Nhu cầu tăng cao, nhiều khách hàng không kịp nhận xe trước Tết
Với tình trạng nhu cầu mua xe vượt quá nguồn cung, nhiều khách hàng đặt mua xe giai đoạn này không kịp nhận xe trước Tết Nguyên Đán.
Giai đoạn trước Tết Nguyên Đán được xem là “thời điểm vàng” để mua ôtô, khi nhu cầu thường tăng mạnh, nhiều người dùng có nhu cầu mua xe chạy Tết.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trong năm 2021 cùng tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu khiến thị trường ôtô gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là đối với các mẫu xe nhập khẩu khi nguồn cung không ổn định, thời điểm giao xe kéo dài.
Nhiều khách hàng không kịp nhận xe trước Tết
Trong giai đoạn cận Tết, các mẫu xe nằm trong nhóm bán chạy tiếp tục hút khách. Chị An, một nhân viên bán hàng của đại lý Ford tại TP.HCM cho biết nhu cầu mua xe tăng mạnh từ các tháng cuối năm 2021 sang đến đầu năm 2022, đặc biệt là 2 dòng xe Ranger và Everest.
“Hai dòng xe chủ lực là Ranger và Everest được mua nhiều nhất. Tuy nhiên do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn chế, nên chỉ một lượng khách hàng kịp nhận xe trước Tết, chủ yếu là những khách đặt sớm. Phần lớn những khách hàng đặt xe quá cận Tết hoặc những mẫu xe nhập khẩu thì nguồn cung không đủ để bàn giao xe trước Tết”, chị An cho biết.
Tình trạng cầu vượt quá cung khiến nhiều người mua ôtô không kịp nhận xe trước Tết Nguyên Đán.
Từ đầu tháng 1/2021, Ford đã đồng loạt tăng giá bán của 2 mẫu Ranger và Everest thêm 12-13 triệu đồng. Theo đó, tất cả phiên bản Ranger được tăng giá 12 triệu đồng, ngoại trừ bản Raptor. Ford Everest tăng giá 12 triệu đồng, riêng bản cao cấp nhất Titanium 4×4 tăng 13 triệu đồng.
Với mức tăng này, Ford Ranger có giá từ 628 triệu đến 937 triệu đồng. Bản Ranger Raptor vẫn được nhập khẩu với giá bán không đổi 1,202 tỷ đồng, bản màu xám có giá 1,209 tỷ đồng. Trong khi đó, Ford Everest có giá 1,124-1,412 tỷ đồng.
“Việc hãng tăng giá bán 2 mẫu Ranger và Everest là do tình trạng giá phụ tùng tăng, ảnh hưởng của việc thiếu chip bán dẫn toàn cầu. Ngoài ra, nhu cầu mua xe những ngày gần Tết tăng mạnh khiến cung vượt cầu, các mẫu xe ngày thường đã ‘hot’ lại càng ‘hot’ hơn”, nhân viên bán hàng của một đại lý Ford tại TP.HCM cho biết.
Video đang HOT
Không chỉ riêng 2 mẫu xe của Ford, những mẫu xe từ hãng khác cũng có tình trạng khan hàng tương tự. Đây là tình hình chung của toàn thị trường, nên không phải khách hàng nào đặt mua xe giai đoạn cuối năm cũng sẽ kịp nhận xe trước Tết Nguyên Đán.
Trao đổi với Zing, một nhân viên kinh doanh Hyundai tại TP.HCM cho biết từ đầu tháng 1 khách hàng đặt xe Santa Fe được hẹn 2-3 tuần, còn đến nay mới đặt cọc thì thời gian giao xe sẽ là sau Tết Nguyên đán. Do lượng đặt cọc tăng mạnh vào đầu năm mà một vài sale không thể hứa chắc khi nào Hyundai Santa Fe sẽ có xe để trả đơn hàng cho khách.
Một mẫu SUV Hàn Quốc khác còn khan hàng hơn cả Santa Fe vào dịp cận Tết là Kia Sonet. Hàng loạt khách hàng chia sẻ trên nhóm người dùng Kia Sonet về việc bị chậm trễ thời gian giao xe, khó lòng kịp nhận xe trước Tết.
Thậm chí có trường hợp “xuống cọc” Sonet từ giữa tháng 11 như anh Tiến (TP.HCM), đến hôm 10/1 vừa qua tiếp tục được nhân viên bán hàng dời lịch hẹn sau 4 lần thông báo đổi thời gian nhận xe.
Nhiều dòng xe nhập khẩu có nguồn cung hạn chế vì tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu.
Tương tự, một mẫu xe Toyota đang được nhiều người dùng quan tâm là Raize cũng có nguồn cung khan hiếm. “Những khách hàng đặt cọc từ tháng 12/2021 phải chờ đến quý II/2022 mới có thể nhận xe. Các model nhập khẩu khác như Toyota Fortuner máy xăng hay Toyota Rush cũng thì số lượng sẵn có tại đại lý cũng hạn chế”, chị Huỳnh – nhân viên bán hàng của một đại lý Toyota tại Cần Thơ chia sẻ với Zing.
“Toyota Vios vẫn là cái tên được người dùng tìm mua nhiều nhất trong giai đoạn này. Với riêng đại lý của chúng tôi, lượng khách mua Toyota Vios khá cao vào thời điểm tháng 12/2021. Nhưng sang đến tháng 1/2022, nguồn cung của dòng xe này cũng giảm đi, do đó khách hàng đặt mua trong thời điểm này khó có thể nhận xe trước Tết Nguyên Đán”, chị Huỳnh cho biết.
Theo chị Huỳnh, tùy vào dòng xe mà người dùng nên có quyết định xuống cọc thích hợp. Nhưng thông thường thời điểm vàng để mua ôtô kịp chạy Tết là các tháng 11, 12. Giai đoạn cận Tết là thời điểm nhu cầu mua xe tăng mạnh trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng, nếu muốn nhận xe kịp thời điểm Tết Nguyên Đán, người dùng nên cân nhắc đặt mua từ các tháng cuối năm trước.
Lượng khách mua xe trước Tết năm nay thấp hơn các năm trước
“Sau một năm 2021 đầy khó khăn vì dịch Covid-19, cách sử dụng tiền của nhiều người cũng khác đi, khách hàng mua xe thường dè dặt hơn trong quyết định. Đây là tâm lý chung của mọi người, kể cả bản thân tôi cũng phải thay đổi trong cách chi tiêu hàng ngày sau đợt dịch vừa qua”, chị Huỳnh chia sẻ.
Nhân viên bán hàng này cho biết nhu cầu mua xe dịp cận Tết vẫn tăng cao nếu so với các tháng thông thường, nhưng nếu xét với cùng kỳ các năm trước đã có sự suy giảm.
Nhu cầu mua xe trước dịp Tết Nguyên Đán năm nay vẫn tăng nhưng đã giảm đáng kể nếu so với các năm trước đây.
Không chỉ riêng thị trường ôtô gặp khó khăn, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống. Trải qua nhiều tháng giãn cách xã hội, các ngành dịch vụ giao thông vận tải cũng đóng băng.
Điều này gây ảnh hưởng đến lượng khách mua xe, đặc biệt là các dòng xe phổ thông, giá rẻ thường được chọn mua để kinh doanh dịch vụ. Tâm lý lo ngại về dịch Covid-19 trong năm 2022 vẫn còn, nhiều người sẽ đắn đo hơn trong việc chi một khoản tiền lớn để đầu tư vào mua xe.
Chị An, nhân viên bán hàng của Ford tại TP.HCM cũng có chia sẻ tương tự: “Tình hình kinh doanh của cá nhân tôi trong dịp cận Tết năm nay giảm phân nửa nếu so với các năm trước. Đây là điều đã được dự đoán, năm 2021 có nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, chưa kể đến tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu khiến nguồn cung gặp hạn chế”.
Năm 2022, tình hình kinh doanh của các hãng xe được kỳ vọng sẽ khả quan hơn khi xã hội đã bắt đầu trạng thái bình thường mới. Cũng trong năm nay, các hãng xe có kế hoạch ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới. Người dùng sẽ có thêm lựa chọn ở từng phân khúc và tầm giá.
Hàng loạt xe khan hàng, tăng giá bán, thượng đế chấp nhận mua 'bia kèm lạc'
Đại lý báo khó giao xe trước Tết do khan hàng, nhiều khách vẫn chấp nhận mua 'bia kèm lạc' để kịp có xe đi trong dịp Tết Nguyên đán.
Anh Minh Thảo (Hà Nội) đang có nhu cầu mua 1 chiếc xe 5 chỗ cho gia đình, sau một thời gian tham khảo, anh và vợ chọn được một vài mẫu xe ưng ý. Tuy nhiên, đã hơn một tuần nay anh liên hệ với nhiều đại lý mà chưa thế mua được vì khan hàng.
"Tôi muốn mua Toyota Raize nhưng không có xe ngay. Tuần trước sale còn hẹn tháng 4 có xe, tuần này quay lại đã báo sang tháng 6 thậm chí tháng 7 nếu đặt cọc ngay", anh Thảo nói.
Trên các nhóm chia sẻ thông tin, nhiều người có nhu cầu mua ô tô trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho biết nhiều mẫu xe không thể giao kịp trước Tết. Đồng thời, còn có tình trạng giá bán tăng lên so với thời điểm giữa năm 2021.
Nhu cầu mua sắm xe dịp Tết Nguyên đán tăng cao. (Ảnh minh họa: Internet)
Khảo sát giá bán xe ở các đại lý tại Hà Nội cho thấy, nhiều mẫu đang bị bán chênh giá kèm gói phụ kiện. Chẳng hạn, Toyota Raize chênh thêm tiền phụ kiện từ 20 - 30 triệu đồng tùy đại lý. Hai mẫu xe Hyundai là Kona và Tucson 2022 vừa ra mắt đang chênh 20 - 30 triệu đồng nếu khách hàng muốn lấy trước Tết. Một số đại lý thừa nhận khó giao xe Kia Sonet trước Tết vì bị hạn chế màu và phiên bản.
"Thời điểm này, ai cũng muốn lấy xe sớm để đón Tết nên các đại lý đều báo giá kèm phụ kiện, nhưng vẫn phải đợi vài tuần mới có", chị Hà - một người đang có nhu cầu mua ô tô cho biết.
Thực tế, tình trạng khan hàng chỉ tập trung vào một số mẫu xe có nhu cầu cao, chủ yếu là các xe gầm cao mới ra mắt.
Đầu năm nay, các hãng cũng điều chỉnh giá bán xe do nhiều nguyên nhân. Toyota Corolla Cross tăng thêm 10 triệu đồng vì lắp đặt thiết bị cảm biến khí thải (OBD) để kiểm soát mức khí thải.
Kia cũng tăng giá một số mẫu tại thị trường Việt Nam. Trong có 4 phiên bản Kia Sonet; đàn anh Kia Seltos và mẫu sedan K3 đều tăng thêm 5 triệu đồng. Hyundai Santa Fe tăng giá 20 triệu đồng tùy phiên bản hay mẫu bán tải Ford Ranger cũng vừa điều chỉnh tăng thêm 12 triệu đồng.
Thị trường ô tô Việt Nam bắt đầu "ấm" trở lại sau một thời gian dài ảm đạm. Kể từ tháng 10, thị trường đã lấy lại đà tăng trưởng nhờ những chính sách ưu đãi được nối dài của các đại lý và hãng xe. Thông tin đề xuất ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng đã mang đến tín hiệu tích cực. Lượng ô tô bán ra trong tháng này chạm ngưỡng 50.000 xe đến tay khách hàng Việt.
Đầu tháng 12, chính sách giảm 50% phí trước bạ chính thức được áp dụng trở thành cú hích mạnh kích cầu cho thị trường ô tô trong nước bùng nổ. Lượng người có nhu cầu mua xe đến showroom nhiều hơn nhất là khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần tới gần.
Nhu cầu tăng mạnh ở một số dòng xe dẫn đến tình trạng bán "bia kèm lạc" xảy ra ở nhiều đại lý, tập trung vào một số dòng xe ăn khách. Không ít khách hàng bức xúc bởi dù đã đặt cọc trước, nhưng nếu không lắp thêm phụ kiện thì thời gian giao xe bị kéo dài. Do đó, nhiều người đành trả tiền lắp phụ kiện hay mua thêm bảo hiểm để có xe giao trước Tết.
Ford Việt Nam gia tăng chất lượng dịch vụ hậu mãi Với phương châm "coi khách hàng như gia đình", Ford Việt Nam đã tăng cường triển khai các dịch vụ chăm sóc khách hàng như giao nhận xe tại nhà miễn phí, thanh toán điện tử, vệ sinh khử khuẩn miễn phí... Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Ford Việt Nam và các Đại lý triển khai...