“Như Ý truyện”: Hoàng Hậu và Mai Tần, tranh sủng làm chi để đứa con do mình đẻ ra bị sát hại chẳng thương tiếc!
Trong diễn biến mới nhất của “Như Ý truyện” tình tiết Mai Tần hãm hại Thất A ca để trả thù cho đứa con của mình gây tranh cãi. Là Bạch Nhị Cơ quá nhẫn tâm hay do Hoàng hậu Phú Sát làm sai nên chịu quả báo?
Tập 35 – 36 của Hậu cung Như Ý truyện gây tranh cãi trong khán giả bởi tình tiết Mai Tần – Bạch Nhị Cơ ( Hà Hoằng San) giết con trai của Hoàng hậu Phú Sát Lang Hoa ( Đổng Khiết) để trả thù.
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 1.
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 2.
Bạch Nhị Cơ – Mai Tần.
Năm xưa, sau khi Càn Long lên ngôi hoàng đế, Bạch Nhị Cơ là phi tần đầu tiên mang thai. Vậy nên, trong quá trình nàng chuẩn bị sinh nở, Càn Long ( Hoắc Kiến Hoa) chăm sóc khá kỹ lưỡng. Nhưng thâm cung hiểm ác, Bạch Nhị Cơ chẳng ngờ việc được Càn Long chiều chuộng trong lúc mang thai lại là nguyên nhân khiến nàng chịu khổ.
Vì không muốn Bạch Nhị Cơ sinh con trót lọt, Hoàng hậu Phú Sát Lang Hoa đã chỉ thị cho Tuệ Quý Phi – Cao Hy Nguyệt ( Đồng Dao) và cung nữ A Nhược ( Tăng Nhất Huyên) hãm hại Bạch Nhị Cơ. Lang Hoa thâm độc đến mức khiến đứa trẻ trong bụng Bạch Nhị Cơ trúng độc thủy ngân, đến khi nàng sinh nở thì đứa trẻ có hình thù kỳ dị. Vậy là vừa mới chào đời, con của Bạch Nhị Cơ đã chết. Không những thế, chuyện sinh ra quái thai này cũng là chiêu bài để Lang Hoa vu oan giá họa cho Nhàn Phi – Như Ý ( Châu Tấn). Cuối cùng, Như Ý bị giam vào lãnh cung, phải chịu khổ ải suốt 3 năm dài.
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 3.
Bạch Nhị Cơ từng đau khổ như chết đi sống lại vì đứa con vừa sinh ra đã bị vu là quái thai.
Đến khi sự thật đến tai Bạch Nhị Cơ, nàng ta liền tương kế tựu kế, giết Thất A Ca Vĩnh Tông – con trai Hoàng hậu Phú Sát Lang Hoa. Chẳng bao lâu, phía Trường Xuân cung báo đến, Thất A ca mắc bệnh thuỷ đậu, các Thái y ráo riết hầu bệnh. Hoàng thượng ra lệnh chuyển A ca đến Hiệt Phương điện để cách li với mọi người. Hoàng hậu suy sụp nghiêm trọng khi thấy bảo bối trong tay mình có chuyện.
Video đang HOT
Không lâu sau đó, đúng như mong muốn của Mai Tần, Thất A ca Vĩnh Tông mắc bệnh thuỷ đậu ít hôm thì như lá vàng cuối thu, gặp phải trận gió lớn thổi đến liền rơi rụng. Chỗ dựa cuối cùng của Hoàng hậu chính thức không còn.
Cuộc chiến tranh sủng, giành quyền lực ở Tử Cấm Thành tàn ác đến mức chẳng những phi tần bỏ mạng mà đến những đứa trẻ tội nghiệp như con của Bạch Nhị Cơ hay Thất A Ca cũng phải chịu vạ lây.
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 4.
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 5.
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 6.
Hoàng hậu Phú Sát gào khóc khi Vĩnh Tông qua đời.
Vào đêm cả Tử Cấm Thành khóc than, buồn bã vì Vĩnh Tông, Bạch Nhị Cơ mang đàn tỳ bà ra gảy. Nàng bảo rằng trước đây đã phải khóc thương cho con trai của mình trong câm lặng, thì bây giờ, Hoàng hậu Phú Sát Lang Hoa cũng phải chịu cùng nỗi khổ đau này. Tranh qua giành lại để làm gì khi mà đứa con do mình đứt ruột đẻ ra bị sát hại chẳng thương tiếc. Là Bạch Nhị Cơ quá nhẫn tâm hay do Hoàng hậu Phú Sát làm sai nên chịu quả báo?
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 7.
Đổng Khiết – Hà Hoằng San giết hại nhau: Chỉ có trẻ con ở Như Ý truyện là chua xót nhất! – Ảnh 8.
Bạch Nhị Cơ có phải quá nhẫn tâm khi giết trẻ con để trả thù?
Trên các diễn đàn phim ảnh, một số khán giả bày tỏ: “Thật sự đến đoạn Vĩnh Tông chết, tôi không thể chịu nổi. Quá tàn nhẫn”, “Giết hại trẻ con là điều cực kỳ tàn nhẫn”, “Bây giờ mới hiểu lý do vì sao bộ phim bị yêu cầu cắt xén bớt tình tiết. Tất cả các nhân vật đều có mưu kế khó lường”, “Thương Hoàng hậu quá, dù có làm ác thế nào thì cũng là tội của một mình Hoàng hậu. Không thể trút lên trẻ con như thế được”.
Theo Hay.tv
'Diên Hi công lược' và 'Hậu cung Như Ý truyện': Phim nào có tính cách nhân vật bám sát lịch sử hơn?
Bản tính của các nhân vật trong "Hoàn Châu cách cách", "Chân Hoàn truyện", "Diên Hi công lược" và "Như Ý truyện" có thật sự giống trong lịch sử hay không? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Bộ phim truyền hình Diên Hi công lược ( ó10;ă15;) hiện nay đang là tâm điểm của màn ảnh nhỏ, và bộ phim Hậu cung Như Ý truyện (ê67;ú87;Ê56;) cũng đã chính thức phát sóng, cả hai bộ phim được xem là đang "cạnh tranh khốc liệt" để giành lấy được vị trí "chiến thắng". Hai bộ phim này cùng với hai bộ phim cổ trang cung đấu khác là Hoàn Châu cách cách, Hậu cung Chân Hoàn truyện đều có cùng điểm chung là nói về câu chuyện của vua Càn Long và các phi tần của ông, thế nhưng nhân vật chính lại không giống, thậm chí là tính cách nhân vật của mỗi bộ phim cũng đều khác nhau.
Trong mỗi tác phẩm đều có chung một nhân vật, thế nhưng sau khi trải qua sự miêu tả của các biên kịch khác nhau thì bản tính và cách thiết kế nhân vật cũng hoàn toàn khác. Chính vì điều này mà có không ít khán giả lật lại lịch sử để kiểm tra xem rốt cuộc phiên bản nào mới thật sự đúng với lịch sử.
Lệnh phi rốt cuộc có phải là "cô gái tâm cơ" hay không?
Lệnh phi trong lịch sử họ Ngụy, người Giang Tô, con gái của Nội quản lĩnh Ngụy Thanh Thái. Bởi vì thân phận thấp kém nên lúc tiến cung cô chỉ là một cung nữ, sau này mới bước vào Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, đổi họ thành Ngụy Giai. Một đời cô sinh cho vua Càn Long bốn hoàng tử, hai công chúa, cô cũng là mẫu thân của Gia Khánh Đế. Từ đây có thể chứng minh được sự sủng ái của Hoàng đế đối với cô.
Lệnh phi trong Hoàn Châu cách cách là một nhân vật hiền lương, vào những lúc Tiểu Yến Tử (Triệu Vy) gặp nguy hiểm, cô luôn kịp thời dẫn Hoàng thượng đến giải nguy. Tính cách hiền lương thục đức của Lệnh phi luôn được so sánh đối lập với tính cách độc ác hung tàn của Hoàng hậu.
Còn trong Diên Hi công lược, Lệnh phi được nâng lên làm nữ chính. Cô vì cái chết của người chị mà mạo hiểm tiến cung tìm ra chân tướng, cuối cùng cô từ một cung nữ trở thành Hoàng quý phi. Nếu so với lịch sử thì con đường thăng tiến của "thiếu nữ Lệnh phi" trong Diên Hi công lược là giống nhất.
Thế nhưng trong Hậu cung Như Ý truyện, Lệnh phi lại trở thành một nhân vật của "phái phản diện". Nguyên nhân là do mối quan hệ của Lệnh phi và Như Ý không chỉ là "đối thủ tình trường" mà còn là mối quan hệ có mâu thuẫn lợi ích vô cùng lớn, đặc biệt là khi con trai của Lệnh phi được phong làm Hoàng trữ, hai người từ đây càng "đấu đá" hơn nữa. Biên kịch đã viết ra tính cách nhân vật khác biệt như vậy chỉ có thể nói là "Ai làm nữ chính thì người đó càng lương thiện hơn một chút".
Hoàng hậu trong Hoàn Châu cách cách rốt cuộc có xấu xa không?
Tần Lam trong Diên Hi công lược và Đổng Khiết trong Hậu cung Như Ý truyệnđều diễn cùng một nhân vật đó là vị Hoàng hậu đầu tiên của vua Càn Long - Phú Sát Thị. Từ tính cách nhân vật trong các phiên bản khác nhau, mọi người đều cho rằng phiên bản Hoàng hậu Phú Sát Thị của Đổng Khiết là nhân vật có tính cách tuân theo lịch sử nhất.
Bên cạnh đó, nhân vật Hoàng hậu thứ hai Huy Phát Na Lạp Thị của vua Càn Long trong Hoàn châu cách cách do Đới Xuân Vinh đảm nhiệm so với các phiên bản Kế hậu khác cũng không khác nhau nhiều. Vị Hoàng hậu này trong Hậu cung Như Ý truyện gọi là Như Ý, trong Diên Hi công lược gọi là Nhàn phi, ngoài ra trong Hậu cung Chân Hoàn truyện cũng có xuất hiện với cái tên Thanh Anh.
Vị Hoàng hậu này dưới ngòi bút của các kịch bản khác nhau đã có được tính cách khác nhau, quá trình trải qua vận mệnh khó khăn, lận đận cũng không giống nhau. Tóm lại chính là "Ai là nữ chính thì sẽ được Hoàng thượng yêu thương, sủng ái hơn một chút".
Cuối cùng thì biên kịch nào đang viết sai sự thật so với lịch sử?
Cùng một nhân vật trong các bộ phim khác nhau, tại sao lại có sự khác biệt giữa các nhân vật lớn như vậy? Đối với vấn đề này, có biên kịch trả lời với báo chí rằng: " Bởi vì chủ ý của biên kịch không giống nhau, cho dù cùng một nhân vật trong lịch sử thế nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi việc không khớp với nhau, việc này không thể nào ngăn chặn được. Nhưng chỉ cần tình tiết hợp lí, nhân vật được gầy dựng ổn thỏa, thì kiểu nghệ thuật này cũng đã được xem là hợp lí, có thể chấp nhận được". Vì vậy mà chẳng trách được việc tình trạng "một nhân vật nhiều tính cách" xuất hiện, cho nên cư dân mạng luôn có một câu nói chính là "nội dung lịch sử trong phim truyền hình quả thật đừng bao giờ tin".
Theo Saostar
Top 7 phim vượt mốc 7 điểm trên trang đánh giá hàng đầu Trung Quốc, nhiều cái tên sẽ khiến bạn bất ngờ Từ 'Hương mật tựa khói sương', 'Thiên khanh ưng liệp' đến 'Thiên thịnh trường ca'... đều lọt vào danh sách này. Có thể nói, đã rất lâu rồi, những trái tim yêu phim Hoa ngữ mới sống lại khoảng thời gian được thưởng thức các tác phẩm chất lượng một cách liên tục. Không chỉ thu hẹp nội dung ngôn tình hay cung...