Nhu cầu thuê mặt bằng tại Tp.HCM đang như thế nào?
Những khách thuê có tình trạng tài chính tốt qua đợt dịch năm 2021 luôn có nhu cầu tìm kiếm mặt bằng tốt để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Theo Cushman & Wakefield, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ quý 2/ 2022 không suy giảm. Tại Tp.HCM trong quý không có thêm nguồn cung bán lẻ mới, tổng nguồn cung vẫn ổn định ở mức khoảng 1,1 triệu m2. Tỷ lệ trống được ghi nhận ở mức 5,1%, giảm 0,4% so với quý trước, cho thấy thị trường mặt bằng bán lẻ đang dần khôi phục sau chuỗi ngày bị bỏ trống.
“Với những vị trí mặt bằng còn trống sẽ nhanh được lấp đầy bởi phần lớn các khách thuê trong ngành thời trang, vẫn cần mở cửa hàng trưng bày để thu hút khách đến trải nghiệm”, đại diện Cushman & Wakefield cho hay.
Theo đơn vị này, những khách thuê có tình trạng tài chính tốt qua đợt dịch năm 2021 cũng luôn có nhu cầu tìm kiếm mặt bằng tốt để mở rộng hoạt động kinh doanh. Điều này giúp các chủ nhà tự tin hơn và đang có kế hoạch giữ nguyên hoặc nâng cao gian thuê. Tính đến quý 2/2022, giá chào thuê trung bình toàn thị trường đạt 49 USD/m2/tháng, tăng 4% so với năm 2021.
Theo báo cáo của Tổng Cục Du Lịch, tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tăng mạnh, đạt khoảng 117 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước. Một tín hiệu đáng mừng cho ngành bán lẻ là lượng khách du lịch quốc tế quý này tăng gần gấp 7 lần so với năm ngoái, đạt 600,000 ngàn người. Đối với thị trường nội địa ghi nhận 60,8 triệu lượt khách, điều này thể hiện tiềm năng thị trường trong nước vẫn còn dư địa rất lớn, với tầng lớp trung lưu tăng nhanh, giúp đẩy mạnh nhu cầu du lịch và mua sắm trong người dân.
Trong quý 2/2022, một loạt các “ông lớn” nước ngoài đã khai trương thêm cửa hàng hoặc thông báo kế hoạch mở rộng quy mô. Cuối tháng 4 vừa qua, Uniqlo đã tổ chức sự kiện khai trương cửa hàng mới rộng đến 3,000m2 tại Saigon Centre, thu hút đông đảo khách hàng đến tham dự và trải nghiệm. Một nhà bán lẻ ngoại được giới trẻ ưa thích khác là Muji, tiếp tục thừa thắng xông lên với cửa hàng thứ 4 tại Cresent Mall quận 7, bên cạnh cửa hàng đầu tiên tại Tp.HCM và 2 cửa hàng tại Hà Nội. AEON cũng đã có kế hoạch mở rộng chuỗi bán lẻ quy mô nhỏ, lên đến 100 cửa hàng MaxValu vào cuối năm 2025, và tăng từ 6 trung tâm thương mại hiện tại lên 16 trung tâm thương mại tương lai.
Bên cạnh sự mở rộng của khối ngoại, một xu hướng mới đang nở rộ là việc hình thành hệ sinh thái đa ngành của các chủ đầu tư bất động sản nội địa, trong đó có ngành ăn uống và hàng tiêu dùng để cung cấp dịch vụ và sản phẩm thiết yếu cho khách hàng là cư dân, nhân viên văn phòng nội khu.
Nhờ đó, thay vì để trống diện tích bán lẻ trong dự án và chờ khách thuê đến, chủ đầu tư giờ đây có thể tự lấp đầy và vận hành dãy nhà phố hoặc khối đế thương mại.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
Theo đại diện Cushman & Wakefield, có thể nói thị trường bán lẻ đã qua rồi thời thương hiệu nội hay ngoại, mà doanh nghiệp bán lẻ nào nhanh tay hơn và có chiến lược trong việc tập trung vào trải nghiệm của khách hàng sẽ giành chiến thắng. Sau thời gian “thử nghiệm” bán hàng trực tuyến bất đắc dĩ mùa giãn cách, các nhà bán lẻ đã tự tin hơn, thói quen của người tiêu dùng trong và sau Covid-19 cũng thay đổi, đòi hỏi những toan tính mới của chính mỗi doanh nghiệp hơn khi triển khai mô hình kinh doanh kết hợp đa kênh.
Sự phát triển của mạng xã hội và dịch vụ quảng cáo đi kèm cũng giúp thương hiệu giảm được áp lực tìm được mặt bằng đẹp, vị trí trung tâm để quảng bá thương hiệu. Đặc biệt, đối với các nhà bán lẻ đã có chỗ đứng trên thị trường như Zara và H&M, đang chú trọng mở nhiều cửa hàng nhỏ phục vụ cư dân trong một khu vực bên cạnh duy trì cửa hàng flagship ở vị trí trung tâm để khẳng định thương hiệu và nâng cao trải nghiệm với khách hàng. Khách hàng Việt tuy đã có thời gian làm quen với việc mua hàng online, họ vẫn sẵn sàng đến cửa hàng để được trải nghiệm sản phẩm trực tiếp. Có thể thấy, mặt bằng bán lẻ vẫn có chỗ đứng không thể thay thế được trong mô hình bán lẻ đa kênh.
Đến cuối năm 2022, Cushman & Wakefield ước tính có 98,000m2 trung tâm thương mại gia nhập khu Đông và Tây Tp.HCM. Thị trường bán lẻ được kỳ vọng sẽ năng động hơn trong những năm sắp tới, khi mà ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế đến với thị trường Việt Nam.
Hết thời "hét giá", bất động sản hạ nhiệt
Thời gian qua, thị trường bất động sản liên tục đã liên tục xảy ra sốt giá. Đến thời điểm hiện tại, thị trường xuất hiện tình trạng khó thanh khoản. Một số trường hợp đã chấp nhận giảm giá nhà, đất để nhanh chóng sang tay cho chủ mới.
Nhà đất giảm giá
Tại nhiều khu vực của quận Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,... từ năm 2021 đến nay, giá nhà và đất nền đã tăng hơn 30%, thậm chí tăng gấp đôi do sở hữu vị trí đẹp. Đơn cử, tại khu vực đường Trịnh Văn Bô (Nam Từ Liêm), một căn nhà 40m2 nằm sâu trong ngõ, thời điểm đầu năm 2021 có mức giá 3,2 tỷ đồng đến nay cũng đã tăng lên đến hơn 4 tỷ đồng, tương đương gần 30%.
Dù giá rao bán bất động sản liên tục tăng nhưng tính thanh khoản thực tế hiện tại không cao. Việc bán khó đang lan rộng ra nhiều khu vực khiến chủ nhà cũng tự động điều chỉnh giá bán mạnh. Khảo sát cho thấy, một căn nhà khác 5 tầng, rộng 45 m2 nằm ở khu vực đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm), thời điểm năm 2021 được rao bán với mức giá 5,4 tỷ đồng, hiện tại đã giảm xuống 4,8 tỷ đồng.
Tương tự, tại khu vực đất ven đô, từ đầu năm 2020, đất ở khu vực huyện Thạch Thất, Sơn Tây,... liên tục có nhiều đợt "sốt giá", thậm chí đất trong đường làng cũng có giá lên tới 24 triệu đồng/m2. Các lô đất trong ngõ ô tô có thể di chuyển dao động từ 12 - 18 triệu đồng/m2. Còn những lô đất ở vị trí đẹp hơn có giá từ 20 - 25 triệu đồng/m2. Các lô đất ở vị trí đường lớn có mức giá tới 30 - 45 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, thị trường nơi này đã hạ nhiệt, không còn cảnh ô tô kéo nhau nườm nượp về đây xem đất và giao dịch.
(Ảnh minh hoạ).
Đang rao bán cắt lỗ mảnh đất tại Sơn Tây, anh Tú (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, mảnh đất 66 m2 này được anh mua vào thời điểm tháng 10/2021, với mức giá hơn 1,2 tỷ đồng, tương đương gần 19 triệu đồng/m2. Khi thấy thị trường đang có dấu hiệu bất ổn, anh đã chấp nhận rao bán cắt lỗ.
"Thấy thị trường thời điểm mua rất nóng, giá đất liên tục tăng nên tôi đã quyết định vay tới 50% giá trị mảnh đất. Hiện tại, lãi chưa thấy đâu nhưng tiền lãi tôi vẫn phải trả đều nên quyết định bán để trả nợ ngân hàng", anh Tú nói.
Tại khu vực Thanh Trì, Thanh Oai, anh Tùng - chủ phòng giao dịch bất động sản tại khu vực cho biết, cả tháng nay lượng người tìm đến bán nhiều, còn người mua thì rất ít. Văn phòng anh chỉ ghi nhận duy nhất một giao dịch thành công.
"Nhiều người dùng đòn bẩy tài chính nên lo sợ việc ngân hàng sẽ tăng lãi suất. Do đó họ cũng tranh thủ bán sớm còn có thể được bằng giá mua, để lâu thì chưa biết thị trường sẽ diễn biến ra sao, vì mấy năm qua thị trường đã tăng quá nóng. Đa phần, những người hỏi mua thời điểm hiện tại chỉ mang tính chất thăm dò, chưa sẵn sàng xuống tiền", anh Tùng nói.
Với loại hình đất đấu giá, mức giá từng được trả lên quá cao, dao động ở ngưỡng 40 triệu đồng/m2, trong khi mặt bằng giá trong thời điểm này chỉ dao động từ 18 - 25 triệu đồng/m2. Anh Tùng cho biết, ở loại hình đất này, nhiều người trúng giá cao cũng đang chật vật rao bán từ cuối năm 2021 đến nay vẫn chưa tìm được chủ mới.
Thị trường nhanh chóng hạ nhiệt
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu của Savills Hà Nội dẫn chứng, hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã bị "mắc kẹt" do mua đất vào các đợt sốt nóng, trong khi sự phát triển hạ tầng, dịch vụ chưa theo kịp.
TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, dù bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng không đồng nghĩa việc mua bất động sản trong giai đoạn này sẽ lời trên diện rộng. Đặc biệt ở những khu vực đất nền tăng giá mạnh trong 2 năm qua nhưng nơi đó chưa thể triển khai kinh doanh khai thác ở mức phổ biến.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết thêm, thực tế giao dịch hiện nay đang thấp và bị hạn chế bởi mức giá bất động sản tại nhiều nơi bị đẩy lên quá cao. Giá chào bán hiện không phản ánh đúng giá trị thực. Các nhà đầu tư hay người mua cũng có thể tính được giá trị ở mức độ hợp lý. Vì vậy, người có nhu cầu thực sẽ không lựa chọn những sản phẩm đã bị thổi giá quá cao. Điều này dẫn đến tình trạng hấp thụ kém trên toàn thị trường.
Theo ông Đính, hiện nay nguồn cung bất động sản đang rất khan hiếm. Trước thực trạng này, nhiều môi giới, đầu cơ tiếp tục đẩy giá bất động sản tăng lên nhưng nhiều chỗ đưa ra những mức giá quá ảo nên không có người mua. Những người có nhu cầu ở thực đều tìm kiếm những khu giá cả hợp lý, chủ đầu tư uy tín. Do đó, những dự án đáp ứng được tiêu chí về giá cả, pháp lý vẫn sẽ có thanh khoản tốt.
Còn ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ bất động sản Việt Nam khẳng định, chắc chắn thị trường bất động sản thời gian tới sẽ hạ nhiệt. Thời gian qua, khi dòng vốn đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản, việc mua bán diễn ra đều, thuận lợi cho các nhà đầu tư trao tay, nhưng chỉ cần việc siết tín dụng chắc chắn việc giao dịch sẽ bị giãn đoạn.
"Tuy nhiên, việc siết tín dụng bất động sản để hạn chế đầu cơ là rất cần thiết, nhóm này sẽ không thể tiếp tục xuống tiền. Thị trường bất động sản có độ trễ lớn nên hiện tại việc khó bán, giảm giá chưa rõ ràng nhưng thời gian tới hiện tượng này sẽ tăng mạnh", ông Điệp nhận định.
Tắc thanh khoản, phân khúc farmstay, homestay vùng ven Hà Nội Thị trường còn ghi nhận diễn biến thưa thớt người đến khảo sát, tìm kiếm đất đai diễn ra rõ rệt nhất tại khu vực vùng ven Hà Nội, nơi trước đây từng "sốt nóng" trước nhu cầu mua đất farmstay, homestay. Đã không còn tái diễn hình ảnh người mua - bán tấp nập tại các văn phòng công chứng đất đai...