Nhức mắt cảnh hàng loạt học sinh không đội mũ bảo hiểm, phóng xe máy vèo vèo đến trường, hỏi ra lý do càng phẫn nộ hơn
Hiện nay, nhiều trường hợp người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm vẫn diễn ra thường xuyên, phần lớn trong số đó là đối tượng học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, trong khi luật đã ra quy định xử phạt những hành vi này từ khá lâu.
Tình trạng nhiều học sinh phổ thông, nhất là cấp 3 thường xuyên đi xe máy trên 50 phân khối, không đội mũ bảo hiểm đi học đang diễn ra khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng hơn cả, chính sự buông lỏng quản lý của phụ huynh đã khiến các em dường như “nhờn luật”.
Mỗi giờ đi học buổi sáng sớm hay tan học buổi trưa chiều tại nhiều tuyến đường ở Hà Nội như Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Trãi không hiếm để bắt gặp cảnh các em học sinh cấp 3 vô tư điểu khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh trên 50 phân khối để đến trường.
Điều đáng nói dù đang học phổ thông tức chưa đủ 18 tuổi. Nhưng nhiều em đã được bố mẹ sắm cho những chiếc xe máy phân khối lớn từ 110, 125, hay 150 để làm phương tiện đi học.
Chia sẻ với chúng tôi một số học sinh cho biết, mình được đi xe máy đi học vì bố mẹ bận đi làm không có thời gian đưa đón, quãng đường từ nhà tới trường không quá xa chỉ cần đội mũ bảo hiểm là bố mẹ yên tâm.
Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
Video đang HOT
Điều đó có nghĩa học sinh THPT, kể cả đang học lớp 12 cũng chưa được sử dụng xe máy trên 50 phân khối để đi học. Thế nhưng hàng ngày, một lượng không nhỏ học sinh THPT tại Hà Nội cố tình vi phạm luật giao thông.
Ghi nhận sáng 15/10, một lượng lớn học sinh THPT vô tư chạy xe máy trên 50 phân khối, không đội mũ bảo hiểm đi học tại đường Nguyễn Văn Lộc.
Dù được nhà trường tuyên truyền về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ nhưng các em vẫn nghĩ ra cách để “lách luật”.
Vì trong nhà trường chỉ trông xe đạp, xe máy điện hay xe đạp điện. Nên những học sinh này không gửi xe máy ở trong trường.
Phần lớn những học sinh đi xe máy đi học đều gửi xe ở ngoài rồi đi bộ đến trường để tránh bị nhắc nhở.
Mặc dù có chế tài xử lý rất nghiêm với những trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhưng nhiều học sinh đã phớt lờ.
Học sinh chưa đủ tuổi nhưng vẫn thản nhiên đi xe máy chở nhau không đội mũ bảo hiểm đến trường trên đường Lê Văn Lương.
Có nhiều học sinh vi phạm khi thấy CSGT làm nhiệm vụ đã đi lên vỉa hè tìm đủ mọi cách để lẩn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng.
Việc học sinh sử dụng xe máy không đội mũ bảo hiểm đang gây nguy hiểm cho chính các em và những người tham gia giao thông.
Có thể nói trong việc này phần lớn trách nhiệm thuộc về phụ huynh vì đã giao xe cho con mình sử dụng khi chưa đến tuổi theo luật giao thông đường bộ.
Vì thế, ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, nhà trường, phụ huynh và cả xã hội cần có biện pháp mạnh tay, xử lý nghiêm trường hợp học sinh vi phạm.
Theo Helino
Nền giáo dục tiên tiến là nền giáo dục phải chăm lo, ưu tiên cho học sinh khó khăn
Chia sẻ tại Hội thảo "30 năm mô hình giáo dục Đinh Tiên Hoàng và giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông hiện nay", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) cho rằng: Một nền giáo dục văn minh, tiên tiến trước hết phải chăm lo, ưu tiên cho những học sinh gặp khó khăn.
Mới đây, Hội Tâm lý Giáo dục học Hà Nội đã phối hợp với Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình) tổ chức Hội thảo khoa học "30 năm mô hình giáo dục Đinh Tiên Hoàng và giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông hiện nay".
Toàn cảnh buổi Hội thảo.
Theo đó, Hội thảo được tổ chức nhằm làm rõ và khẳng định những quan điểm, phương pháp giáo dục hiện đại đã được vận dụng sáng tạo, thành công ở Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng và những vấn đề cần phát huy tác dụng trong công tác giáo dục đạo đức lối sống hiện nay.
Đồng thời, nêu những quan điểm, phương pháp giáo dục nhằm đảm bảo công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, vai trò của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh đặc biệt.
Thông tin tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) cho biết: Tháng 10/1989, Trường Trung học phổ thông Dân lập Đinh Tiên Hoàng được thành lập với mục đích thu nhận những học sinh không được vào trường quốc lập hoặc đang học tại các trường quốc lập nhưng xếp loại yếu kém về văn hóa, đạo đức, vi phạm kỷ luật bị các trường từ chối không cho học.
Khi xây dựng mô hình giáo dục Đinh Tiên Hoàng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội mong muốn thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, góp phần thực hiện công bằng giáo dục đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Những năm đầu mới thành lập, Trường Đinh Tiên Hoàng tiếp nhận và đào tạo học sinh theo mô hình "giáo dục đặc biệt". Trong đó 60% là học sinh yếu kém về khả năng học tập văn hóa, còn lại là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn như gia đình ly tán, kinh tế sa sút.
Năm 2015, để sát với thực tiễn đời sống và giáo dục Việt Nam, nhà trường chuyển sang mô hình "giáo dục không chọn lọc đầu vào". Mô hình này dựa trên mô hình đánh giá chất lượng giáo dục của UNESCO - "giáo dục cho mọi người".
Từ đó, học sinh Trường Trung học phổ thông Dân lập Đinh Tiên Hoàng đã có kết quả đáng khích lệ: Học sinh biết tự học, tự rèn, tự phát triển năng lực phẩm chất, năng lực đạt mục tiêu cấp học; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông trong nhiều năm đạt từ 95% đến 98%; học sinh sau tốt nghiệp được xã hội tin tưởng, sử dụng...
Đến nay, hơn 10.000 học sinh của trường đã tốt nghiệp Trung học phổ thông. Một số vào đại học, cao đẳng (khoảng 40%), một số học trường nghề rồi tự ra lập nghiệp. Nhiều cựu học sinh của trường đều nhìn nhận khi học tập tại trường, họ đã có môi trường giáo dục thực sự vì học sinh, được nhận sự tin yêu của các thầy cô giáo, của bạn bè. Đó là điều hiếm hoi với những học sinh được xem là "cá biệt" lúc đó.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, những thành công của Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng khi chuyển từ mô hình "giáo dục đặc biệt" sang mô hình "giáo dục không chọn lọc đầu vào" đã cho thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các nhà trường cũng phải chăm lo việc dạy người, đặt việc dạy người lên hàng đầu nhằm đảm bảo công bằng trong giáo dục. Một nền giáo dục văn minh, tiên tiến trước hết phải chăm lo, ưu tiên cho những học sinh gặp khó khăn.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về nhiều vấn đề như: Mô hình giáo dục hiện đại nhằm đáp ứng nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh; văn hóa trường học và xây dựng trường học hạnh phúc; tăng cường hỗ trợ của các hình thức giáo dục ngoài nhà trường cho công tác giáo dục đạo đức lối sống học sinh phổ thông; đổi mới các hình thức giáo dục đạo đức và tác động để phụ huynh cùng đồng hành giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh...
Theo laodongthudo
Hải Phòng: Tông trực diện xe ô tô, 2 thanh niên thương vong Cú tông mạnh vào xe ô tô Honda Civic chạy ngược chiều khiến 2 thanh niên điều khiển xe gắn máy bị thương vong. Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 14 giờ 20 phút ngày 13/10 tại đường 359, khu vực Cống Cờ, xã Tân Dương (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Hiện trường vụ TNGT tại xã Tân Dương, Thủy Nguyên chiều 13/10...