Nhu cầu robot dịch vụ tăng mạnh trong mùa dịch Covid-19
Giãn cách xã hội để hạn chế dịch Covid-19 lây lan tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về robot dịch vụ được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI).
Một robot y tế trong trung tâm Regional Center of Robotics Technology tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, Thái Lan
Nhu cầu sử dụng robot dịch vụ đang nổi lên ở nhiều nơi trên thế giới khi dịch Covid-19 buộc mọi người trong xã hội phải giữ khoảng cách nhất định với nhau. Trước đây, robot thường đứng sau hậu trường để tăng cường hiệu quả trong các nhà máy hoặc một vài nơi khác. Nhưng bây giờ, robot đã trở thành tâm điểm chú ý như một đối tác đáng tin cậy để giữ an toàn cho mọi người trong thời gian đại dịch diễn ra.
Vận chuyển, khử trùng và các công việc hằng ngày khác đang được các robot dịch vụ xử lý nhằm giảm sự tiếp xúc giữa người với người và giúp hệ thống chăm sóc y tế hiện trong tình trạng quá tải ở nhiều quốc gia. Những cỗ máy này thay thế cho nguồn nhân lực và ngày càng thông minh hơn với sự hỗ trợ của AI.
Video đang HOT
Thị trường robot dịch vụ toàn cầu có khả năng đạt tổng giá trị khoảng 37 tỉ USD trong vài năm tới. Các công ty ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và những nước khác đang gấp rút thương mại hóa robot dịch vụ. Khả năng ra mắt sản phẩm mới nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thị trường chính là chìa khóa thành công trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Mira Robotics là nhà phát triển robot có trụ sở tại thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa gần Tokyo chuyên về thiết bị cánh tay robot. Kể từ tháng trước, công ty đã nhận được năm yêu cầu sản phẩm mới liên quan đến dịch Covid-19 từ các khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước. Cụ thể, Ken Matsui, Giám đốc điều hành công ty, cho biết ông “nhận được lời hỏi thăm từ Pháp, Singapore và các nơi khác về việc liệu sản phẩm của chúng tôi có thể sử dụng để khử trùng hay không”. “Chúng tôi đang tiến hành việc phát triển để làm cho robot có khả năng thực hiện công việc khử trùng”, ông Matsui nói.
ZMP, một nhà phát triển robot khác có trụ sở tại Bunkyo, Tokyo, cũng đã thêm chức năng phun thuốc khử trùng vào robot tự lái PATORO. Dựa theo thông tin vị trí thu được từ camera và cảm biến của mình, PATORO có thể phun thuốc khử trùng lên lan can và những nơi khác trong khi đi tuần tra ở một địa điểm xác định.
Mặc dù các nhà phát triển robot Nhật Bản vội vàng thương mại hóa robot để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nhưng dường như Trung Quốc mới là người dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt để cung cấp robot dịch vụ trong bối cảnh đại dịch, đặc biệt khi virus SARS-CoV-2 bùng phát đầu tiên ở nước này.
Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, hoạt động vận hành robot dịch vụ hỗ trợ hệ thống chăm sóc y tế đã nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc. Ví dụ, tại nơi dịch bệnh bắt đầu là Vũ Hán, robot tự lái được sử dụng thường xuyên hơn, thay cho con người tại các bệnh viện để cung cấp bữa ăn cho người ở khu vực cách ly. Một bệnh viện ở Thâm Quyến đã hoàn toàn chuyển sang dùng robot được trang bị AI do UBTECH Robotics phát triển để kiểm tra nhiệt độ và cung cấp dịch vụ tiếp tân. Robot này đã dựa vào máy ảnh và cảm biến để nhận diện khuôn mặt của bệnh nhân tại bàn tiếp tân và đo nhiệt độ của họ ngay lập tức. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị bay không người lái để cung cấp vật tư y tế giữa các bệnh viện cũng được áp dụng.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Fuji Keizai, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Tokyo, đã dự báo rằng thị trường toàn cầu cho robot dịch vụ sẽ mở rộng khoảng 2,6 lần trong giai đoạn 2018 – 2025. Song, một thách thức lớn đối với việc sử dụng robot dịch vụ được trang bị AI là chi phí cao. Một robot sử dụng công nghệ tự lái có giá hơn 1 triệu yen (khoảng 9360 USD), Nikkei dẫn nguồn tin quen thuộc cho biết.
Sự không chắc chắn về lợi tức đầu tư của robot là một rào cản cho khả năng mở rộng mạnh mẽ sản phẩm này. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, vẫn có những cơ hội tốt cho các công ty có khả năng nhanh chóng đưa robot dịch vụ của họ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Giải pháp quản lý nhân sự từ xa trong mùa dịch COVID-19
Chức năng Work from home giúp các tổ chức tháo gỡ được bài toán quản lý nhân sự khi đưa ra chính sách hỗ trợ người lao động làm việc tại nhà trong mùa dịch.
Mặc dù trong những tuần gần đây, có nhiều tín hiệu khả quan hơn nhưng dịch COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của người dân. Học sinh các cấp được nghỉ học khiến các bậc phụ huynh phải loay hoay tìm cách gửi con hoặc xin nghỉ để trông con.
Thấu hiểu sự khó khăn của người làm cha mẹ, nhiều doanh nghiệp đưa ra phương án để hỗ trợ nhân viên có con nhỏ như linh động thời gian làm việc, làm việc online hoặc thêm ngày nghỉ phép. Tuy nhiên những chính sách đó nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất và kết quả làm việc vì thời gian nghỉ học của học sinh vẫn có thể kéo dài tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh.
Giải pháp quản lý nhân sự từ xa Work from home của ACheckin đáp ứng nhu cầu của đồng thời người lao động và tổ chức. Nhân viên được làm việc tại nhà, đồng thời doanh nghiệp thông qua người quản lý có thể xác nhận thời gian cũng như hiệu suất làm việc của người đó.
Chức năng cho phép nhân viên xin không cần đến công ty nhưng vẫn chấm công và cập nhật quá trình làm việc cho cấp quản lý. Sau mỗi khoảng thời gian nhất định, nhân viên được thông báo gửi hình ảnh kèm với địa điểm và thời gian được ghi nhận tự động qua ứng dụng. Người quản lý sẽ dựa vào những thông tin đó kèm theo đánh giá kết quả công việc để quyết định duyệt chấm công. Khi được duyệt, ngày làm việc đó sẽ được ghi nhận đầy đủ.
Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp và nhà quản lý có thể theo dõi, thống kê số lượng và chi tiết hoạt động của từng nhân nhân viên làm việc từ các địa điểm khác nhau. Từ đó, việc đánh giá trở nên minh bạch và chính xác hơn.
Chức năng này giúp các tổ chức tháo gỡ được bài toán quản lý nhân sự khi đưa ra chính sách hỗ trợ người lao động làm việc tại nhà để trông con trong mùa dịch. Không chỉ vậy, đây còn phương án quản lý văn minh và tối ưu trong những trường hợp làm việc từ xa với nhiều lý do khác.
PV
CEO Amazon Jeff Bezos "bỏ túi" bao nhiêu tiền từ đầu mùa dịch? Dịch bệnh đang ảnh hưởng tới hàng chục triệu người trên thế giới, tuy nhiên vẫn có những người ngày càng giàu hơn nhờ nó. CEO Amazon Jeff Bezos. Ảnh: Reuters Jeff Bezos, người giàu nhất hành tinh, càng giầu hơn ngay cả khi dịch bệnh xảy ra. Do mọi người thực hiện quy định ở nhà, họ phải nhờ cậy đến các...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

Xiaomi bất ngờ ra mắt mô hình AI tự phát triển

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam

Giới công nghệ 'loạn nhịp' vì khái niệm AI PC

HyperOS 3 sẽ thổi luồng gió mới cho thiết bị Xiaomi

Bot AI Facebook nhập vai người nổi tiếng nói chuyện tình dục với trẻ em

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?
Có thể bạn quan tâm

Nghỉ lễ, mẹ đảm Sài Gòn làm mẹt cuốn siêu hấp dẫn nhâm nhi cực đã, ai bí món tham khảo ngay!
Ẩm thực
11:30:30 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025
TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5
Tin nổi bật
11:07:48 01/05/2025
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố
Thời trang
11:03:10 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường
Sáng tạo
10:46:47 01/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
10:40:18 01/05/2025
Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?
Đồ 2-tek
10:39:23 01/05/2025
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay
Lạ vui
10:31:49 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025