Nhức nhối nạn tảo hôn
Dù đã có rất nhiều nỗ lực đấu tranh của cả cộng đồng quốc tế song tảo hôn vẫn là một trong những nạn nhức nhối trên thế giới hiện nay, nhất là tại các quốc gia nghèo và chậm phát triển.
Bé gái Rajani mới 5 tuổi ở Ấn Độ đã lăn ra ngủ trong đám cưới của mình nên được bế về nhà chồng
Thế nên không phải ngẫu nhiên mà LHQ đã lấy “Đấu tranh chống nạn tảo hôn” làm chủ đề của Ngày dành cho các bé gái toàn cầu (11-10) năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này chọn một ngày dành cho các bé gái trên toàn cầu.
Nói đến chuyện tảo hôn, cả thế giới đều biết tới trường hợp gây chấn động dư luận toàn cầu của cô bé Nujood Ali hồi năm 2008. Mới 10 tuổi, đang còn đi học cấp 1 song cô bé người Yemen đã bị cha bắt ép lấy người chồng hơn tới 30 tuổi.
Video đang HOT
Không chịu nổi người chồng liên tục bạo hành, cô bé Nujood đã tìm cách chạy trốn. Cô bé may mắn được nữ luật sư nhân quyền Shada Nasser giúp đỡ, giải thoát khỏi cuộc hôn nhân “địa ngục trần gian” khi còn ở độ tuổi thiếu nhi.
Nujood sau đó trở nên nổi tiếng khắp thế giới với cuốn sách “Tôi là Nujood, 10 tuổi, đã ly dị” được dịch ra 30 thứ tiếng. Cô bé Nujood sau đó đã được trở về với gia đình và được quay lại ghế nhà trường.
Tuy nhiên, không phải cô bé nào ở Yemen bị ép gả chồng sớm cũng được may mắn như Nujood. Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), có tới 14% phụ nữ ở Yemen bị gả chồng trước năm 15 tuổi và 52% lấy chồng trước năm 18 tuổi.
Thực trạng tảo hôn nhức nhối ở Yemen còn thấy ở rất nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia… Số liệu thống kê chính thức của LHQ cho thấy hiện có tới 30% các thiếu nữ sinh sống tại các nước đang phát triển lập gia đình khi chưa tròn 18 tuổi, thậm chí có tới 14% các cô bé đi lấy chồng lúc dưới 15 tuổi.
Trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có 16 triệu trẻ sơ sinh chào đời từ những bà mẹ trong độ tuổi từ 15 đến 19, chiếm 11% tổng số sản phụ toàn cầu. Nhìn chung trên toàn thế giới, số bé gái mang thai ở độ tuổi từ 10 đến 14 tuy ít song rất đáng lo ngại, trong đó số sản phụ sinh con ở độ tuổi dưới 15 tại nhiều quốc gia ở phía Nam sa mạc Sahara lại chiếm tỷ lệ khá cao, lên tới 12% số sản phụ tại vùng này và tỷ lệ tương ứng ở khu vực Mỹ Latin là 3%.
Trước thực trạng có tới 10-12 triệu cô gái trẻ, thậm chí chỉ là các cô bé mới 5 tuổi, bị ép gả chồng mỗi năm, LHQ nhân Ngày dành cho các bé gái toàn cầu đã lên tiếng kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại nạn tảo hôn nhức nhối đang có xu hướng phát triển mạnh ở nhiều nơi, nhất là tại các nước kém phát triển.
Để thành công trong cuộc chiến chống nạn tảo hôn, LHQ cho rằng trước hết phải khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử giữa các sắc tộc, vùng miền và giai cấp, đồng thời phải làm tất cả để nâng cao dân trí cho toàn xã hội.
Theo ANTD
Kỳ diệu Cuba
Bất chấp đang bị bao vây cấm vận, Cuba vẫn tiếp tục làm nên điều kỳ diệu khi được đánh giá dẫn đầu thế giới về hoàn thành các chỉ tiêu phát triển con người.
Trong báo cáo về công tác trẻ em vừa được công bố, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã đánh giá cao những thành công của Cuba trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ em cũng như thực hiện các chỉ tiêu phát triển con người. UNICEF khẳng định những thành công trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em của Cuba là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của chính phủ trong việc cải thiện dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là trẻ em.
Đây không phải là điều bất ngờ bởi nhiều năm nay, Cuba luôn được thế giới nhắc tới như tấm gương trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Hiện nay, Chính phủ Cuba vẫn tiếp tục bảo đảm khẩu phần lương thực cơ bản cho mọi đối tượng, khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ cho tới ít nhất là tháng thứ tư và bổ sung thêm các loại thực phẩm khác cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi. Vì thế mà Cuba là nước duy nhất ở khu vực Mỹ Latinh và Caribê không có trẻ em suy dinh dưỡng.
Đây là thành tựu rất ấn tượng nếu biết rằng trên thế giới vẫn còn khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Nếu tính theo tỷ lệ thì con số đó là 28% số trẻ em ở châu Phi, 17% ở Trung Đông, 15% ở châu Á, 7% ở Mỹ Latinh và Caribê, 5% ở Trung Âu. Không chỉ có vậy, Cuba hiện duy trì hệ thống y tế miễn phí cho tất cả mọi người, đồng thời thực hiện chương trình tiêm vaccine miễn phí phòng chống 13 loại bệnh phổ biến cho tất cả trẻ em.
Nhìn lại quá khứ, khi Cách mạng Cuba thành công năm 1959, chỉ có khoảng 10% số trẻ em có điều kiện được chăm sóc sức khỏe thường xuyên và khoảng gần 60% là được sinh ra tại các cơ sở y tế. Còn hiện nay, theo thông báo của Bộ Y tế Cuba, trong năm 2012, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của nước này đã hạ xuống mức kỷ lục 0,47%, thấp hơn so với cả Mỹ, nước có trình độ phát triển rất cao về y tế.
Rất nhiều các chỉ số khác về phát triển con người của Cuba cũng gây ấn tượng đặc biệt. Chẳng hạn, với hơn 15,5% dân số trưởng thành có trình độ đại học, Cuba hiện là một trong những nước có tỷ lệ người tốt nghiệp đại học cao nhất khu vực Mỹ Latinh. Khi Cách mạng Cuba thành công, nước này chỉ có 3 trường đại học công lập với khoảng 15.000 sinh viên và 1.000 giảng viên. Còn Cuba ngày nay là trung tâm đào tạo không chỉ của khu vực Mỹ Latinh, mà còn cả của thế giới. Số sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là của các nước đang phát triển, đến Cuba học đại học ngày càng tăng.
Bất chấp những khó khăn về kinh tế mà Cuba phải trải qua trong nhiều năm qua dưới sức ép của lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt, cũng như tác động của thiên tai, dịch bệnh, quốc đảo vùng Caribê này vẫn luôn là điểm sáng cho thế giới học tập. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi Hòn đảo Tự do vẫn phải gồng mình để vượt qua những khó khăn do chính sách bao vây cấm vận của Mỹ gây ra trong suốt nửa thế kỷ qua.
Theo ANTD
Myanmar bác tin sai lệch về tình hình bang Rakhine Ngày 23/8, Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra thông cáo báo chí đăng lại toàn văn Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Myanmar phản đối mạnh mẽ những thông tin sai lệch về tình hình ở bang Rakhinee của nước này cũng như những vấn đề liên quan đến các cộng đồng tôn giáo-sắc tộc tại...