buộc gì và cũng chẳng ai cam kết sẽ cưới bạn đâu nhé. Vì thế, vẫn phải chuẩn bị cho tình huống đường ai nấy đi. Đặc biệt, khi đã quyết định sống chung, bạn cần biết chịu trách nhiệm và chấp nhận bất cứ kết quả nào mình nhận được. Vâng, kể cả chuyện xấu nhất rằng cả hai vỡ mộng về nhau và chia tay nhau sau một thời gian sống chung hoặc "vỡ kế hoạch" khi cả hai chưa sẵn sàng cho hôn nhân.
Thật ra, có nên dọn về sống chung trước khi cưới hay không còn tùy thuộc vào cá tính, quan điểm, hoàn cảnh của từng người. Không phải trường hơp nào "sống thử" cũng dẫn đến hậu quả xấu. Thử phân tích, đánh giá xem bạn có nằm trong nhóm đã sẵn sàng sống thử không nhé.
Khi "vàng" non tuổi, đừng thử!
Trường hợp đầu tiên Cosmo muốn nhắc đến là những cô gái chuyển về sống chung với bạn trai chỉ vì cả nể. Tuy vẫn còn mang nặng tư tưởng truyền thống nhưng khi chàng rủ rê về ở chung, bạn vẫn đồng ý vì không vượt qua được cảm giác muốn có chàng ở bên. Trong khi đó, bạn chớ hề có chuẩn bị cho sự ra riêng này. Đơn giản là yêu quá, nhớ quá thì vù qua nhà chàng, ở lại qua đêm và dân dà dọn cả hành lý đến với chàng.
Bạn có thể dọn sang nhà chàng nếu đó là điều bạn thực sự muốn... (Ảnh minh họa)
Lúc này, tình cảm của bạn và chàng vẫn còn "non" lắm. Hai bên cũng chưa thực sự hiểu nhau. Vì thế, dọn về ở chung lúc này có thể sớm làm nguội dần cảm giác đam mê ban đầu. Bạn biết đấy, ăn nhiều thì chóng chán. Thời gian đầu, hãy "e dè" thôi, để còn khao khát nhau.
Không những thế, có những nàng quyết định ôm đồ về sống với chàng chỉ vì... sợ chàng bỏ. Nói có sách, mách có chứng, cô bạn Lê Vy, 21 tuổi, sinh viên mới ra trường, khiến đám bạn ngơ ngác năm giây khi tuyên bố sang ở cùng người yêu. Mọi người xúm vào khuyên can vì cả hai quen nhau chưa lâu. Thế nhưng, họ được phen chưng hửng vì khi Vy thổ lộ: "Anh ấy đào hoa lắm. Giờ mình chuyển qua đấy ở cùng là một công đôi việc, vừa được gần nhau và cũng có thể để ý mấy vệ tinh khác. Vả lại, nếu từ chối sống thử, khéo anh ấy bỏ mình mất".
Một khi có tâm lý sợ bị bỏ rơi, bạn đã vô tình tự chọn cho mình vị trí "kèo dưới" rồi còn đâu. Cosmo dám cá rằng trong quá trình sống chung, bạn cũng sẽ nhấp nhổm với suy nghĩ chàng sẽ chạy theo bóng hồng khi "con ong đã tỏ đường đi lối về". Vậy thì, đó là tình yêu bình đẳng hay bạn quá lụy tình? Hậu quả nhãn tiền là chàng sẽ sớm "say goodbye" bạn thôi à.
Mà này, bạn sợ nếu không còn trong trắng, về sau sẽ khó lấy chồng? Vậy thì chung sống trước hôn nhân sẽ là liều thuốc độc với lòng tự trọng và tự tin của bạn. Hãy tỉnh táo để đưa ra quyết định. Hơn hết, dù bạn thật lòng yêu chàng, nhưng chẳng có gì chắc chắn anh ấy sẽ là chồng bạn trong tương lai. Về ở với nhau, nếu cả hai không hợp tính, chuyện chia tay sẽ không tránh khỏi đâu. Muốn tìm hiểu chàng, có nhiều cách thay vì sống chung mà.
Hơn nữa, thái độ của bạn tác động rất lớn đến chàng đấy. Bạn càng tỏ ra sợ mất người yêu và khăng khăng cái nghìn vàng không còn là mất tất cả, bạn càng hạ thấp giá trị bản thân. Khi đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi chàng tỏ ra xem thường, chán ớn bạn và dứt áo ra đi. Thôi bạn nhé, nếu không sẵn sàng trong việc sống chung, đừng nghĩ đến nó làm gì!
Khi sống chung, bạn và người yêu không phải chia sẻ chuyện chăn gối mà còn va chạm nhau côm cốp trong mọi mặt của cuộc sống. Việc nhà này, thói quen sinh hoạt của hai người này và cả chuyện chia sẻ gánh nặng tiền bạc nữa. Nếu chung sống là nhân đôi những lo lắng, khó khăn và mâu thuẫn, tình cảm khó bà bền vững bạn ạ.
Về ở với nhau, nếu cả hai không hợp tính, chuyện chia tay sẽ không tránh khỏi (Ảnh minh họa)
À, bạn đã bàn với người yêu về phương pháp ngừa thai chưa? Hoàn toàn nghiêm túc đấy. Bạn đừng bảo mỗi lần yêu nhau là bạn "tống" viên ngừa thai khẩn cấp nhé. Nếu vẫn ngại ngần khi mua bao cao su hay thuốc tránh thai định kỳ, tốt nhất bạn đừng nên chung chăn gối. Vả lại, bạn cũng nên tính đến nước vỡ kế hoạch, khi ấy, chàng cũng phải chung tay nuôi con chứ không thể đổ vấy cho bạn được.
Còn vấn đề sắp xếp cuộc sống của cả hai thì sao? Bạn và chàng đã có việc làm ổn định và đủ tiềm lực tài chính chưa? Đừng để cả hai suốt ngày hục hặc nhau vì chuyện tiền bạc thiếu trước hụt sau còn chàng hoặc bạn thì không làm gì ra tiền. Khi miếng ăn vẫn bấp bênh, đừng vội nghĩ đến chuyện kéo nhau ra ở riêng, nếu không, trước sau gì người trong cuộc cũng "sứt đầu mẻ trán".
"Vàng thật" chẳng có gì phải sợ!
Đó là khi bạn đã trưởng thành trong suy nghĩ, nhận thức và có khả năng chịu trách nhiệm với mọi hành động của mình. Hơn nữa, bạn phải có tư tưởng thoáng, không quá ám ảnh về chữ trinh tiết. Bạn quan niệm sự trong trắng của người con gái chính là nhân cách của nàng chứ không phải đã từng quan hệ hay chưa. Hơn hết, bạn và chàng đều nghiêm túc trong việc sống chung vì đây là dịp cả hai "đề-pa" cho hôn nhân, để sau này không hối hận đã chọn lầm đối tượng, nhất là chuyện chăn gối, quan điểm sống, cách tận hưởng cuộc sống...
Quả thật, bạn có đoán tính cách chàng thông qua lối cư xử, có thể biết tiềm lực tài chính của chàng qua việc đánh giá mức độ bền vững của công việc chàng đang làm. Thế nhưng, bạn khó có thể đoán biết sự hòa hợp trong "chuyện ấy" với chàng. Đấy, đâu ít nàng khóc ròng sau tuần trăng mật rằng mình chán nản chuyện phòng the với chồng, rằng các nàng ước gì biết chuyện ấy sớm hơn. Làm thế nào để biết sớm hơn? Dọn vào sống chung với chàng!
Nếu những trường hợp Cosmo vừa nêu, cả tích cực lẫn tiêu cực, bạn đều tin mình có thể giải quyết rốt ráo và tự tin đối mặt với nó, bạn cứ tự nhiên dọn về với chàng. Vì lúc này, Cosmo tin rằng bạn hiểu rõ những gì mình đang làm và đủ vững vàng để giải quyết những tình huống phát sinh.
- Dọn về sống chung với chàng, bạn không nên nghĩ mình đang "thử". Hãy nghĩ việc này có thể làm thay đổi cuộc đời bạn. Vì thế, bạn nên chuẩn bị hành trang thật tốt và sẵn sàng đối mặt với tình huống xấu.
- 3 quy tắc chung sống trước hôn nhân
1. Xác định rõ mức độ tình cảm của mình trước khi khăn gói quả mướp sang nhà chàng ở chung. Nếu chỉ yêu cho vui, việc "thử lửa" của bạn cũng đâu nhằm mục đích cho kết quả lâu dài phải không? Nếu không nghiêm túc, rồi thì người thiệt thòi sẽ là bạn chứ không phải ai khác.
2. Bạn có thể dọn sang nhà chàng nếu đó là điều bạn thực sự muốn và phù hợp với cá tính và quan điểm của mình. Trong trường hợp sợ bố mẹ, bạn bè biết thì xấu chàng hổ thiếp, đừng cố gắng mà làm gì. Hơn nữa, bạn chỉ nên nghĩ đến việc sống chung khi đã độc lập về tài chính và nghề nghiệp đã vững vàng. Như thế, khi nhìn vào vấn đề, người ta sẽ đánh giá bạn đã chín chắn và biết cân nhắc thay vì nghĩ bạn đang sống buông thả.
3. Cân nhắc việc sống chung bằng cách viết ra giấy những được - mất của việc "thử lửa" này. Sau khi đọc lại, bạn vẫn thấy những việc này là "muỗi", hãy hành động và không hối tiếc!
- Chúng mình dọn về sống chung là hành động thật, cho kết quả thật chứ không phải "thử". Vì thế, hãy nghiêm túc để tình yêu đơm trái ngọt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Con đẻ" nhưng là con của... người ta Tréo ngoe thay, trong khi các phương tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại rộ lên chuyện những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì ở đây, có hàng trăm người ngày đêm mong mỏi để có được niềm hạnh phúc ngỡ như rất đương nhiên đó... Vào thăm cô bạn đồng nghiệp sau một lần "kế hoạch", chờ con lớn...