Nhục nhã khi nghe chồng chửi: Đã không làm ra tiền thì đừng lên mặt
Nhiều lúc phân bua nhưng anh không nghe, tôi viết chi tiết tiền ăn vào anh xem qua loa rồi vứt đi bảo: “Giờ cô muốn viết thế nào mà chẳng xong, tôi có đi chợ đâu mà biết cô tiêu bao nhiêu tiền”. Nhiều lúc tôi ứa nước mắt vÌ không làm ra tiền phải phụ thuộc kinh tế vào chồng. Tôi mong con tôi lớn để tôi có thể đi làm kiếm tiền chủ động cuộc sống.
Tôi học hết trung cấp rồi học liên thông lên Cao đẳng rồi lại tiếp tục liên thông lên Đại học. Con đường học hành của tôi cũng không được bằng phẳng như mọi người bởi lý do gia đình tôi cũng không có điều kiện, bố mẹ lại hay đau ốm thường xuyên. Tôi phải tự đi làm rồi lại phải tự kiếm tiền để đi học.
Sau khi lấy bằng Đại học, tôi có xin vào làm ở một công ty tư nhân, công việc thì cũng không quá vất vả nhưng lương cũng thấp. Khi gặp anh rồi cưới và tôi có bầu luôn, anh bảo tôi nghỉ hẳn ở nhà để dưỡng thai cho khỏe, anh động viên tôi ở nhà lo việc nhà để anh yên tâm tập trung vào công việc cho tốt. Đúng lúc đó công ty tôi cũng cho nghỉ rất nhiều người bởi lý do việc ít, dù tôi không nằm trong diện phải nghỉ việc nhưng mức lương cũng bị cắt giảm đi 1/3 và phải làm thêm rất nhiều việc khác. Tôi chán nản và mệt mỏi, lại nghe chồng dụ dỗ nên nghỉ ở nhà luôn, tính sau khi sinh con xong đợi con cứng cáp rồi xin đi làm chỗ khác.
Tôi ở nhà chăm con để anh đi làm
Sinh con xong, ông bà nội ngoại cũng ở lại giúp vợ chồng tôi được một vài tháng thì về quê. Cả hai ông bà đều bận rộn vì ở nhà nhiều việc, lại phải chăm cả con của các anh chị nữa nên ông bà không ở lại được lâu, vì thế nên chủ yếu chỉ có hai mẹ con tôi ở nhà tự chăm nhau. Con còn nhỏ, tiền không có, mà không hiểu sao tôi lại không có nhiều sữa nên bé chỉ ăn sữa ngoài là chủ yếu.
Đúng là nuôi một đứa trẻ con bằng ba người lớn, riêng tiền bỉm sữa của con cũng ngốn không biết bao nhiêu là tiền. Ban đầu em bé ra đời và chồng tôi rất vui, anh cưng nựng con suốt, cứ đi làm về là ôm con. Nhưng có lẽ áp lực tiền nong khiến anh mệt mỏi, anh cũng hay cáu gắt hơn. Tôi thương anh nhưng con còn bé, không gửi ai được nên vẫn phải ở nhà trông con. Nhiều lúc đi chợ tôi cũng đắn đo, chả bao giờ dám mua sắm cái gì cho bản thân, chỉ mua đồ dùng cần thiết, nhiều lúc anh đi vắng bữa trưa tôi ở nhà ăn uống tạm bợ, có gì ăn nấy chứ chẳng nấu nướng cầu kỳ gì.
Video đang HOT
Nhưng bấy nhiêu sự cố gắng của tôi cũng không đủ, vì tiền điện nước mỗi ngày một tăng giá lên, hàng tháng nhìn hóa đơn là anh lại cau có kêu mẹ con tôi không biết tiết kiệm. Tiền ăn uống hằng ngày anh không đi chợ rồi cũng bảo tôi hoang phí. Nhiều lúc phân bua nhưng anh không nghe, tôi viết chi tiết tiền ăn vào anh xem qua loa rồi vứt đi bảo: “Giờ cô muốn viết thế nào mà chẳng xong, tôi có đi chợ đâu mà biết cô tiêu bao nhiêu tiền”. Nhiều lúc tôi ứa nước mắt vÌ không làm ra tiền phải phụ thuộc kinh tế vào chồng. Tôi mong con tôi lớn để tôi có thể đi làm kiếm tiền chủ động cuộc sống.
Bây giờ con tôi đã được 9 tháng, tôi quyết định gửi con ở nhà trẻ và làm hồ sơ xin việc. Nhưng bằng của tôi là bằng liên thông nên cũng rất khó xin, những công việc có thể nhàn hạ và dành được thời gian chăm con thì tôi khó xin, còn các công việc khác lại quá vất vả. Chồng tôi lại càng tạo cớ mắng tôi nhiều hơn, anh bảo tôi đã không có việc làm còn sĩ mang con đi gửi trẻ ở nhà nhởn nhơ chơi bời để một mình chồng còng lưng đi làm nuôi cho sướng miệng. Nhiều lúc ăn miếng cơm mà tôi ứa nước mắt vì nhục.
Xin việc mãi không được, tôi quyết định đi buôn bán. Tôi nhập một ít quần áo trẻ em và bắt đầu bán hàng trên mạng, nhưng 3 tháng trôi qua số lượng hàng tiêu thụ được chẳng đáng là bao, tôi phải bán tống bán tháo để gỡ lại vốn. Chồng tôi lại cười khinh bỉ bảo tôi là người dốt nát ngu đần.
Cách đây 1 tuần khi anh về đám cưới em họ, anh bảo mừng cho nó triệu. Tôi thấy thế liền nhẹ nhàng bảo anh bây giờ hai vợ chồng không có tiền thì chỉ mừng 500 nghìn thôi, thế mà anh trợn mắt lên bảo tôi: “Cô không làm ra tiền thì đừng có dạy bảo người khác, tôi thích cho bao nhiêu là quyền của tôi, bán hàng thì ế, xin việc thì không được nhận, cô xem cô làm được cái gì mà thích lên mặt?”. Thú thật lúc đó tôi cảm thấy không còn nhục hơn được nữa, tôi chỉ muốn bỏ nhà ra đi, nhưng nghĩ thương con vì nó còn nhỏ quá. Giờ tôi muốn thay đổi cuộc sống mà sao khó thế này? Tôi phải làm gì đây?
Theo Phunuvgiadinh
Phát điên vì bị chồng kìm kẹp
Có hôm tôi ốm, anh ấy cũng không ngừng việc quan hệ. Nếu tôi phản ứng thì anh nói "từ chối chồng để dành cho người khác". Nhiều lúc tôi muốn anh ốm, để đừng động tới người tôi nữa.
Tôi và anh kết hôn đã 6 năm, có hai con. Chúng tôi yêu nhau gần 5 năm mới cưới. Vợ chồng tôi đều là công chức. Trước kia gia đình tôi phản đối kịch liệt vì cho rằng không môn đăng hộ đối. Chúng tôi trải qua bao nhiêu sóng gió mới đến được với nhau.
Chồng tôi làm ở một công ty xây dựng, đã có thời gian anh sao nhãng công việc, lao vào chơi bời. Tôi nói thì anh ấy tát và đay nghiến tôi. Lúc đầu tôi cắn răng chịu, nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có giới hạn, tôi nói chuyện này với mẹ tôi. Gia đình tôi nhất quyết bắt tôi về, và bắt viết đơn ly dị.
Thời gian đó rất khó khăn với tôi, một mặt tôi căm giận những hành động của anh đối với vợ con, nhưng tôi còn yêu chồng và một bên là gia đình, lòng tôi như tan nát. Anh đã đến gia đình tôi xin lỗi và muốn đón tôi về nhà. Gia đình tôi không chấp thuận, anh quỳ trước cửa nhà tôi cả đêm cầu xin sự tha thứ. Đứng trước những hành động đó, tôi không cầm được lòng, đã quay về với chồng và anh cũng viết cam kết không đánh tôi nữa.
Ảnh minh họa: Gender-education-for-human-relationships.com
Chúng tôi đã trở về sống cùng nhau, anh ấy không còn đánh tôi nhiều nữa, nhưng lại kiểm soát tôi mọi nơi mọi lúc. Tôi muốn thăm họ hàng thì anh ấy đòi đi theo. Tôi muốn đi sinh nhật bạn, anh ấy cũng đòi chở đi. Hằng ngày đi làm, mặc dù cơ quan cách nhà không xa, tôi muốn đi xe máy, anh ấy không chịu, muốn đưa đi đón về. Nếu tôi không đồng ý thì anh ấy bắt tôi ngồi cả đêm để tra vấn. Người ngoài nhìn vào nói tôi sướng, nhưng tôi thực sự thấy bị kìm kẹp, mất tự do. Cha mẹ tôi cũng không muốn tôi đi ôtô cùng anh, vì họ sợ anh lại đánh tôi.
Chuyện tình dục của vợ chồng tôi cũng có vấn đề. Anh luôn nói lo tôi không được thoải mái, nhưng anh không quan tâm tôi có thích quan hệ không, mà đêm nào cũng đòi hỏi. Thực sự tôi không hiểu đây là tình yêu chồng dành cho tôi hay sự ích kỷ của anh ta. Tôi muốn ly hôn, nhưng không biết như vậy có đúng hay không?
Tôi thấy chị đã bị bạo lực về thể xác, tinh thần và tình dục. Những gì anh ấy đang làm với chị vẫn quẩn quanh trong chu kỳ bạo lực mà thôi. Sống cùng anh ấy hay chia tay, tôi nghĩ chị là một chuyên gia giỏi nhất cho những quyết định của mình. Tôi chỉ muốn chị hãy suy nghĩ cho kỹ trước mỗi quyết định và tự đặt cho mình câu hỏi liệu thực sự chị muốn có một tình yêu như vậy?
Việc chị cần làm bây giờ là tìm hiểu mục đích của người chồng làm thế để làm gì, vì yêu, hay sự ích kỷ của anh ta? Việc anh ấy kiểm soát xuất phát từ đâu, có phải từ sự thiếu tin tưởng hay có điều gì khiến họ làm như vậy?
Sau sự việc xảy ra anh chồng cũng có sự thay đổi, cũng yêu vợ, nhưng điều họ làm không phải là điều chị muốn. Bản thân họ cũng hiểu sai, có thể họ hiểu rằng phụ nữ rất muốn điều này điều kia, anh ta cố gắng để làm hài lòng chị. Nhưng có thể vì không chia sẻ với nhau nên dẫn tới những mong muốn hoàn toàn ngược lại từ đối phương.
Nếu chị cũng cảm thấy ngột ngạt với điều anh ta đang đối xử, hãy nói lên mong muốn của mình để người chồng có thể thay đổi. Còn không, hãy dũng cảm vượt qua rào cản để tìm hạnh phúc thực sự cho mình. Các tổ chức sẵn sàng giúp đỡ chị. Chị hãy ghi âm lời đe dọa, tra vấn của anh ta, gọi cho công an phường chị đang sinh sống khi bị đánh, chia sẻ tâm sự với người thân bạn bè tin cậy.
Ly hôn cũng là giải pháp mà chị nghĩ tới nếu thực sự anh ta còn bạo lực hoặc làm cho cuộc sống của chị ngột ngạt. Cuối cùng chị hãy nhớ, con chim chỉ có thể hót hay khi được tự do tung cánh trên bầu trời xanh. Hãy mạnh mẽ để hạnh phúc.
Theo VNE
Đêm tân hôn "nhớ đời" vì những sự cố cười ra nước mắt Có những đêm tân hôn nhớ đời mà mỗi khi nhắc đến cả hai vợ chồng để phải...đỏ mặt. Đêm tân hôn là một ngày trọng đại của cuộc đời. Nó mở đầu cho một cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng. Và vì ý nghĩa đó, nó thực sự là khoảnh khắc thiêng liêng với mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên,...