Nhức nhối “làng” tái chế rác thải
Người dân thôn Xà Cầu (Ứng Hòa – Hà Nội) đang từng ngày sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ những núi phế liệu, rác thải khổng lồ.
Được và mất ở “làng rác”
Nghề thu mua phế liệu ở thôn Xà Cầu đã có từ lâu đời. Trước đây chỉ có vài hộ làm nhỏ lẻ, nhưng 5 năm trở lại đây số hộ dân làm nghề này đã tăng lên nhanh chóng, chiếm 70% số dân ở trong thôn. Khiến nơi đây được nhiều người gắn với cái tên “làng rác”. Nhờ có nghề này, cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi và tạo việc làm cho nhiều người.
Rác có ở khắp mọi nơi trong làng
Phế liệu cũng như rác có mặt ở khắp mọi nơi, khiến đường đi trong làng đâu đâu cũng chỉ thấy rác, làm ô nhiễm bầu không khí một cách nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, mà sức khỏe người dân nơi đây bị đe dọa nghiêm trọng.
“Chúng tôi ở đây hàng ngày phải ăn chung, uống chung với nguồn nước ô nhiễm, hôi thối. Người già, trẻ nhỏ ở đây thì bị bệnh về đường hô hấp và rất nhiều người từ 40 tuổi đã bị bệnh ung thư” – bà Lê Thị Tâm (thôn Xà Cầu) chia sẻ.
Ô nhiễm từ nghề tái chế phế liệu, đã làm cho những cánh đồng của người ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đây năng suất thu hoạch từ lúa rất cao nhưng hiện nay nhiều ruộng đã phải bỏ hoang do hóa chất tẩy nhựa, dung dịch thừa trong các chai nhựa, được xả thẳng ra con kênh Bắc Quảng Hoa, nguồn nước phục vụ hoa màu trên địa bàn.
Cần những biện pháp xử lý
Trước tình hình trên, chính quyền xã Quảng Phú Cầu đã đưa kiến nghị lên huyện Ứng Hòa. “Đề nghị cấp trên mở một khu tái chế rác riêng, cách xa khu dân cư. Và có những biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí để cuộc sống người dân ở đây không phải chịu cảnh hàng ngày phải sống chung với rác. Đây cũng là những nguyện vọng của người dân thôn Xà Cầu nói chung, thế nhưng cho đến nay những phương án này vẫn chưa được giải quyết” – ông Nguyễn Bá Huê (trưởng thôn Xà Cầu) cho hay.
Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng ở Xà Cầu
Video đang HOT
Việc thu mua, tái chế rác thành nguyên liệu sản xuất là sinh kế của cả một vùng quê nên rất khó để họ từ bỏ. Để khắc phục tình trạng trên cần sự chung tay của chính quyền các cấp, cũng như sự quan tâm của nhà nước. Và quan trọng hơn hết cũng là ý thức của chính người dân.
Theo_An ninh thủ đô
Cây cầu hơn 10 năm "cõng" phế thải giữa Thủ đô
Hơn 10 năm qua, cầu Đông Tác (Đống Đa, Hà Nội) đã trở thành "bãi rác" của những người đổ trộm phế thải. Nhân viên môi trường cứ dọn được 2-3 ngày, tình trạng trên lại tái diễn.
Cầu Đông Tác bắc qua sông Lừ, nằm trên địa phận 2 phường Trung Tự và Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội). Cây cầu có chiều dài 21 mét, rộng 15 mét, nối liền từ ngã tư Tôn Thất Tùng-Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch-Đông Tác đi các tuyến phố Lương Định Của, Phương Mai, Giải Phóng...
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, hơn 10 năm nay, cây cầu này lúc nào cũng tràn ngập rác thải, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc đi lại của người dân.
Ông Nguyễn Trường Định (40 tuổi, lái xe ôm ở đầu cầu Đông Tác) cho biết, tình trạng đổ trộm phế thải đã diễn ra từ lâu. Nhân viên môi trường thường xuyên dọn dẹp nhưng chỉ được 2-3 ngày, phế thải lại đầy cầu, bốc mùi hôi thối. Tình trạng trên trở nên trầm trọng hơn trong những ngày nắng.
Hơn 10 năm nay, cây cầu này lúc nào cũng tràn ngập rác thải, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc đi lại của người dân
Chỉ tay về phía những đống rác thải, ông Mai Thanh Thản, Tổ trưởng tổ dân phố 15 phường Kim Liên nói, tình trạng đổ trộm phế thải trên cầu Đông Tác đã diễn ra nhiều năm. Người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên.
Ông Thản cho biết, trước đây, Hợp tác xã môi trường Thành Công đặt 2 thùng rác ở 2 cầu Đông Tác làm trạm trung chuyển rác thải cho người dân. Sau đó, cây cầu được duy tu và sửa chữa lại, những thùng rác được vận chuyển đi. Tuy nhiên, theo thói quen cũ, người dân vẫn mang rác ra đây vứt. Nhiều người lợi dụng tình trạng này cũng mang phế thải xây dựng đổ theo khiến cây cầu trở thành bãi rác.
Theo quan sát của PV, một bên cầu Đông Tác bị rác, phế thải xây dựng lấn chiếm lòng đường và một phần vỉa hè dành cho người đi bộ. Rác thải đủ loại từ rác sinh hoạt, túi nilon, gạch ngói vụn, bàn ghế hỏng... Mùi hôi thối từ những đống rác thải bốc lên, xộc thẳng vào mũi người đi đường.
Hai đầu cầu Đông Tác có treo biển với nội dung "Khu vực cầu, cấm đổ rác, phế thải". Tuy nhiên, 2 tấm biển ấy dường như không có tác dụng bởi ngay bên dưới chúng là những đống rác.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Sơn - Phó Chủ tịch phường Kim Liên cho hay, phường đã nhiều lần nhận được đơn kiến nghị của người dân về tình trạng đổ trộm phế thải trên cầu Đông Tác. Phường cũng đã nhiều lần ra quân xử lý vi phạm nhưng chỉ được vài ngày tình trạng trên lại tái diễn.
"Chúng tôi đã nhiều lần cho công an mật phục, tự quản canh gác. Tuy nhiên, khi có bóng dáng của lực lượng chức năng thì các đối tượng đổ trộm phế thải không hoạt động. Lực lượng chức năng nghỉ thì chỉ hôm trước hôm sau là phế thải lại đổ đầy cầu. Do lực lượng mỏng nên chúng tôi không thể canh gác cầu 24/24h", ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, phường Kim Liên đã phối hợp với phường Trung Tự, Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 cùng công an 2 phường đã gửi đơn lên quận, thành phố xin ý kiến chỉ đạo. Để giải quyết tình trạng đổ phế thải trên cầu, 2 phường đề nghị thành phố cho đặt thùng thu gom phế liệu ở 2 đầu cầu hoặc mở điểm thu gom phế thải ở gần đó. Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 sẽ chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và thu phí đổ phế thải. Tuy nhiên, đề nghị này vẫn chưa được thành phố đồng ý.
Trong khi chờ thành phố phê duyệt, người dân vẫn hàng ngày phải ngửi mùi rác thối, đi qua cây cầu đầy rác thải.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận trên cầu Đông Tác ngày 9.11:
Rác, phế thải xây dựng đổ tràn lan trên cầu Đông Tác (Đống Đa, Hà Nội).
Phế thải lấn chiếm vỉa hè và lòng cầu, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Chính quyền địa phương đã cho gắn 2 tấm biển "Khu vực cầu, cấm đổ rác, phế thải" ở 2 đầu cầu nhưng tình trạng đổ trộm rác thải vẫn tiếp diễn.
Vỉa hè bị rác thải lấn chiếm, người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Rác thải sinh hoạt do người dân mang ra cầu vứt.
Phế thải xây dựng thường bị đổ trộm vào ban đêm.
Như một thói quen, người dân sửa nhà là mang phế thải ra cầu Đông Tác đổ. Trong ảnh, một người thu mua đồng nát đang đập kính lấy phần sắt trên cánh cửa của một nhà dân gần đó.
Dọn dẹp được vài ngày, rác thải lại chất đống. Người dân nơi đây đang mong mỏi cơ quan chức năng sớm có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng này.
Theo Triệu Quang - Công Phương (danviet.vn)
Chủ phế liệu giao nộp 3 quả bom sau nhiều tháng cất giữ Cho rằng bom xịt, không còn khả năng phát nổ, ông Tới cất giữ chúng trong kho. Sau vụ nổ ở Hà Đông (Hà Nội) làm 5 người chết, chủ phế liệu lo sợ vội giao nộp bom cho chính quyền. Bộ Chỉ huy quân sự Hải Phòng di dời 3 quả bom tại nhà ông Tới về nơi tiêu hủy. Ảnh: Giang...