Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp giảm
Ngày 4.12, Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM tổ chức phiên giao dịch việc làm lần thứ 19.
Tại phiên giao dịch, ông Nguyễn Cao Thắng – Phó Giám đốc trung tâm – nhận định: “Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp (DN) giảm”. Theo ông Thắng, nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hàng hóa xuất ra thị trường nước ngoài cũng khó tiêu thụ, các DN sản xuất trong nước vì thế cũng không thể đẩy mạnh hoạt động. Dẫn đến những tháng cuối năm này nhu cầu tuyển dụng của các DN giảm đáng kể so với mọi năm.
Về tình hình thất nghiệp, theo nhận định của ông Nguyễn Cao Thắng, 6 tháng cuối năm 2012 này số người đăng ký BHTN giảm so với những tháng đầu năm.
Theo laodong
Không thích làm công nhân?
Trong khi số lao động có trình độ bị thất nghiệp đang tiếp tục tăng cao do vừa có thêm hàng nghìn sinh viên mới tốt nghiệp thì ngược lại, chưa bao giờ việc tuyển dụng lao động phổ thông lại khó khăn như thời điểm này. Thị trường lao động ở Hà Nội không những bị phân khúc rõ nét mà còn mất cân bằng nghiêm trọng.
Đa số người tìm việc là lao động có trình độ cao
Khó tuyển lao động phổ thông
Phiên giao dịch việc làm ngày 23-8 tổ chức tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội vẫn tấp nập với hàng trăm người có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Hầu hết trong số này là lao động trẻ có trình độ, đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng với đủ ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với nhu cầu của số đông, phần "cung" - tức chỉ tiêu tuyển dụng của các doanh nghiệp được niêm yết tại phiên giao dịch lại đa phần hướng đến đội ngũ lao động bán thời gian, lao động kinh doanh dịch vụ, lao động phổ thông và lao động kỹ thuật nghề. Cũng vì vậy, người muốn tìm việc không tìm được còn người muốn tuyển dụng lại... về không.
Trường hợp của công ty CP Sản xuất kinh doanh bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội (phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa) là một ví dụ. Bà Nguyễn Thị Đào, Trưởng phòng Tổ chức hành chính của công ty này cho biết, công ty đã tham gia đủ 4 phiên giao dịch việc làm trong tháng nhưng vẫn không tuyển được lao động phổ thông nào. Đợt này, công ty tiếp tục đăng tuyển 10 lao động phổ thông làm công nhân sản xuất bao bì nhưng gần hết ngày mới chỉ có 2 hồ sơ nộp dự tuyển, cả 2 hồ sơ này đều có trình độ cao đẳng, đại học, có lẽ vì thất nghiệp lâu nên mới nộp hồ sơ xin làm công nhân tạm thời gian. "Cứ có lao động phổ thông nào muốn vào làm việc nghiêm túc là tôi nhận hết, lương công ty cũng trả khá cao, khoảng 3,5-4,5 triệu đồng/tháng, lại bao chỗ ăn, ở... vậy mà vẫn không thể tuyển được" - bà Đào chia sẻ.
Tương tự, công ty CP Đầu tư xây dựng DHD (Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) đăng tuyển dụng 30 công nhân kỹ thuật điện nước và 20 nhân viên vệ sinh công nghiệp, tuy nhiên trong suốt phiên giao dịch chỉ nhận được 3 hồ sơ xin việc, lại đều là những người có trình độ cao chứ không phải tiêu chí phổ thông mà công ty cần. Chị Nguyễn Thị Thủy, phòng Hành chính của công ty thở dài "đăng tuyển thì cứ đăng vậy thôi chứ chẳng kỳ vọng sẽ tuyển được. Công ty đã tham dự 4 phiên giao dịch liên tiếp rồi nhưng chỉ tiếp nhận được 5 lao động kỹ thuật và... 1 lao động phổ thông".
Không để bị động
Thị trường trớ trêu nhưng không khó để lý giải, những nhà tuyển dụng lao động ở Hà Nội đúc rút ra được một nguyên nhân chung, đó là người dân Hà Nội có tâm lý không muốn làm công nhân. Bà Nguyễn Thị Đào phân tích, người Hà Nội thà bán hàng hay thậm chí đi làm trông xe, bảo vệ chứ không làm công nhân. Trong khi đó, lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn nên người lao động ngoại tỉnh lũ lượt bỏ về quê, bởi chi phí sinh hoạt ở Hà Nội đắt đỏ, lương công nhân thấp không đủ chi tiêu. Đấy là chưa kể ở các tỉnh, khu công nghiệp mọc lên nhiều, thu hút lượng lớn nhân lực tại chỗ. Ngược lại, phần lớn lao động ngoại tỉnh trụ lại ở Hà Nội trong thời điểm này là lao động được đào tạo có trình độ, nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng, không xin được việc làm và giải pháp để tạm thời lấp chỗ trống của họ là... việc gì cũng làm nhưng làm không bền, từ bán trà đá, làm thuê, buôn bán hoặc tiếp tục học thêm.
Thống kê sơ bộ của Phòng thông tin thị trường lao động - Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho thấy, trong phiên giao dịch việc làm ngày 23-8, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học trở lên của các doanh nghiệp tham gia chỉ chiếm tỷ lệ 7%, lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 12,6%, lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 29 %, còn lại hơn 40% là chỉ tiêu tuyển dụng về lao động có phổ thông. Tính chung trong 2 tháng gần đây, số lao động có trình độ Cao đẳng - Đại học trở lên đã được tuyển dụng đạt đến 81,46%, thế nhưng số lao động có trình độ Trung học - công nhân kỹ thuật chỉ đáp ứng 21,28% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt tuyển dụng lao động phổ thông chỉ đạt 8,86%...
Theo ông Vũ Trung Chính, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, để giải quyết được bài toán tuyển dụng lao động phổ thông ở Hà Nội không đơn giản, trước hết bản thân mỗi doanh nghiệp phải không để mình rơi vào tình trạng bị động. Còn với lao động có trình độ, có nhiều lý do dẫn đến thất nghiệp như học nghề không phù hợp, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm công ty bị giải thể, ngành nghề học đã bão hòa... Bên cạnh đó, có một nguyên nhân phổ biến nữa là do đa số bạn trẻ thường có thói quen tìm việc thông qua sự quen biết, dẫn dắt của người khác mà thiếu sự chủ động lùng kiếm của chính mình. Ông Chính cho rằng, nếu không tìm được việc phù hợp trong thời điểm khó khăn thì việc chấp nhận làm những việc trái nghề cũng là một giải pháp để rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm.
Theo ANTD
Gần 900 lao động Việt Nam dự thi tiếng Hàn lần thứ 5 Sáng 3.12, Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) và Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) khai mạc kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính lần thứ 5 cho lao động Việt Nam (LĐVN) hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn. Lao động Việt Nam làm thủ tục xuất cảnh ngày 3.12. Phó Giám đốc OWC Lương...