Nhức nhối nạn nô lệ tình dục tại vùng chiến sự
Đội quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, Iraq đi đến đâu đều kéo theo tình trạng hãm hiếp và lạm dụng tình dục phụ nữ ở những vùng chúng giành quyền kiểm soát tới đó. Tội ác này phải được coi là mối đe dọa an ninh từ phía các phần tử khủng bố cực đoan.
Nhiều năm qua, cựu Ngoại trưởng Anh William Hague và diễn viên Angelina Jolie đã đến thăm, động viên nạn nhân của bạo lực tình dục ở nhiều quốc gia
Chợ nô lệ tình dục của IS
Một đoạn video được đăng tải trên Youtube mới đây ghi lại cảnh các phiến quân IS mua bán các cô gái Yazidi tại một chợ nô lệ. Trong đoạn băng, một chiến binh IS tuyên bố: “Hôm nay là ngày họp chợ nô lệ. Hôm nay là ngày ban phát lộc trời. Ai cũng đều có phần”.
Cuộc ngã giá bắt đầu. Người bán nói có thể đổi một khẩu súng lục Glock lấy một nô lệ. Người bán ra giá, một nô lệ là 5 tờ tiền. Phụ đề trong đoạn băng giải thích rằng một tờ tiền có thể tương đương với 100 USD. Những người mua xôn xao mặc cả. Một người đàn ông nói cần phải kiểm tra răng của cô gái 15 tuổi được rao bán và xem “hàng” như đi mua động vật. Theo tờ Daily Mail, đoạn băng được quay tại Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq đã bị IS chiếm đóng từ tháng 6-2014. Kênh Al Aan TV đã dịch đoạn băng này sang tiếng Anh. Các chợ nô lệ này nằm ở khu vực al-Quds tại Mosul, Iraq và Raqqa ở Syria, cũng là nơi được dùng để tuyển mộ binh sĩ mới tham gia IS.
IS luôn tự đắc về việc bắt giữ những phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số ở Iraq làm nô lệ. Các chiến binh Hồi giáo ở Iraq đã mở ra nhiều khu chợ nô lệ và mua bán phụ nữ, trẻ em thuộc các nhóm người Công giáo và người Yazidi thiểu số với giá “bèo”. Trong nhiều báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền của LHQ (HRW) cho thấy, tình trạng quân IS tàn sát, ép phụ nữ làm nô lệ tình dục diễn ra thường xuyên. Riêng phụ nữ bị chúng cưỡng bức rồi bán với giá 10 USD mỗi người.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC một cô bé tên Aria may mắn thoát khỏi đội quân IS cho biết, trong 3 tuần sống trong địa ngục, Aria đã chứng kiến cảnh một gã đàn ông đến đưa 20 cô gái đi, bao gồm chị dâu của cô. “Hắn đã cưỡng hiếp chị tôi. Giết anh trai tôi. Hàng đêm tôi luôn gặp ác mộng, không thể gạt ra khỏi đầu cảnh chúng cưỡng hiếp các cô gái”, Aria thổn thức.
Khó kết tội vì thiếu chứng cứ
Theo Olivia Caeymaex, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề nô lệ tình dục tại Đại học Liên hợp quốc ở New York, nạn nô lệ tình dục ở vùng chiến sự nói trên cho thấy sự yếu kém trong phản ứng của cộng đồng quốc tế. Can thiệp quân sự không giải quyết dứt điểm cũng như không ngăn chặn được tình trạng đó. Mặc dù thực tế trong hai thập kỷ vừa qua, nô lệ tình dục trong vùng chiến sự đã được xem là một tội ác chống lại loài người hoặc tội ác chiến tranh nhưng cho đến nay việc đưa thủ phạm ra trước công lý đã, đang và tiếp tục là một thách thức.
Video đang HOT
Gần đây nhất, hồi tháng 5-2014 Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) xét xử cựu tướng lĩnh Germain Katanga của Congo về tội hiếp dâm và lạm dụng tình dục nhưng buộc phải tuyên trắng án vì thiếu chứng cứ. Nạn nhân của nạn nô lệ tình dục đa số giữ im lặng. Như những cô gái ở Syria, sau khi bị hãm hiếp nếu tiết lộ thông tin hoặc thừa nhận mình đã từng bị cưỡng bức thì cũng đồng nghĩa với việc tự đặt dấu chấm hết cho cơ hội trở lại cuộc sống bình thường. Đó là lý do tại sao họ phải giữ im lặng và nạn bạo hành tình dục vẫn đang leo thang.
Vấn đề đặt ra là Liên hợp quốc cần tăng cường vai trò của mình tại các vùng chiến sự nhằm giúp phát triển cơ chế giám sát và tư pháp địa phương để có những bằng chứng kết tội loại tội phạm này. Cộng đồng quốc tế cần coi nạn nô lệ tình dục như mối đe dọa an ninh từ phía các phần tử khủng bố cực đoan và phản ứng cứng rắn hơn để ngăn chặn các nhóm chiến binh lạm dụng phụ nữ và trẻ em gái.
IS tiết lộ lý do lạm dụng tình dục IS luôn tự hào về những “chiến lợi phẩm” phụ nữ chúng bắt giữ và tuyên bố thế giới Hồi giáo sẽ tồn tại chừng nào nhu cầu tình dục của các chiến binh còn được thỏa mãn. “Mọi người nên nhớ rằng việc tấn công gia đình của những kẻ ngoại đạo và bắt cóc phụ nữ làm thê thiếp là điều kiện tiên quyết để thiết lập Shariah, tức luật Hồi giáo”, IS ngang ngược tuyên bố hôm 12-10.
Theo Chu Hương/ Globalpost
An ninh Thủ đô
Mỗi nô lệ giá 200 USD
Tháng 10 hằng năm đánh dấu thời điểm bắt đầu của giai đoạn bốn tháng thuận lợi nhất cho việc hải hành, và đây cũng là lúc hoạt động buôn người diễn ra tấp nập nhất tại khu vực vịnh Bengal.
Các nạn nhân bị thương tật trên con tàu chở nô lệ được tuần duyên Bangladesh giải cứu hồi tháng 6-2014 - Ảnh: Reuters
Phụ nữ và đàn ông bị nhốt trên những chuyến tàu "nô lệ", khi đến Thái Lan sẽ bị bán sang tay cho các nhóm buôn người với giá 200 USD/người.
"Các khu trại đang hoạt động rất êm thấm" - một tên buôn người ở miền nam Thái Lan tiết lộ cho phóng viên Reuters với điều kiện được ẩn danh. Hắn ước tính trên lãnh thổ Thái Lan có khoảng tám khu trại lớn luôn chứa 2.000-3.000 người.
Hải tặc bành trướng, hải quân bó tay
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), mỗi quốc gia có quyền đưa ra những biện pháp để ngăn chặn và trừng phạt hoạt động vận chuyển, buôn lậu người đối với các con tàu có treo cờ của nước đó trên vùng biển quốc tế.
Ông Robert Beckman, giám đốc Trung tâm luật quốc tế thuộc ĐH Quốc gia Singapore, giải thích hải quân hoàng gia Thái Lan sẽ có quyền tài phán đối với một con tàu treo cờ Thái Lan trên lãnh hải quốc tế, nhưng theo UNCLOS, họ có quyền nhưng không bị bắt buộc phải hành động khi phát hiện hoạt động khả nghi liên quan đến buôn người.
"Do sự không rõ ràng của luật liên quan đến vấn đề này nên hải quân và cảnh sát biển các nước thường do dự khi phải bắt giữ ai đó bên ngoài vùng lãnh hải của mình, nhất là khi con tàu đó treo cờ của một quốc gia khác" - ông Beckman bổ sung.
Hải quân Bangladesh lẫn hải quân Thái Lan đều biết rõ những con tàu chở người bất hợp pháp đang lén lút ngay bên ngoài vùng lãnh hải của mình, nhưng họ gặp nhiều khó khăn để nhận diện và ngăn chặn chúng.
"Ban đêm chúng đi vào vùng nước của chúng tôi, bắt người rồi lập tức vượt ra hải phận quốc tế. Rất khó để nhận ra những con tàu đó vào ban đêm" - thiếu tá Ashiqe Mahmud thuộc hải quân Bangladesh phân trần.
Bên phía Thái Lan cũng đưa ra lý lẽ của mình. Chuẩn đô đốc hải quân Thái Lan Deeubol giải thích lý do họ không can thiệp được vào hoạt động của các tổ chức tội phạm: "Sự thật là chúng dùng tàu đánh cá để ngụy trang, phần khoang dưới được thiết kế để chứa nhiều người, nhưng con tàu trông chỉ như tàu cá thương mại bình thường".
Báo cáo của Cao ủy người tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) hồi tháng 8 vừa qua cho thấy trong nửa đầu năm nay, giới chức Bangladesh bắt giữ hơn 700 người (cả nạn nhân lẫn tội phạm) khi các con tàu nhỏ chở họ đang cố vượt ra biển. Riêng cảnh sát Thái Lan giải cứu hơn 200 người trong sáu tháng gần đây.
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền nhận xét tình trạng các nhóm tội phạm hoạt động tinh vi và tàn nhẫn hơn không phải vì chiến dịch trấn áp của các nước, mà do việc buôn bán người trở nên quá sinh lợi.
Ngày càng có nhiều nhóm tham gia hoạt động này nên chúng chuyển sang những thủ đoạn "hiệu quả" hơn để cạnh tranh nhau.
"Luôn có từ 5-8 con tàu đậu ngoài khơi vịnh Bengal để chờ "hàng". Bọn môi giới không từ thủ đoạn nào để lấp đầy các con tàu đó" - ông Chris Lewa, nhà hoạt động thuộc nhóm Arakan Project chuyên bảo vệ tộc người thiểu số Rohingya, chỉ rõ.
Còn ông Matthew Smith, giám đốc điều hành Tổ chức Fortify Rights giám sát nhân quyền tại Đông Nam Á, khẳng định bọn tội phạm ngày nay sử dụng ngày càng nhiều tàu lớn do "ăn nên làm ra". Chúng hoạt động rầm rộ nhưng lại ít khi bị sa lưới.
UNHCR cũng xác nhận hoạt động bất thường của nhiều "tàu cá lớn hoặc tàu chở hàng" có thể chở đến 700 người xuôi ngược trên tuyến hàng hải vịnh Bengal - Thái Lan.
Thái Lan trong cuộc chiến chống buôn người
Thái Lan đang ở một vị trí khá nhạy cảm trong chuỗi hoạt động buôn bán người tại khu vực Nam Á. Đây không chỉ là nơi trung chuyển, trao đổi "hàng" mà còn là nơi các nhóm tội phạm giam giữ tù nhân của chúng. Loạt bài điều tra của Reuters năm 2013 từng hé lộ sự liên quan của vài quan chức Thái Lan trong việc chuyển lậu người thiểu số Rohingya của Myanmar rồi trục xuất họ trở lại vào tay bọn buôn người.
Bên cạnh đó, một số bằng chứng cho thấy nhiều con tàu chở người xuất phát từ Thái Lan. Những nạn nhân bị bắt cóc kể lại họ nhìn thấy cờ Thái hoặc những thủy thủ nói tiếng Thái trên các con tàu đó.
Hồi tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hạ Thái Lan xuống bậc thấp nhất trong đánh giá thường niên về các trung tâm mua bán, chuyển lậu người trên thế giới, xếp ngang hàng với Cộng hòa Trung Phi. Thời điểm đó, Thái Lan đã trải qua cuộc đảo chính, phía quân đội Thái đã thề sẽ "ngăn chặn và đè bẹp nạn buôn người".
Nhưng đến nay tình hình vẫn chưa thay đổi. Các "nhà tù" trong rừng tại các vùng đồi hẻo lánh gần biên giới Thái Lan - Malaysia vẫn đang giam cầm hàng ngàn người.
Cảnh sát Thái Lan mô tả các đường dây buôn người là một mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều người từ Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Pakistan... Hải quân hoàng gia Thái Lan cho biết đã tăng cường tuần tra vùng lãnh hải của mình nhưng không làm gì được những con tàu lớn hơn đang neo ngoài vùng biển quốc tế.
Theo Tuổi Trẻ
10 tội ác man rợ nhưng phổ biến trên hành tinh (kỳ 1) Khoảng 10 tới 30 triệu người đang phải lao động như nô lệ trên khắp địa cầu, trong khi hàng trăm người mất mạng mỗi năm vì người ta tưởng họ là phù thủy. Hành hình "phù thủy"" Người dân ở Papua New Guinea lột quần áo của một phụ nữ rồi tra tấn bà bằng thanh sắt đáng sợ. Sau đó họ...