Như đóa hoa thơm ngát giữa đời
Mang trong mình căn bệnh ung thư nhưng bà Trần Thị Hồng Khánh (68 tuổi, ngụ xã Bảo Hòa, H.Xuân Lộc) đã vượt lên số phận, dành toàn bộ thời gian của mình để giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn.
Bà Trần Thị Hồng Khánh mang những suất cơm từ quán cơm chay 2 ngàn đồng ( P.Xuân Trung, TP.Long Khánh) cho những hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: L.Na
Hơn 22 năm kể từ giây phút biết mình mang trọng bệnh, đến nay bà Khánh vẫn ra sức làm “nhịp cầu” kết nối các tấm lòng hảo tâm. Bà luôn khiến người đối diện cảm thấy mình đang trò chuyện, kết nối với một người có trách nhiệm, đáng tin cậy.
* Lặng lẽ giúp người
Ngôi nhà nhỏ của bà Khánh nằm trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Bảo Hòa chất đầy những bao quần áo, những chiếc xe đạp cũ. Mỗi ngày 2 lần bà đến các khu chợ ở H.Xuân Lộc, TP.Long Khánh (lúc 10 giờ) và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (lúc 19 giờ) để xin các thực phẩm như: rau, củ, quả đem về tặng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom và TP.Long Khánh.
Bà Khánh cho biết, bà quê ở Bình Định, sau ngày đất nước thống nhất gia đình bà theo diện đi phát triển kinh tế mới vào H.Xuân Lộc sinh sống và lập nghiệp. Trên mảnh đất mới, bà cùng với chồng làm nghề buôn bán, mở đại lý phân bón. Được một thời gian, việc làm ăn thất bại, vợ chồng bà trở về với việc làm nông. “Thất bại trong kinh doanh, chúng tôi quay về với ruộng vườn. Nhà có 2 ngàn m2 đất, chúng tôi đã trồng cây ăn quả để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình” – bà Khánh kể.
Trong khoảng thời gian buôn bán và cả những lúc làm ăn thất bát, bà Khánh vẫn âm thầm góp sức với các mạnh thường quân ở H.Xuân Lộc và TP.Long Khánh tham gia các hoạt động thiện nguyện. Năm 1998, bà phát hiện mình bị ung thư và rơi vào tuyệt vọng. Song với suy nghĩ, bản thân không còn nhiều thời gian mà còn quá nhiều việc muốn nhưng chưa làm được nên bà chấp nhận bệnh tật, cố gắng sống ý nghĩa hơn.
Tuổi ngày càng cao, sức khỏe yếu đi nhiều sau những lần phẫu thuật nhưng bà Khánh không bỏ lỡ một buổi chợ nào. Thực phẩm xin được ở chợ, bà đem về nhà, chia đều ra các túi ny-lông nhỏ, tranh thủ buổi trưa và buổi chiều đến từng hộ gia đình phát cho các hoàn cảnh khó khăn. Biết tiếng bà Khánh hay làm thiện nguyện, nhiều người gọi đến nhờ bà kết nối giúp đỡ khi người thân, người quen, hàng xóm… của họ cần sự hỗ trợ, sẻ chia để có điều kiện chữa trị bệnh tật hiểm nghèo hay vượt qua những tai ương, hoạn nạn.
“Mỗi lần nhận thông tin, tôi đến tận nơi để xác minh. Sau khi nắm chắc các thông tin đúng sự thật, hoàn cảnh đó thật sự cần cộng đồng chung tay, tôi kêu gọi những mạnh thường quân từng làm thiện nguyện trước đây, những người thân quen của mình cùng góp sức. Ngoài các nhu yếu phẩm như: gạo, mắm, rau quả, tôi còn kêu gọi cộng đồng giúp các hoàn cảnh khó khăn xây nhà tình thương, tìm chỗ ở ổn định, tặng xe đạp cho trẻ em ở vùng sâu…” – bà Khánh chia sẻ.
Video đang HOT
Chị Đặng Thị Hồng Ngọc, quản lý quán cơm chay 2 ngàn đồng (P.Xuân Trung, TP.Long Khánh) cho biết: “Mặc dù đang mang trong mình căn bệnh ung thư nhưng đều đặn mỗi ngày bà Khánh đều đến quán cơm chay xin
20-30 phần cơm để đi phát cho người nghèo. Sự tận tâm của bà Khánh đã kết nối tấm lòng của các mạnh thường quân tại quán cơm chay 2 ngàn đồng đến đúng địa chỉ, để hoạt động thiện nguyện thực sự có ý nghĩa hơn”.
* Sẻ chia từ tấm lòng yêu thương
Bà Khánh cho hay, không phải chỉ khi đứng trước căn bệnh ung thư, sinh tử cận kề bà mới ghi nhớ lời Bác Hồ dạy về tình yêu thương mọi người, quan tâm, giúp đỡ mọi người mà công việc thiện nguyện này được bà lặng lẽ làm trong suốt hơn 30 năm qua. Dù tuổi cao, bệnh ung thư tái phát, nhiều khi hành hạ nhưng bà vẫn luôn cố gắng đóng góp công sức mình giúp đỡ cộng đồng, xây dựng quê hương.
Nhiều năm qua, người dân xã Bảo Hòa vẫn cám cảnh khi nhắc lại trường hợp gia đình bà Thị Nhường có chồng và con nhỏ đều bị bại liệt. Bản thân bà Nhường cũng mắc bệnh suy thận, hằng tháng phải đi chạy thận tại bệnh viện nên kinh tế chật vật, “giật gấu vá vai”. Khi biết hoàn cảnh bà Nhường rất cần sự sẻ chia, hỗ trợ kịp thời của những tấm lòng hảo tâm, bà Khánh đã trực tiếp gặp rồi vận động mọi người giúp đỡ.
“Hiện nay, đều đặn mỗi tháng bà Nhường được mạnh thường quân hỗ trợ 500 ngàn đồng. Cùng với đó, tôi đã xin thêm các phần quà như: gạo, nước mắm, rau quả để phụ giúp bà Nhường mỗi ngày. Tôi nghĩ rằng sự sẻ chia từ tấm lòng yêu thương sẽ lan tỏa những điều tốt đẹp. Chỉ có yêu thương mới mang đến sự ấm áp, niềm tin, động lực để mỗi người cố gắng vươn lên” – bà Khánh nói.
Những lúc cần tiền gấp để hỗ trợ một hoàn cảnh nào đó mà chưa tìm được mạnh thường quân, bà Khánh không ngần ngại xin làm phục vụ rửa chén bát tại các quán ăn và phụ bán hàng ở chợ. Số tiền kiếm được, bà dồn hết lo cho người nghèo. Bà Khánh cho hay, bà không nhớ mình đã sẻ chia với bao nhiêu hoàn cảnh, bởi với bà “giúp đỡ được ai thì giúp, đong đếm làm gì”.
Thường xuyên được bà Khánh đến hỗ trợ phần cơm, rau quả và gạo, ông Trần Văn Long (xã Bảo Hòa) bày tỏ: “Gia đình tôi rất vui và biết ơn bà Khánh cùng các mạnh thường quân giúp đỡ trong thời gian qua. Những việc làm của bà Khánh góp phần thắp sáng niềm tin cho những người bất hạnh, nuôi dưỡng và lan tỏa yêu thương. Từ đó, nhân mầm thiện nguyện, làm nhịp cầu truyền tải tình người trong cộng đồng”.
Như đóa hoa thơm ngát giữa đời, bà Trần Thị Hồng Khánh đã vượt qua nỗi đau bệnh tật của bản thân để đem yêu thương chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Bà Khánh vui mừng cho biết, hiện tại bà đã xin được mấy chục bao quần áo cũ, gần 10 chiếc xe đạp cũ. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đi xin và tìm mua lại những chiếc xe đạp cũ về sơn sửa lại. Dự tính cuối năm nay, bà cùng với các mạnh thường quân sẽ tổ chức chuyến xe về những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tặng lại cho bà con.
“Trước sân nhà tôi có góc đất trống, tôi đang cho thuê đậu một chiếc ô tô, mỗi tháng thu 700 ngàn đồng. Số tiền đó, tôi dùng để mua gạo và mì gói giúp đỡ thêm các hoàn cảnh khó khăn. Tôi chỉ mong, từ những việc mình làm cùng với cộng đồng sẽ lan tỏa thêm sự quan tâm, yêu thương tạo nên những cảm xúc tích cực hơn trong cuộc sống” – bà Trần Thị Hồng Khánh chia sẻ.
Ngành điều gặp hạn vì dịch Covid-19, nông dân không buồn đi mót quả
Dịch Covid-19 làm ngành chế biến, xuất khẩu điều nhân đình đốn. Giá điều thô thu mua từ nông dân cũng "mịt mờ"... Nỗi lo chồng chất của quý I chưa giải quyết hết, ngành điều đang khuyến cáo chuẩn bị đối phó tiếp khó khăn của vụ điều quý I năm sau.
Mùa điều ảm đạm
Dừng tay bên thùng điều mới lặt xong hạt, anh Tấn Tâm ngụ TP.Long Khánh (Đồng Nai) kể, đi nhặt hạt cả buổi sáng chỉ được 7-8kg. Mấy ngày sau chắc cũng không khá hơn vì hết mùa rồi. Anh đang tranh thủ mót được tới đâu thì gom bán hết cho thương lái.
"Giá điều càng ngày càng giảm thấp, nông dân cũng chẳng buồn phơi khô để trữ lại chờ giá cao, vì vừa nhọc công mà giá không chênh lệch nhiều" - anh Tâm nói.
Nông dân TP.Long Khánh (Đồng Nai) thu nhặt điều cuối vụ. Ảnh: T.K
Theo anh Tâm, từ 28.000 đồng/kg đầu vụ, giá điều nay chỉ còn trên dưới 15.000 đồng/kg. Với mức giá như thế, dù năng suất điều có cao thì lợi nhuận cũng chẳng đáng là bao sau khi trừ hết chi phí. Dù ngành chế biến điều phát triển mạnh, cây điều ở Đồng Nai vẫn là cây chủ lực nhưng càng ngày nông dân càng khó giữ cây điều. Anh Tâm bảo: "Hết vụ này chắc tôi chặt bỏ bớt cây điều, tìm thứ khác trồng xen canh chứ độc canh cây điều là thua!".
Dù giá điều đang rẻ như thế nhưng các doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều không mặn mà thu mua. Chính họ cũng gặp khó khăn, thua lỗ vì xuất khẩu mặt hàng này hầu như đình đốn do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Ông Trịnh Xuân Toàn - Giám đốc Công ty TNHH Trịnh Phong Giang ở huyện Cẩm Mỹ, cho hay, từ khi thị trường Trung Quốc biến động, ngừng nhập hàng, doanh nghiệp còn tồn kho lớn, phải tạm ngừng sản xuất để chờ tín hiệu.
Theo ông Lê Văn Năm - Giám đốc công ty chế biến điều ở huyện Đức Linh (Bình Thuận), công ty của ông thiếu đơn hàng từ các đơn vị xuất khẩu điều đi Trung Quốc nên đành chọn giải pháp chế biến thủ công thay vì sử dụng 90% máy móc để vừa giảm chi phí điện vừa giữ chân lao động.
Ông Trương Quang Đến - Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Đức Linh cho biết, với diện tích điều gần 10.000ha, mọi năm huyện xuất khẩu đi Trung Quốc 60 - 80% sản lượng hạt điều. Tình hình tiêu thụ khó khăn nên trước mắt, ngành nông nghiệp vận động các cơ sở tích trữ, xử lý hàng trong kho thật tốt, tránh làm mất phẩm cấp hạt. Đồng thời khuyến khích các cơ sở và nông dân xây dựng các chuỗi liên kết điều, hướng tới quy trình đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường mới, giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc.
Thương mại khó khăn
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), Trung Quốc đã bước đầu khống chế được dịch, nhưng Covid-19 lại tiếp tục lan nhanh ở hơn 180 quốc gia, trong đó có Mỹ, châu Âu - những thị trường chính của điều nhân Việt Nam và châu Phi - nguồn cung ứng hạt điều thô cho chế biến trong nước.
Ngành điều Việt Nam và nhiều nước trên thế giới lại đang vào thời điểm sản xuất và chế biến chính hàng năm nên càng phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19. Vinacas cho biết, tâm lý lo ngại đã thể hiện rõ trong các động thái mua bán điều toàn cầu.
Một số nhà thương mại ở châu Phi đã phải chấp nhận bán cắt lỗ. Một số khác cũng đang bán khống và chờ thị trường tiếp tục giảm nữa rồi mới mua điều thô vào để kiếm lời. Giá điều thô như thế chưa thể sớm vực dậy.
Với điều nhân, nhiều khách hàng đang yêu cầu các nhà máy giao sớm nhất có thể vì lo ngại lệnh phong tỏa, cách ly giữa các vùng khiến việc chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Một số khách hàng khác thì khuyên các nhà máy không nên bán tháo vì việc chào giá giảm liên tục sẽ làm tâm lý người mua lo sợ rằng giá còn rớt nữa.
Theo kế hoạch, ngành điều Việt Nam đặt mục tiêu năm 2020 sẽ xuất khẩu 4 tỷ USD. Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Vinacas nhận định, tình cảnh hiện nay khiến việc xuất khẩu điều nhân của Việt Nam chắc chắn sẽ giảm cả về số lượng và kim ngạch. "Cá nhân tôi thấy có thể xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt được 3 tỷ USD" - ông Công nói.
Trần Khánh
Ở đâu có dân, ở đó có dân quân tự vệ Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và cơ quan quân sự các cấp đã tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) theo phương châm "vững mạnh, rộng khắp, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống". Dân quân thường trực H.Xuân Lộc kiểm tra...