Như một thánh đường châu Âu lộng lẫy giữa cố đô
Tọa lạc tại một thung lũng bằng phẳng giữa vùng rừng núi của huyện Nho Quan, Đan viện Châu Sơn với lịch sử gần một trăm năm đẹp và thanh bình như một thánh đường châu Âu giữa miền đất cố đô Ninh Bình linh thiêng, huyền thoại.
Đan viện Châu Sơn mang vẻ đẹp cổ kính của một thánh đường châu Âu
Đan viện Châu Sơn được xây dựng năm 1939, nằm trong khu vực rừng núi yên tĩnh của huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), hướng theo trục Tây – Đông. Quần thể Đan viện với tổng diện tích rộng hàng chục hecta, bao gồm nhiều hạng mục như nhà thờ Châu Sơn, dòng tu, vườn cầu nguyện Fatima, vườn hoa tiểu cảnh…
Từ cổng vào, thánh đường Châu Sơn hiện ra với màu tường gạch đỏ au nổi bật giữa màu xanh bát ngát của những hảng cây
Nhà thờ Châu Sơn được thiết kế theo kiểu gothic với bức tường bao quanh dày tới 0,6m, chỗ có cột dày 1,2m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ. Nhìn từ hai bên, điểm nhấn suốt chiều dài 64m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng; tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình người vác thánh giá và cầu nguyện.
Nhà thờ Châu Sơn với chiều dài 64m
Thiết kế theo phong cách kiến trúc gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát mang đậm nét kiến trúc của các nhà thờ cổ châu Âu, phía trong thánh đường Châu Sơn ánh sáng tự nhiên vừa đủ lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn tôn lên những hàng cột tròn, những họa tiết trang trí và phù điêu có tính khái quát cao. Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng thánh đường.
Video đang HOT
Trong lòng tòa thánh với kiến trúc sâu hun hút gợi cho ta liên tưởng về sự huyền bí, linh thiêng
Những cửa sổ mái vòm cực kỳ tinh xảo, lấy ánh sáng tự nhiên, là đỉnh cao nghệ thuật và kiến trúc
Những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng; tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh họa hình các Thánh, hình người vác thánh giá và cầu nguyện.
Ngoài thánh đường Châu Sơn với đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc, Đan viên còn hút hồn du khách bởi khuôn viên rộng với nhiều tiểu cảnh tuyệt đẹp, khung cảnh yên tĩnh, thanh bình. Men dưới bóng râm của bức tường gạch đỏ trăm năm tuổi hay những tàng cây cổ thụ xanh um là lối sỏi trắng cũ kỹ nằm im lìm giữa hai bên thảm cỏ xanh mướt điểm xuyết vô vàn nhưng bông hoa li ti của các loài kỳ hoa dị thảo…
Khuôn viên Đan viện Châu Sơn với rất nhiều hạng mục: hoa cảnh, hồ nước, cầu cuốn
Khu vườn cầu nguyện với những viên đá bạch ngọc như những quả trứng khổng lồ
Và khu vườn chum khổng lồ kiên nhẫn và tĩnh lặng lấng nghe tất cả những tâm sự, nguyện cầu của nhân gian
Vườn cầu nguyện trong khuôn viên tòa thánh với các tiểu cảnh: vườn tượng thánh, hồ nước, khu vườn chum với những chiếc chum khổng lồ nằm la liệt, khu vườn đá bạch ngọc (những viên đá trắng tinh như quả trứng khổng lồ nên còn được gọi là vườn trứng)… Tất cả đều cực kỳ ấn tượng và khác biệt, không giống bất kỳ khuôn viên một tòa thánh nào nhưng lại có nét chung là đều hướng đến sự tĩnh lặng, thanh bình.
Có điều, Đan viện Châu Sơn không phải là điểm tham quan du lịch. Bởi vậy, không phải ai biết cũng được vào lễ thánh hoặc tham quan. Nơi đây chỉ mở cửa đón khách theo thời gian nhất định. Nếu bạn đủ duyên, hãy ghé thăm nơi đây vào một ngày đẹp trời và mang theo những cầu nguyện tốt lành để “Chúa ở lại cùng anh chị em”…
Bảo Trâm
Những nhà thờ bước ra từ tranh vẽ
Phong cách kiến trúc của Nga, đặc biệt là nhà thờ luôn có nhiều điểm khác biệt, lôi cuốn hơn so với khu vực.
Đầu tiên những mái thánh đường đều có hình củ hành, ngọn lửa vươn cao. Tiếp đến là hình họa, trạm khắc phong phú, màu sắc rực rỡ huyền ảo, như một lâu đài trong cổ tích.
Nhà thờ tòa thánh Đức Mẹ Kazan.
Chất liệu của từng thánh cung cũng rất đa dạng, thường là sự kết hợp của cả gỗ, đá, gạch, ngói, thủy tinh lẫn kim loại..., song ấn tượng nhất vẫn là gỗ, với phần lớn các công trình đều được đóng, ghép từ các loại gỗ bạch dương, vân sam tuyết tùng cổ thụ... Khó có thể kể hết được những kiệt tác kiến trúc nhà thờ của Nga, bởi vì mỗi vùng miền đều có tới hàng chục, hàng trăm thánh đường đặc sắc, được thiết kế dưới nhiều trường phái thú vị riêng, từ Byzantine, Baroque, Phục Hưng tới lối Anh, Pháp, Đức... Thế nhưng phải đề cập tới một số công trình tiêu biểu sau:
Thánh đường St. Basil ở thủ đô Moscow, do hai kiến trúc sư Barna và Postnik thiết kế xây dựng năm 1555 - 1560. Vừa là nhà thờ đẹp nhất toàn quốc, Thánh đường St. Basil vừa là một công trình tôn giáo đầu tiên của Nga. Công trình gồm 9 nhà thờ, trông như một ngọn đuốc bốc cao rực hồng.
Vẫn phong thái trên, nhưng đã pha nhiều yếu tố hiện đại và không kém phần tráng lệ là Nhà thờ Igor thánh thần xứ Chernigov ở Moscow. Vì thánh đường có đến 10 mái vòm hình củ hành sặc sỡ, và xung quanh là các bức tường trang trí hình cánh hoa, hình cung, như thể một đại đóa xòe nở và mang màu trắng tinh khôi. Chỉ mới ra đời năm 2012, song công trình đã nổi tiếng vì vẻ đẹp kiến trúc cũng như sự kỳ vĩ (có sức chứa 1.200 người).
Nhà thờ Đức Mẹ quy thiên Omsk.
Dù nằm xa xôi, bên bờ hồ Baikal thuộc thành phố Irkutsk -Siberia, Tòa thánh Đức Mẹ Kazan vẫn luôn đông khách, bao gồm các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới đổ về bởi vẻ uy nghi, ấm áp, mang sắc lửa (màu đỏ) trong tuyết trắng. Hình dáng từ xa của thánh đường cũng như một quả tim, một bàn tay đang chắp khẩn cầu giữa cái lạnh se sắt của mùa đông. Tòa thánh Đức Mẹ, còn được gọi là Hồng Đường, đã mở cửa từ mùa lễ Phục Sinh năm 1892.
Thánh đường Chúa Biến hình ở Star City lại có tường làm hoàn toàn bằng gỗ sơn vàng và mái xanh lam đậm. Công trình cao 39 m, rộng 212 m2 và được đóng từ gỗ thông và tùng của vùng Angarsk với 13 gian (13 vòm) tượng trưng cho Chúa Jesus và 12 tông đồ. Nhìn bề ngoài, nhà thờ giống như một ngọn đuốc đang bốc lên.
Nhà thờ Chúa Biến hình ở Star City.
Bên cạnh những thánh đường tuyệt đẹp này, trên khắp nước Nga còn nhiều thánh đường uy nghi, lộng lẫy khác, như Thánh đường Truyền tin Yoshkar-Ola, Thánh đường Chúa Cứu thế Yaroslavl, Thánh đường Đức Mẹ quy thiên Omsk, Thánh đường Nơi giáng sinh của St. John Baptist St. Petersburg, Thánh đường St. Peter và Paul Peterhof, Thánh đường Stroganov Nizhny Novgorod...
Chu Mạnh Cường
Theo giaoducthoidai.vn
Nhà thờ đẹp như trời Âu ở Nam Định Nhà thờ Phú Nhai (Nam Định) sở hữu những mái vòm lộng lẫy, tháp chuông cao vút không thua kém các thánh đường cổ kính châu Âu. Hữu Nhân Theo news.zing.vn