Nhu cầu nhựa Châu Á gia tăng do túi nylon và thương mại điện tử
Tiêu dùng gia tăng qua mua hàng trên internet của người châu Á và tăng trưởng kinh tế ổn định của khu vực sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ nhựa tại đây tăng lên trong 2 năm tới.
Theo chuyên gia tư vấn kinh doanh Frost & Sullivan, thị trường thương mại điện tử của châu Á có thể mở rộng tới hơn 30% so với mức trung bình hàng năm hàng năm là 960 tỷ USD (trong 2 năm 2017, 2018) từ mức trung bình 730 tỷ USD/năm trong 2015 và 2016 hiện nay.
Điều này sẽ mở ra nhu cầu cho polyethylene, chất nhựa chính được dùng để sản xuất túi nylon đựng hàng, các tấm phim hay bao bì bọt (tấm xốp khí). Ước tính nhu cầu tiêu thụ polyethylene của châu Á sẽ đạt 41 triệu tấn vào năm 2017, tăng 5,1% so với 2016.
Nhu cầu chất dẻo gia tăng của châu Á sẽ bất chấp những suy thoái đang lan rộng trong lĩnh vực hóa dầu và làm giảm đi những nỗ lực đang không ngừng được kêu gọi “go-green” cũng như các lệnh cấm sử dụng bao bì nhựa. Thêm nữa là nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc gia tăng liên tục gần đây cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhựa, giúp duy trì lợi suất hóa dầu ít nhất qua năm 2018.
JP Nah, Giám đốc bộ phận sản xuất màng co polyolefin tại công ty hóa chất IHS Markit nói “Các sản phẩm được sản xuất ra đã đóng gói sẵn nhưng khi bán qua mạng, người ta lại bọc lại lần nữa để vận chuyển tới người mua. Việc đóng gói lần 2 ngày càng tăng đang làm sống lại nhu cầu tiêu thụ nhựa vốn bị giảm đi bởi các chiến dịch xanh như cấm dùng túi nylon hay giảm các sản phẩm có đóng gói bằng polyethylene”.
Mua sắm qua Internet tại châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng đang phát triển dù tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Tại Trung Quốc, “gã khổng lồ thương mại điện tử” Alibaba đã có quý kinh doanh thứ II trong năm tăng tới 59% về doanh số bán hàng so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ khi hãng IPO năm 2014.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thương mại điện tử chỉ là một phần của phương trình tiêu thụ polyethylene. Mức tăng trưởng kinh tế bền vững tại các quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Philippines cũng góp phần thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm nhựa hàng ngày tại các quần tạp phẩm, hiệu thuốc…
Frost & Sullivan khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Nikhil Vallabhan cho rằng tiêu thụ polyethylene tại châu Á năm 2016 đạt khoảng 45-46 triệu tấn, chiếm một nửa tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Trong đó, các quốc gia thuộc ASEAN chiếm tới 20% nhu cầu sử dụng polyethylene còn Ấn Độ chiếm 10%. Đến 2017, Châu Á sẽ chiếm khoảng 50%% khối lượng tiêu thụ của thế giới (tương đương 96 triệu tấn).
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng tăng trưởng trong năm 2017 sẽ chậm hơn so với năm 2016 (ở mức 5,1% so với 5,6% năm 2016). Lý do là vì triển vọng tăng trưởng kinh tế tổng thể yếu và nguồn cung dự kiến cao hơn.
Biên lợi nhuận từ polyethylene cũng sẽ giảm bởi cạnh tranh giữa những người bán, và IHS dự kiến lợi nhuận biên đạt mức cao nhất trong năm nay vào khoảng 400 USD đến 450 USD/tấn.
Theo_NDH
Doanh nghiệp tối ưu hóa tiếp thị trực tuyến sẽ nâng tính cạnh tranh
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo dựng một website chất lượng để tiếp thị cho hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng thương hiệu.
Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tổng doanh thu trực tuyến năm 2015 đạt 4,07 tỉ USD và con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên tới 10 tỉ USD trong 5 năm tới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, bao gồm niềm tin của người tiêu dùng, công cụ thanh toán và tiếp thị trực tuyến. Báo cáo Global Trust in Advertising 2015 của Nielsen vẫn nhận định rằng, người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng nhiều nhất vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, theo sau đó là mạng xã hội, video trực tuyến, và banner trực tuyến.
Doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư vào tiếp thị trực tuyến nhưng mức độ đầu tư không đáng kể và hiệu quả đầu tư chưa cao.
Mặc dù quảng cáo trực tuyến có mối quan hệ mật thiết với mua sắm trực tuyến, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức tới công cụ này. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2015 cũng cho thấy, chi phí cho tiếp thị trực tuyến của năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014.
"Chỉ một vài doanh nghiệp đầu tư vào tiếp thị trực tuyến nhưng mức độ đầu tư không đáng kể và hiệu quả đầu tư chưa cao, 53% doanh nghiệp được khảo sát cho biết chi dưới 10 triệu đồng cho tiếp thị trực tuyến, tương đương tỷ lệ của năm 2014", Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2015 nhận định.
Từ thực tế trên, tại Diễn đàn Tiếp thị Trực tuyến 2016 với chủ đề "Tối ưu hiệu quả Tiếp thị trực tuyến", nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy thị trường tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa các kênh tiếp thị trực tuyến thì ngoài truyền thông mạng xã hội, mỗi doanh nghiệp nhỏ đều cần thiết phải có một website riêng.
Theo ý kiến các chuyên gia, ngày nay khi việc thiết lập website đã dễ dàng hơn, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo dựng một website chất lượng cao để tiếp thị cho hoạt động kinh doanh, và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp dưới hình thức mà họ có thể kiểm soát được.
Thực tế cho thấy, có đến 77% các doanh nghiệp nhỏ cho rằng, website là công cụ tiếp thị trực tuyến hiệu quả nhất để hình thành nhận thức và nâng cao quan hệ khách hàng, tốt hơn bất kỳ công cụ tiếp thị trực tuyến nào khác.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch VECOM chia sẻ rằng, cách hiệu quả nhất để kinh doanh trực tuyến là sở hữu một website kết hợp với hiện diện truyền thông mạng xã hội, điều này làm lan tỏa các thông điệp của doanh nghiệp và nuôi dưỡng mối quan hệ với lượng lớn khách hàng. Đây cũng là bước đầu tiên để xây dựng một sự hiện diện trực tuyến đáng tin cậy, và thành công nhất là khi doanh nghiệp chọn đúng tên miền (DNS).
Theo ông Hưng, hiện đang có rất nhiều các doanh nghiệp quốc tế, bao gồm cả 500 công ty thuộc danh sách Fortune 500, khi cân nhắc các tiêu chuẩn toàn cầu để kinh doanh trực tuyến đã lựa chọn sử dụng tên miền .com để xây dựng website của mình với khát vọng mở rộng kinh doanh vươn ra ngoài mạng lưới khách hàng hiện tại trong khu vực.
"Với việc sử dụng tên miền mở rộng uy tín, các doanh nghiệp nhận được một sự tín nhiệm nhất định. Thêm vào đó, với mức độ vận hành chính xác và ổn định của cơ sở hạ tầng Hệ thống Tên miền (DNS) của tên miền .com hơn 18 năm qua, VECOM khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn tên miền .com làm nền tảng cho hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp", ông Hưng chia sẻ./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Cho phép nhập khẩu lại chất tạo nạc Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa cho phép nhập khẩu lại salbutamol sau gần 9 tháng tạm dừng do hoạt chất này bị lạm dụng trong chăn nuôi. Cụ thể, trong thời gian qua Cục Quản lý Dược đã tăng cường công tác, chấn chỉnh, kiểm soát hoạt động kinh doanh nguyên liệu salbutamol. Cục đánh giá "hiện nay các doanh...