Nhu cầu mua hàng xa xỉ không suy giảm giữa đại dịch
Nhiều cửa hàng bán đồ xa xỉ phải đóng cửa trong đại dịch Covid-19. Tuy vậy, nhu cầu đối với những món hàng này không hề suy giảm.
Khi người đánh bạc chuyên nghiệp Vegas Dave chi 500.000 USD để mua chiếc túi xách đắt nhất thế giới, một chiếc túi Himalaya Birkin đính kim cương, ông xem nó như một trong những công cụ tiếp thị tốt nhất.
“Tôi đang xem thể thao với một người bạn nữ thì thấy một khán giả mang túi Birkin. Bạn tôi nghĩ việc mọi người chi quá nhiều tiền cho những món đồ này thật điên rồ. Nhưng tôi xem đó là một tác phẩm nghệ thuật”, ông nói với Financial Times.
Một cửa hàng Hermès ở Paris, Pháp. Ảnh: Reuters.
Trên thế giới chỉ có hai chiếc túi
“Tôi mang chiếc túi đó đến các sự kiện lớn. Khi tôi đến xem trận đấu của đội Bóng rổ Los Angeles Lakers, chiếc túi đã giúp tôi tiếp thị. Những người ngồi cạnh tôi đều biết túi Birkin có nghĩa như thế nào. Họ nhìn thấy chiếc túi và sẽ nghĩ ‘ông ấy làm nghề gì’. Sau đó, họ sẽ tìm hiểu về tôi và đăng ký một chương trình đánh bạc của tôi”, ông Dave cho biết.
Liệu Dave và những người cuồng đồ xa xỉ như ông ta có mất hứng khi nhiều sân vận động phải đóng cửa để ngăn dịch Covid-19 và họ không còn nhiều nơi để khoe chúng?
Đây có phải lúc những người siêu giàu trở nên khó khăn đến mức họ phải cân nhắc việc bán những tài sản quý giá? Hay liệu khoảng thời gian phải ở nhà chỉ khiến ham muốn mua hàng xa xỉ của họ tăng lên?
Với Dave, thời gian giãn cách xã hội chỉ làm người khác yêu thích đồ xa xỉ hơn. “Người ta vẫn xem những bài đăng về đồ xa xỉ trên Instagram. Tôi vẫn nhận được 10.000 bình luận về những món đồ này. Tất nhiên, sẽ luôn có người ghét bạn. Những người này nói rằng bạn có thể mua một ngôi nhà với nửa triệu USD. Có rất nhiều ngôi nhà giá nửa triệu USD nhưng chỉ có hai chiếc túi như vậy trên thế giới”, ông Dave chia sẻ.
Ông Dave không phải người duy nhất cho rằng đại dịch chỉ làm giảm rất ít nhu cầu hàng hóa xa xỉ nhất thế giới. Đại dịch còn làm phát sinh một số xu hướng thú vị trong thị trường hàng hóa xa xỉ.
Mua hàng xa xỉ trực tuyến
Video đang HOT
Với người dân bình thường, ở nhà đồng nghĩa với việc mặc quần áo thoải mái như quần thun và áo trùm đầu. Điều này hoàn toàn khác với những người giàu nhất, bộ phận chiếm 1% dân số thế giới.
Doanh số bán đồ trang sức đã tăng vọt vì nhu cầu gây ấn tượng trên Zoom tăng lên. RealReal, một nhà bán lẻ hàng xa xỉ trực tuyến, cho biết doanh số hoa tai Cartier tăng 40% và doanh số dây chuyền vàng tăng 72% mỗi tháng.
Trong khi đó, hãng đấu giá Sotheby’s đã bán một chiếc vòng tay Cartier làm từ những năm 1930 với giá 1,34 triệu USD, giá kỷ lục cho món đồ trang sức được bán trên mạng.
Đại dịch cũng dẫn đến việc mua và bán ngay cả những món hàng độc quyền nhất trên mạng. Nhà đấu giá cho biết các khách hàng có nhu cầu mua hàng trực tuyến mạnh. Lưu lượng truy cập trong suốt tháng 3 tăng 16% – xu hướng tương tự những nơi khác.
Cuộc chạy đua tìm đồ bảo hộ cũng ảnh hưởng đến thị trường hàng xa xỉ: Doanh số khăn choàng của RealReal từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc đóng cửa các cửa hàng dẫn đến nhu cầu các sản phẩm xa xỉ bị dồn nén. Vào ngày đầu tiên mở cửa trở lại, cửa hàng của Hermès ở Quảng Châu đã thu về 2,7 triệu USD. Đây là mức doanh thu cao nhất tại một cửa hàng.
Doanh số khăng choàng cũng tăng lên trong cuộc đua tìm đồ bảo hộ chống Covid-19. Ảnh: Bloombers.
Những người bán hàng trên thị trường thứ cấp cũng có lợi từ việc này. Cécile Wickmann, Giám đốc điều hành và người sáng lập trang bán hàng xa xỉ đã qua sử dụng Rebelle.com, cho biết trang web này thu hút được nhiều nguồn cung hơn từ những người bán hàng “đang tìm kiếm các kênh bán hàng thay thế hấp dẫn”.
Cô Jane Angert, chuyên gia từ trang web JaneFinds, nơi chuyên bán loại túi hiếm nhất thế giới, nói: “Từ khi tất cả cửa hàng Hermès đóng cửa, nhu cầu mua túi mùa mới nhất gia tăng. Nhiều phiên đấu giá đã bị hoãn lại. Điều này có nghĩa là những chiếc túi hiếm lạ có sẵn còn ít hơn nữa”.
“Là doanh nghiệp nhỏ, chúng tôi vẫn có thể giao hàng trong thời gian ngắn. Đây chắc chắn là thời điểm khó khăn, nhưng khách hàng vẫn muốn tự thưởng cho mình”, cô Angert nói thêm.
Nhu cầu của những người giàu có
Túi Hermès Birkin, loại túi từ lâu được coi là phụ kiện thời trang hoàn hảo và được ca tụng là một khoản đầu tư còn tốt hơn vàng hoặc bất động sản, cũng được hưởng lợi từ xu hướng công chúng quay về những món hàng cổ điển.
“Khi nền kinh tế trở nên khó khăn, người tiêu dùng hàng xa xỉ muốn tập trung vào việc sưu tầm hàng một cách thông minh và tránh xa chi tiêu phù phiếm”, bà Caitlin Donovan, người đứng đầu bộ phận bán hàng túi xách và phụ kiện tại Christie’s, Mỹ cho biết. “Khách hàng của chúng tôi bị thu hút bởi các thương hiệu cổ điển hoặc được đánh giá cao về giá trị như Hermès, Chanel và Louis Vuitton”.
“Khi nhu cầu là cố định, giá của các mặt hàng cũng vậy”, bà Donovan nói thêm.
“Một số mặt hàng xa xỉ của các thương hiệu đặc biệt như Hermès có giá ổn định hơn so với các mặt hàng khác”, ông Wickmann cho biết.
Trong khi đó, ông Dave nói rằng túi Birkin được yêu thích không chỉ vì sự hiếm có mà còn là vì tính thực tế của nó.
Túi Birkin từ lâu đã được xem là món phụ kiện thời trang hoàn hảo. Ảnh: Reuters.
“Tôi có một chiếc túi Birkin da cá sấu màu đen và tôi sử dụng nó hàng ngày. Tôi yêu chiếc túi này. Một số cô gái nghĩ rằng tôi bị điên vì dùng nó đựng máy tính xách tay. Nhưng chiếc túi này rất to. Tôi sẽ không dùng bất cứ thứ gì khác”, ông Dave cho biết.
Giá của những mặt hàng thiết yếu đã tăng lên kể từ khi dịch bắt đầu. Tuy vậy, mặt hàng nào được xem là thiết yếu còn tùy thuộc vào suy nghĩ của người mua.
Túi làm từ xương người và những món đồ thời trang gây ám ảnh
Những chiếc áo, túi được làm từ bộ phận trên cơ thể người khiến nhiều tín đồ thời trang không khỏi rùng mình.
Túi xương người: Mới đây, Arnold Putra - nhà thiết kế thời trang người Indonesia - gây phẫn nộ khi bán túi xách làm từ lưỡi cá sấu và cột sống người. Sản phẩm này có giá 5.000 USD, được rao bán lần đầu tiên vào năm 2016. Putra cho biết cột sống được lấy từ một cơ quan y tế ở Canada, đã được cấp phép tặng cho y học. Đôi khi, các tổ chức bán chúng như là thặng dư y tế. Tuy nhiên, người này lại từ chối cho phóng viên xem giấy tờ. Trước đó, Putra dùng tài khoản khác để đăng bán túi. Anh cho hay: "Chiếc túi được làm từ cột sống của trẻ em bị loãng xương". Sau khi sự việc được tờ Insider điều tra lại, nhiều người lên án gay gắt Putra và gọi thiết kế này là "vô nhân đạo". Ảnh: @byarnoldputra.
Túi làm bằng da chân: Hồi đầu năm 2019, Joan (không cung cấp họ) - một phụ nữ người Anh - đã cố tìm nhà thiết kế để làm túi xách từ da phần chân bị cắt bỏ của chính mình. Khi đó, bà cho biết phần chân trái từ đầu gối trở xuống của mình có thể bị cắt bỏ do căn bệnh quái ác. "Tôi nghĩ rằng chiếc túi xách cỡ vừa là phù hợp nhất. Nó sẽ có dây đeo ngắn và phần giữa gắn da của tôi. Phần còn lại sẽ được làm từ những vật liệu khác", bà Joan chia sẻ với New York Post. Ngoài ra, người này còn chuẩn bị khoảng 3.900 USD và vẽ sẵn bản thiết kế để nhờ trợ giúp. Sau khi câu chuyện được lan truyền, nhiều người tỏ ra đồng cảm với hoàn cảnh bệnh tật của bà. Bên cạnh đó, một số người lại cho rằng chiếc túi xách làm từ da chỉ có bà Joan mới dám đeo. Ảnh: Sewport.
Áo da người: Nhà thiết kế trẻ Tina Gorjanc từng sử dụng tóc của Alexander McQueen được thêu trên các sản phẩm thuộc bộ sưu tập thu đông năm 1992 để cấy thành da người. DNA phát triển thành những mô da được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Theo Gorjanc, những mảng da mang hình xăm, vết sần và cả tàn nhang giống như trên cơ thể thật của McQueen. Cô lấy chúng làm thành áo biker hay balo. Dù bộ sưu tập của cô truyền tải thông điệp tích cực, nhiều tín đồ thời trang vẫn ám ảnh với các món đồ này. Ảnh: Designindaba.
Giày đế răng: Dù những chiếc răng được gắn dưới đôi giày này là giả, nhiều người vẫn không tránh khỏi cảm giác rùng mình khi nhìn thấy. Thay vì làm theo cách truyền thống, 2 nhà thiết kế Mariana Fantich và Dominic Young đã thay phần đế bằng 1.050 chiếc răng. Bên cạnh răng bình thường, họ cũng đặt xen kẽ răng vàng để tăng phần độc đáo cho sản phẩm. Trái ngược với sự kỳ vọng của cả 2, đôi giày nhận được phản ứng trái chiều từ các tín đồ thời trang. "Nó rất thú vị. Tuy nhiên, nghĩ đến việc có rất nhiều răng dưới chân khiến tôi buồn nôn", một người bình luận. Ảnh: tantichandyoung.
Giày ấu trùng: Sự sáng tạo của loài người là vô hạn. Khi những thứ bình thường trở nên nhàm chán, họ có thể tạo ra thiết kế khiến người khác trầm trồ, sợ hãi. Bức ảnh này từng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và khiến nhiều người "ăn không ngon". Đến nay, người tạo ra sản phẩm này vẫn là ẩn số. Ảnh: tokhoe.
Nhẫn đầu lâu: Nhà thiết kế Nhật Bản Shinji Nakaba đã sử dụng vật liệu độc đáo để tạo ra món trang sức mang hình dáng kỳ lạ. Một trong những sản phẩm nổi bật nhất của ông là chiếc nhẫn hình hộp sọ được chạm khắc giống hệt đồ thật. Dù chỉ được làm từ ngọc, nhiều người vẫn không ngừng tưởng tượng đến chiếc đầu lâu thu nhỏ. Ảnh: kknews.
Váy tóc người: Jodie Breeds - chủ tiệm làm tóc ở Anh - đã tự làm chiếc váy từ tóc của khách hàng. Cô mất 6 giờ hoàn thành nó với sự trợ giúp của người dì. Bộ đầm gây bất ngờ khi xuất hiện ở phần thi trang phục thân thiện với môi trường tại Miss England 2012. Dù chiếc váy nhận được nhiều phản ứng tích cực, một số người cho rằng họ thấy "kinh tởm" khi mặc tóc thật lên cơ thể. Ảnh: North News.
Hoài Thương
Khi Louis Vuitton, Burberry và Chanel đều bắt tay vào sản xuất khẩu trang Các ông lớn thời trang như Louis Vuitton, Burberry và Chanel đang đặt cược xu hướng thời trang trong dịch bệnh bằng việc tung ra các sản phẩm khẩu trang mang thương hiệu. Luôn đi đầu trong ngành thời trang đẳng cấp thế giới, Louis Vuitton, Burberry và Chanel là các thương hiệu luôn được tôn vinh bởi những chuyên gia thời trang...