Nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp tăng đột biến, giá tăng khắp cả nước
Theo Savills Việt Nam, nhu cầu thuê đất, nhà xưởng và kho bãi tăng đột biến khiến giá thuê ở các khu công nghiệp gần các thành phố lớn leo thang…
Bất chấp đại dịch Covid-19 và các hạn chế về di chuyển, mô hình Trung Quốc 1 ngày một hấp dẫn các nhà sản xuất, bất động sản công nghiệp tiếp tục là lĩnh vực duy nhất ghi nhận tăng trưởng cả về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy.
DỊCH COVID-19, TỶ LỆ LẤP ĐẦY VẪN LÊN TỚI 99%
Bất động sản công nghiệp ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng mạnh từ 2018, đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu có thêm các khu công nghiệp mới trên một số địa bàn trọng yếu.
Dữ liệu của Savills Việt Nam cho thấy, trong năm 2020, tại khu vực phía Nam, tỷ lệ lấp đầy tại Tp.HCM đạt 88%, Đồng Nai 94%, Bình Dương 99%, Long An 84%, Bà Rịa Vũng Tàu 79%.
Cùng kỳ, tại phía Bắc tỷ lệ này lần lượt đạt 90% ở Hà Nội, 95% ở Bắc Ninh, 89% ở Hưng Yên, 82% ở Hải Dương và 73% ở Hải Phòng.
Nguồn: Savills Việt Nam.
Theo ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam, nhu cầu thuê đất, nhà xưởng và kho bãi tăng đột biến khiến giá thuê ở các khu công nghiệp gần các thành phố lớn leo thang.
Tại phía Bắc, giá thuê tại Hà Nội lên đến 129 USD/m2 (tăng 13%), Bắc Ninh là 95 USD/m2 (tăng 9,2%) Hưng Yên lên 83 USD/m2 (tăng 6,4%), Hải Dương là 76 USD/m2 (tăng 15,%) và Hải Phòng lên tới 96 USD/m2 (tăng 3,2%).
Đáng chú ý, giá thuê đất trung bình tại Thanh Hóa xấp xỉ 40 – 50 USD/m2, được đánh giá là mức giá khá cạnh tranh với các tỉnh công nghiệp trọng điểm tại phía Bắc và phía Nam.
Video đang HOT
Tại phía Nam, giá thuê đất trong các khu công nghiệp năm 2020 đạt 147 USD/m2 tại Tp.HCM, 107 USD/m2 tại Bình Dương (tăng 4,9%), 98 USD/m2 tại Đồng Nai (tăng 6,5%), 123 USD/m2 tại Long An (tăng 7,8%) và 65/m2 tại Bà Rịa Vũng Tàu (tăng 18%).
THÊM NGUỒN CUNG TỪ 561 DỰ ÁN ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
Ông John Campbell cho rằng giá cả tăng cao là mối lo ngại đối với các ngành sản xuất có giá trị thấp và tỷ suất lợi nhuận thấp như dệt may và nội thất. Tuy nhiên, tỷ giá ngoại tệ hiện tại vẫn ở mức chấp nhận được cho các nhà sản xuất đa quốc gia có giá trị cao, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, hỗ trợ công nghệ cao và máy móc tự động.
Với việc giá thuê bất động sản công nghiệp tăng, lời khuyên của ông Vũ Minh Chí, Trưởng phòng Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp, Colliers Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất gắn chặt theo chuỗi với các công ty đối tác khác, có thể tính toán di chuyển ra khu vực cách “tâm điểm” một khoảng thời gian di chuyển phù hợp (40 – 50 phút). Làm cách này, vừa có thể kết nối với các công ty trong chuỗi sản xuất, trong khi hạ tầng giao thông ở vùng phụ cận Hà Nội và Tp.HCM rất tốt, vẫn đảm bảo việc di chuyển, vận tải thuận lợi và nhanh chóng. Với các doanh nghiệp còn tương đối “độc lập”, chưa bị lệ thuộc vào chuỗi liên kết với các đối tác khác và có thể bắt đầu hình thành một chuỗi sản xuất mới hoàn toàn, có thể tìm đến các tỉnh thành xa hơn một chút.
“Ví dụ, tại khu vực phía Bắc, Thanh Hóa là một lựa chọn phù hợp. Thanh Hóa có một vị trí chiến lược quan trọng, có cảng nước sâu Nghi Sơn với năng lực khai thác hơn 100 triệu tấn hàng hóa mỗi năm và có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 100.000 DWT. Giá thuê trung bình ở phân khúc BĐS công nghiệp tại Thanh Hóa vào khoảng 45 USD/m2/kỳ hạn thuê. Mức giá này là hết sức hấp dẫn so với các tỉnh và thành phố lân cận”, ông Chí gợi ý.
Còn theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 20 về thu hút FDI trong tổng số 60 tỉnh thành trên cả nước. Có thể nói, giá thuê đất cạnh tranh cùng nguồn lao động lớn tại chỗ chính là chìa khóa tạo nên sức hút, khích lệ đầu tư của tỉnh này đối với nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, những kế hoạch phát triển của Foxconn tại Thanh Hóa đã thu hút một loạt nhà sản xuất linh kiện điện tử, chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà đầu tư lớn.
Thời gian tới, để gia tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp do nhu cầu đang tăng cao, Vụ Quản lý các Khu Kinh tế (DEZM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã công bố kế hoạch phê duyệt cho 561 dự án Khu công nghiệp sắp tới với diện tích trên 201.000ha. Các khu công nghiệp này sẽ bổ sung vào nguồn cung hiện tại, bao gồm 374 khu đã được thành lập.
Dự án tỷ USD bị dừng thi công vì binh biến ở Myanmar
Hàng loạt công ty nước ngoài ở Myanmar tạm dừng hoạt động do cuộc đảo chính hôm 1/2. Amata - công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan - phải ngừng thi công dự án tỷ USD.
Theo Nikkei Asian Review , công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan đã ngừng thi công dự án trị giá 1 tỷ USD ở Myanmar do lo ngại về cuộc đảo chính và các lệnh trừng phạt quốc tế.
Amata bắt đầu xây dựng khu tổ hợp công nghiệp rộng hơn 8 triệu m2 bên ngoài thành phố Yangon hồi tháng 12. Quyết định dừng thi công của công ty này cho thấy tác động nghiêm trọng của vụ chính biến hôm 1/2 của Myanmar.
"Chúng tôi và các đối tác lo ngại rằng phương Tây sẽ thực hiện tẩy chay thương mại. Điều này rất có thể xảy ra, nhất là từ Mỹ và Liên minh châu Âu", Nikkei Asian Review dẫn lời Giám đốc tiếp thị Amata Viboon Kromadit tiết lộ.
Vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài kinh doanh tại quốc gia này chấn động. Ảnh: AEP .
"Không thể làm gì ngoài chờ đợi"
Ông nhấn mạnh nếu kịch bản đó xảy ra, đầu tư mới vào Myanmar "chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề". "Amata không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chờ xem tình hình ra sao", ông Viboonnói thêm.
"Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến chúng tôi. Bây giờ, cuộc đảo chính khiến tình hình càng thêm tồi tệ. Do đó, các nhà đầu tư phải chờ đợi và quan sát. Và chúng tôi cũng vậy", ông giải thích.
Theo Amata, khoảng 20 công ty, chủ yếu là doanh nghiệp Nhật Bản, đang đàm phán mua đất trong khu tổ hợp để xây dựng cơ sở sản xuất. Công ty cho biết đã chi 140 triệu baht (4,7 triệu USD) cho giai đoạn xây dựng đầu tiên.
Một số công ty đa quốc gia khác tại Myanmar cũng tạm ngừng hoạt động do cuộc đảo chính. Trong khi đó, thị trường chứng khoán địa phương bị gián đoạn. Suzuki Motor, nhà sản xuất ôtô lớn nhất đất nước về doanh số bán xe mới, đã tạm dừng hoạt động tại hai nhà máy hôm 2/2.
Công ty khẳng định chỉ tiếp tục hoạt động "sau khi xác nhận rằng sự an toàn được đảm bảo". Hãng sản xuất ôtô Nhật Bản có khoảng 400 nhân viên tại Myanmar. "Tình hình đang thay đổi nhanh chóng, vì vậy chúng tôi phải đưa ra quyết định mới mỗi ngày", công ty nói thêm.
Công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan đã ngừng thi công dự án trị giá 1 tỷ USD ở Myanmar. Ảnh: Amata .
Suzuki Motor kiểm soát 60% thị trường xe hơi địa phương, vượt hai nhà sản xuất Nhật Bản khác là Toyota Motor và Nissan Motor. Doanh số bán ôtô mới tại Myanmar đạt 21.916 chiếc trong năm 2019, tăng 25% so với năm 2018, theo dữ liệu từ Hiệp hội Ôtô Myanmar.
Trong hơn 30 năm qua, Suzuki đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô của Myanmar. Kể từ năm 1999, hãng sản xuất xe máy và ôtô thông qua liên doanh với cơ quan Công nghiệp Ôtô và Động cơ Diesel Myanmar thuộc Bộ Công nghiệp.
Hãng cũng được phép thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở Myanmar vào năm 2013. Suzuki hiện sản xuất 4 mẫu xe tại nhà máy ở thị trấn Nam Dagon Yangon và Đặc khu Kinh tế Thilawa.
Denso, nhà cung cấp phụ tùng ôtô hàng đầu Nhật Bản, cũng ngừng sản xuất tại nhà máy địa phương kể từ chiều 2/2. "Việc thu thập thông tin khá khó khăn", công ty cho biết. Sau đó, họ sẽ xem xét có nên hoạt động trở lại từ ngày 3/2 hay không. Denso tiết lộ 60 nhân viên của công ty vẫn an toàn.
Thị trường chứng khoán gián đoạn
Cuộc đảo chính cũng buộc ANA Holdings, nhà điều hành All Nippon Airways, xem xét lại hoạt động kinh doanh tại Myanmar. Theo một thông báo chính thức, Sân bay Quốc tế Yangon sẽ bị đóng cửa đến ngày 30/4.
Hãng hàng không Nhật Bản quyết định hủy các chuyến bay hôm 3/2 và 5/2 từ Yangon đến Sân bay Quốc tế Narita gần Tokyo. ANA đã lên kế hoạch khai thác hai chuyến bay mỗi tuần, vào thứ Tư và thứ Sáu, từ Yangon đến Narita trong tháng 2 để đáp ứng nhu cầu của hành khách.
ANA chưa quyết định có hủy các chuyến bay vào tuần tới hay không. Tuy nhiên, nếu sân bay tiếp tục đóng cửa, hãng sẽ không còn lựa chọn nào khác.
Theo Reuters , hãng Woodside Petroleum của Australia cũng tạm dừng một số hoạt động vì vụ chính biến. Trước đó, công ty đã làm việc với Total SA (Pháp) và MPRL E&P (có trụ sở tại Myanmar) để phát triển dự án khí nước cực sâu đầu tiên của Myanmar, được gọi là A-6.
"Khả năng truy cập vào một số cơ sở hạ tầng bị hạn chế. Kết quả là chúng tôi phải hoãn một số hoạt động hậu cần trong khi chờ đợi", công ty tiết lộ hôm 2/2.
Thị trường chứng khoán địa phương bị gián đoạn bởi vụ đảo chính. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Trong khi đó, giao dịch trên thị trường chứng khoán Myanmar vẫn chưa trở lại bình thường. Theo cố vấn Toru Onoda, Sở giao dịch Chứng khoán Yangon, hay YSX, đã tạm ngừng giao dịch tất cả cổ phiếu trong ngày 1/2 và 2/2.
Đường dây liên lạc bị chặn khiến các công ty chứng khoán khó tiếp cận hệ thống trao đổi. "Sàn giao dịch sẽ mở cửa sớm nhất vào hôm 3/2", ông Onoda tiết lộ.
Phần lớn đường dây liên lạc có dây và không dây đã được khôi phục vào ngày 2/2. Các ngân hàng cũng bắt đầu hoạt động trở lại. Sở giao dịch chứng khoán quyết định sẽ mở cửa lại sau khi xác nhận giao dịch có thể được thực hiện bình thường.
YSX mở cửa vào tháng 3/2016. Nhưng phải đến tháng 3/2020, các nhà đầu tư quốc tế mới được phép tham gia thị trường. Chỉ có sáu công ty được niêm yết trên sàn. Một công ty dự kiến tham gia vào tháng 3 tới.
Tính đến ngày 29/1, tổng vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trên sàn YSX ở mức 719 tỷ kyat (541 triệu USD), bằng khoảng 1/1.000 giá trị vốn hóa thị trường của Sở giao dịch Chứng khoán Thái Lan.
Từ 2022-2024 có trên 430.000 m2 diện tích mặt bằng bán lẻ ra nhập thị trường cho thuê Theo CBRE Việt Nam, kỳ vọng về việc hoàn thành tuyến Metro Line số 1 vào năm 2022 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mặt bằng giá thuê tại những khu vực gần các trạm metro tương lai. Kế hoạch mở rộng phố đi bộ của Tp.HCM, một khi được thực hiện, sẽ thu hút thêm nhiều thương hiệu và tạo nên những...