Nhức nhối bản quyền game online Việt Nam
Liệu rằng trong mọi trường hợp, chúng ta đều có thể tin vào mức độ xác thực của những văn bản chứng nhận bản quyền do các NPH game online Việt Nam tung ra?
Từ trước tới nay, cuộc chiến giữa các nhà phát hành game online Việt Nam thường luôn diễn ra một cách vô cùng gay cấn. Cho đến thời điểm hiện tại, những game được đánh giá cao về mặt chất lượng đều đã và đang được đưa về Việt Nam. Thậm chí, một số nhà phát hành còn chứng minh chất lượng của tựa game họ phát hành bằng việc công bố cả những văn bản chứng minh bản quyền phát hành game online mà họ đã cất công mua về Việt Nam.
Những động thái như vậy đôi lúc sẽ chiếm được cảm tình cũng như sự tin tưởng của cộng đồng game thủ Việt Nam. Tuy nhiên, liệu rằng trong mọi trường hợp, chúng ta đều có thể tin vào mức độ xác thực của những văn bản do các NPH game online Việt Nam tung ra?
Chứng nhận bản quyền: Bùa hộ mệnh vạn năng?
Về mặt lý thuyết, ở thời điểm hiện tại, khi việc cấp phép game online phát hành tại thị trường nội địa vẫn chưa được tiếp tục, thì rõ ràng bản quyền là thứ bùa hộ mệnh có giá trị nhất để các nhà phát hành chứng minh được sản phẩm họ chuẩn bị tung ra không phải là một game online chạy server private, hay nói cách khác là game lậu.
Chỉ với một tấm hình scan văn bản chứng nhận bản quyền có sự xác nhận của chủ sở hữu tựa game, đôi khi là nhà phát hành game tại nước sở tại, hoặc chính nhà phát triển trò chơi này, cùng một lúc nhà phát hành đã giành được thiện cảm cũng như sự ủng hộ của cộng đồng game thủ lẫn các phương tiện truyền thông, hầu hết là các trang tin game Việt.
Hình minh họa: Một giấy chứng nhận bản quyền game online.
Video đang HOT
Đối với các game thủ nói riêng, chỉ cần nhìn vào bức hình chụp văn bản chứng minh bản quyền phát hành game online tại Việt Nam của NPH, họ hoàn toàn có thể an tâm về việc đơn vị phát hành đã sở hữu được quyền phát hành game một cách lâu dài. Từ đó, những mối lo lắng như việc một ngày nào đó tựa game họ đang thưởng thức bỗng nhiên biến mất mà không có một lời giải thích của nhà phát hành. Đi theo đó là khoản tiền mà game thủ đã đổ vào nhân vật trong game của mình. Dĩ nhiên trong những trường hợp không hay như vậy, lòng tin của cộng đồng game thủ cũng mất đi.
Chưa có cách chứng thực hiệu quả
Theo một số chuyên gia trong ngành game Việt, những người đã có thâm niên đi mua game online tại thị trường nước ngoài, thì việc tạo ra một văn bản với nội dung tóm tắt theo kiểu “Nhà phát hành A trao bản quyền phát hành tựa game B tại Việt Nam cho nhà phát hành C”, đi kèm với đó là những con dấu chứng thực của nhà phát hành là điều rất dễ dàng.
Điều đó có nghĩa là, nếu một NPH Việt Nam muốn làm ẩu, họ toàn toàn có thể tạo ra một hoặc nhiều văn bản như vậy để trưng ra cộng đồng. Khi đó nghiễm nhiên lòng tin của game thủ cũng sẽ đặt vào nhà phát hành, đơn giản vì trong mắt game thủ, NPH đã chứng minh được bản quyền sản phẩm. Tiếc thay, ở thời điểm hiện tại chưa hề có một phương pháp hữu hiệu nào để chứng minh mức độ xác thực của những giấy chứng nhận bản quyền game online tại Việt Nam.
Lấy ví dụ, hầu hết những tựa game được mua về Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong trường hợp đó, một số tên game trên văn bản chứng thực bản quyền còn được viết bằng tiếng Trung Quốc. Ngay cả khi đã được phiên âm, cũng rất khó cho chúng ta trong việc kiểm tra xem game online này có đúng là sản phẩm NPH sắp tung ra tại Việt Nam hay không.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với tên doanh nghiệp bán bản quyền game cho đối tác Việt Nam. Việc kiểm tra chéo với các nhà sản xuất game gốc tại Trung Quốc đôi khi là điều bất khả thi. Chính vì lẽ đó, trong không ít trường hợp, vấn đề văn bản chứng minh bản quyền là một thứ hết sức mập mờ và khó có thể kiểm chứng đến cùng.
Thêm nữa, game thủ cũng như những trang tin game Việt Nam cũng chẳng thế nào biết được sự tồn tại của “bên A”, nghĩa là những doanh nghiệp bán bản quyền phát hành game online cho các đơn vị Việt Nam. Không một ai có thể biết được những doanh nghiệp này có trụ sở ở đâu, thuộc quyền sở hữu của ai, và gốc gác như thế nào.
Vì vậy, hoàn toàn có thể tồn tại một số trường hợp, khi những chân rết của các nhà phát hành game Trung Quốc đang tấn công thị trường Việt Nam sử dụng những văn bản như vậy để chiếm lấy lòng tin của cộng đồng game thủ Việt Nam.
Hiện tại, đối với các cơ quan ban ngành có chức năng quản lý việc phát hành trò chơi trực tuyến tại thị trường Việt Nam có thể đứng ra xác minh mức độ tin cậy của những giấy chứng nhận bản quyền game. Thay vào đó, họ chỉ quan tâm nhà phát hành này có sở hữu giấy phép phát hành trò chơi trực tuyến hay không.
Tạm kết
Nói tóm lại, văn bản chứng nhận bản quyền phát hành game online, thứ tưởng chừng có thể chứng minh được sự đáng tin cậy trước cộng đồng game thủ Việt đôi khi lại rất khó có thể xác thực. Cộng thêm việc một số chân rết của NPH game online Trung Quốc đã và đang tấn công thị trường Việt trong thời gian ngắn trở lại đây, thiết nghĩ những game thủ Việt Nam, những người hâm mộ game online nước nhà cần thật sự tỉnh táo để có thể chọn mặt gửi vàng, chọn đúng những nhà phát hành game đáng tin cậy.
Theo VNE
Khỏa thân chạy quanh trường đại học tại Trung Quốc
Hai thanh niên trần truồng vác ma-nơ-canh chạy quanh Trường ĐH Bắc Kinh nhằm phản đối việc ăn cắp bản quyền tác phẩm âm nhạc.
Tầm 16h ngày 15/6/2013, 2 thanh niên chỉ mặc quần chíp, một người cầm đàn guitar còn người kia vác một con ma-nơ-canh chạy quanh sân Trường ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc.
Khi 2 người chạy được khoảng 10m thì đội bảo vệ của trường đã đuổi kịp và bắt giữ họ. Họ đã dùng vải trắng cho 2 thanh niên choàng tạm để đỡ phản cảm.
Sau đó, công an đã đến và áp giải 2 thanh niên này về đồn.
Khi thẩm vấn, thanh niên tên Hà Khiết cho biết, 2 người cùng học một lớp, là sinh viên sắp tốt nghiệp của Trường ĐH Bắc Kinh.
Hà Khiết cho biết, hành động kỳ quặc này nhằm mục đích kêu gọi mọi người bảo vệ bản quyền âm nhạc:
'Hai chúng tôi đều yêu thích âm nhạc nên đã tự mình sáng tác nhạc. Tuy nhiên, đầu tháng 5 vừa rồi trong lúc tìm công ty thu âm, chúng tôi đã phát hiện hiện tượng ăn cắp bản quyền dù tình hình kinh tế của công ty thu âm không hề khó khăn'.
Sinh viên này còn giải thích thêm, hành động khỏa thân mang theo ma-nơ-canh nhằm thể hiện việc công ty thu âm ăn cắp bản quyền khiến người sáng tác phải sống trong nghèo khổ.
Dẫu vậy, cảnh sát cho rằng 2 thanh niên không có thẻ sinh viên và họ chỉ muốn gây sự chú ý để nổi tiếng.
Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo Tinngan
Hát mừng sinh nhật có thể bị phạt cả nghìn USD Một vụ kiện liên bang Mỹ đang tìm cách thay đổi điều này. Bạn có thể không biết điều này, nhưng bạn có thể nợ Warner/Chappell Music hàng ngàn USD từ các bữa tiệc sinh nhật mà bạn tham dự trong cuộc đời. Hãy cẩn thận khi hát một bài hát! Warner/Chappell Music đang đòi quyền sở hữu bài hát "Happy Birthday" và...