Như Ý đích thị là “thánh lầy” của Như Ý Truyện vì 3 hành động này
Bộ phim “Hậu Cung Như Ý Truyện” đang phát sóng những tập đầu tiên được đông đảo khán giả đón nhận. Tạm quên đi những tranh đấu chốn hậu cung cùng thư giãn với những hành động “siêu lầy ” của Như Ý.
1. Đánh rắm giữa đại điện
Ngay ở tập đầu tiên của Hậu Cung Như Ý Truyện, Như Ý ( Châu Tấn) lúc này vẫn còn là Thanh Anh đã khiến khán giả… giật mình bằng hành động có chút bất nhã.
Vì lý do A mã (Na Nhĩ Bố) và cô mẫu (hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp Thị) bắt ép nên Thanh Anh mới tham gia cuộc tuyển chọn tú nữ cho tam a ca. Thế nhưng vốn có tình cảm với Tứ A Ca Hoằng Lịch mà Thanh Anh đã tìm cách để bản thân không được chọn.
Nàng đã tiết lộ với Hoằng Lịch chiêu để mình thoát khỏi buổi tuyển tú chính là ăn thật nhiều đậu để… đánh rắm!
Hình như trò “xì hơi” này rất vui thì phải?
Chi tiết này gợi nhớ đến Tiểu Yến Tử (Triệu Vy) trong ” Hoàn Châu Cách Cách” của 20 năm về trước. Cũng bởi tính tình thích quậy phá, bướng bỉnh mà các cách cách trong triều đại Nhà Thanh được yêu mến hơn.
2. Lột bỏ chiếc áo mà Hoàng hậu đích thân cài cho
Cô nàng lắm chiêu này còn dám cãi lời hoàng hậu khi nói sẽ không đến cuộc tuyển tú nữ cho Tứ A Ca. Hoàng hậu đã phải đích thân lựa chọn bộ y phục mới, tự tay cài từng khuy áo cho Thanh Anh. Thế nhưng chỉ vừa nói dứt câu, nàng đã quay đi, vừa đi vừa cởi bỏ áo mới. Hoàng hậu chỉ còn biết đứng lắc đầu ngao ngán mà rằng: “Nha đầu này ngang bướng quá”.
Video đang HOT
Nàng dù có “lầy” đến đâu thì vẫn là vợ trẫm
3. Giật thang khiến Càn Long xém té
Chưa hết trong tập 5 của bộ phim sau, khi được lĩnh giáo văn hóa phương Tây từ Lang đại nhân (Lang Thế Ninh), Như Ý cỏ vẻ rất hứng thú và không ngừng suy nghĩ về nó. Nàng nhận ra văn hóa ở Tây Dương khác xa so với Đại Thanh, việc phu thê một nam một nữ đã là điều khó xảy ra trong hoàng cung, còn cả chuyện nương tử có thể bỏ phu quân lại càng khó chấp nhận. Đắn đo suy nghĩ thế nào rồi cuối cùng Như Ý cũng quyết tâm hỏi Càn Long cho bằng được. Kết quả, nàng bị mắng tơi tả rồi hậm hực bỏ về, khi đi về vẫn không quên kéo chiếc thang mà Càn Long đang ngồi, suýt chút làm Càn Long ngã chỏng vó.
Như Ý tinh nghịch đối đáp Hoàng thượng.
Sau phi vụ kéo thang làm Càn Long giận, Như Ý đã vẽ một bức tranh để tặng cho hoàng thượng. Dáng vẻ vừa lén lút vừa hớt hải của Như ý khi cố tình chạm muốn mặt Càn Long để trao tranh khiến khán giả bật cười.
Những hàng động tinh quái của Như Ý được thể hiện một cách vô cùng dễ thương qua sự nhập vai của Châu Tấn. Nếu như sau này có một ngày Như Ý vì yêu, vì tranh đấu chốn hậu cung mà thay đổi, thì hãy nhớ rằng đã từng có một Như Ý “siêu lầy lội” và đáng yêu biết nhường nào.
Đón xem Như Ý Truyện phát sóng 20h mỗi ngày (19h địa phương) trên trang Tencent, tài khoản VIP được xem trước 6 tập.
Theo Trí Thức Trẻ
Cùng là "Phú Sát Hoàng Hậu", nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn
Ở "Diên Hi Công Lược" hay "Như Ý truyện", Phú Sát Hoàng Hậu luôn là nhân vật được khán giá dành nhiều sự quan tâm chú ý.
Vì cùng khai thác đề tài cung đấu và lấy bối cảnh cùng một thời vua Càn Long cho nên Diên Hi Công Lược và Hậu Cung Như Ý truyện sở hữu tuyến nhân vật chính khá giống nhau, từ vua Càn Long, Phú Sát Hoàng Hậu, Lệnh Phi, Nhàn Phi... Chính sự giống nhau này khiến cho dàn nhân vật trong cả hai tác phẩm bị đem lên bàn cân so sánh.
Sau khi Như Ý Truyện lên sóng, ngoài nữ chính Như Ý (Châu Tấn), nhân vật bị khán giả "soi" nhiều nhất chính là Phú Sát Hoàng Hậu. Phiên bản Phú Sát Lang Hoa do Đổng Khiết thủ vai đang được người xem tích cực so sánh với nàng Phú Sát Dung Âm vốn nhận được nhiều tình cảm từ khán giả Diên Hi Công Lược của Tần Lam.
Phú Sát Hoàng Hậu của Tần Lam và Đổng Khiết: Cùng một người, nhưng tính cách lại trái ngược hoàn toàn
Nhan sắc: Kẻ tám lạng, người nửa cân
Bàn về nhan sắc, thì Đổng Khiết và Tần Lam đúng là "một chín một mười". Cả hai nữ diễn viên đều được đánh giá là có ngoại hình toát lên khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ, phù hợp với nhân vật Phú Sát Hoàng Hậu. Ở tuổi 37, Tần Lam vẫn khiến khán giả trầm trồ vì nhan sắc trẻ trung không chút tì vết của mình. Bên cạnh ngoại hình đẹp, giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào như rót mật vào tai của Tần Lam chính là điểm mấu chốt khiến khán giả "chết mê chết mệt" Phú Sát Hoàng hậu.
Nàng Phú Sát Dung Âm xinh đẹp, đức độ hiền từ, giọng nói ngọt ngào như rót mật vào tai
Tần Lam dù khiến khán giả trầm trồ vì khả năng "lão hóa ngược"
Trong khi đó, ữ diễn viên Đổng Khiết dù danh tiếng không còn được như xưa, nhưng cô vẫn xinh đẹp không thua gì thời trẻ. Phải trải qua bao nhiêu sóng gió từ những ồn ào tình ái khiến sự nghiệp sụp đổ, nữ diễn viên trở lại với nhan sắc đằm thắm và từng trải.
Đổng Khiết mang tới một Phú Sát Hoàng Hậu trưởng thành, đằm thắm.
Tính cách trên màn ảnh: Người hiền lương thục đức, kẻ khẩu Phật tâm xà
Trong lịch sử, Phú Sát thị từ năm 16 tuổi đã được gả vào Bảo Thân phủ, trở thành Đích phúc tấn của Tứ A Ca Hoằng Lịch. Tương truyền lúc sinh thời, Càn Long rất yêu thương Phú Sát thị, sau khi Hoàng hậu qua đời, Càn Long vẫn luôn hoài niệm về bà. Phú Sát Hoàng hậu trong lịch sử được miêu tả là người hiền lương thục đức, là bậc mẫu nghi thiên hạ, trong Diên Hi Công Lược, Tần Lam đã thể hiện rất xuất sắc những mặt tính cách này của bà.
Trong "Diên Hi Công Lược" Phú Sát Hoàng Hậu có tên thật là Phú Sát Dung Âm, là người hiền lương thục đức, được khán giả vô cùng yêu thích
Cùng một nhân vật Phú Sát Hoàng hậu nhưng cách xây dựng của Như Ý truyện lại hoàn toàn trái ngược với Diên Hi. Nếu Phú Sát Dung Âm ngay thẳng, không màu mè, không giả tạo, thì nàng Phú Sát Lang Hoa của Đổng Khiết lại là người mưu mô xảo quyệt, khẩu Phật tâm xà, bề ngoài tỏ ra cần kiệm, hiền thục, nhưng trong lòng lúc nào cũng lo lắng bị giành mất vị trí Hoàng hậu. Nàng luôn nghĩ cách để giành được sự sủng ái từ Hoàng thượng, sẵn sàng mưu hại những phi tần khác để giữ vững vị trí nắm quyền hậu cung của mình.
Phú Sát Lang Hoa bề ngoài tỏ ra hiền thục độ lượng, nhưng trong thâm tâm lại luôn nghi kị, có ý đồ hãm hại người khác
Không chỉ khác nhau ở tính cách, mà Phú Sát Lang Hoa của Như Ý Truyện còn không được nhận sự sủng ái từ Càn Long như Phú Sát Dung Âm của Diên Hi Công Lược. Dung Âm được Càn Long yêu chiều quan tâm bao nhiêu, Lang Hoa lại bị ghét bỏ bấy nhiêu. Cuối đời, ở hai phiên bản Phú Sát Hoàng hậu đều qua đời ở độ tuổi rất trẻ, nhưng nguyên nhân cái chết của Lang Hoa và Dung Âm lại không hề giống nhau. Trong Diên Hi Công Lược, Dung Âm sau khi phát hiện ra Càn Long và Nhĩ Tình gian díu với nhau, vì quá đau lòng mà tự vẫn. Về phần Lang Hoa, sau sự cố bị rơi xuống nước trong chuyến du hành phía Nam, Lang Hoa đổ bệnh rồi qua đời.
Một bên Phú Sát Dung Âm độ lượng, chính trực, một bên là Phú Sát Lang Hoa âm mưu thủ đoạn, bạn chọn ai?
Theo Trí Thức Trẻ
Ơ, sao nhân vật Diên Hi Công Lược đang đứng trong poster của Như Ý Truyện thế này? Phú Sát Hoàng Hậu và Nhàn phi của Diên Hi Công Lược xuất hiện trên poster Như Ý Truyện? Chuyện nghe qua có vẻ hoang đường nhưng tin này đang râm ran trên khắp Weibo đó các bạn ạ! Cổ nhân nói không sai, "oan gia thì ngõ hẹp", mặc cho cộng đồng fan của hai bộ phim Diên Hi Công Lược và...