Nhu cầu máu điều trị tăng, kêu gọi người dân hiến nhóm máu A
Dịch sốt xuất huyết bùng phát với nhiều ca chuyển nặng cũng khiến nhu cầu máu, đặc biệt là chế phẩm tiểu cầu tăng lên.
Trong khi đó, lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đang thấp, nhất là nhóm máu A.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (25/9 – 1/10), Thủ đô đã ghi nhận 2.578 ca sốt xuất huyết mới tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Đây cũng là tuần có số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay.
Dịch sốt xuất huyết bùng phát với nhiều ca chuyển nặng khiến nhu cầu máu, đặc biệt là chế phẩm tiểu cầu tăng lên.
Trong khi đó, lượng máu dự trữ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương trong vài tuần gần đây đều ở mức thấp. Đặc biệt, nhóm máu A chỉ chiếm 10-12% tổng lượng máu, trong khi mức dự trữ an toàn cần đến 20-25%. Điều này dẫn đến việc cung cấp máu và chế phẩm máu nhóm A cho các cơ sở y tế hạn chế, có thời điểm chỉ đáp ứng 50% so với nhu cầu.
Nhân viên Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đang chuẩn bị huyết tương để cung cấp cho các cơ sở y tế.
Video đang HOT
Nguyên nhân của tình trạng này là nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thời gian gần đây tăng cao hơn, cùng với áp lực phải hỗ trợ cho khu vực Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
TS.BS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Năm 2023, nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu của các cơ sở y tế khu vực phía Bắc đều tăng khoảng 10%. Trong 9 tháng đầu năm, Viện đã cung cấp được hơn 625.000 đơn vị chế phẩm máu tới 178 cơ sở y tế tại 29 tỉnh, thành phố”.
Tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 9/2023, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã cung cấp 30.614 đơn vị máu (khối hồng cầu) với 41 lượt vận chuyển cho Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ. Đồng thời cung cấp 14 lần với 7.313 đơn vị chế phẩm máu cho Trung tâm Huyết học – Truyền máu Đắk Lắk, trong đó có gần 1.500 đơn vị huyết tương.
Đây là lần đầu tiên Viện thực hiện vận chuyển chế phẩm huyết tương bằng đường hàng không và đã đảm bảo duy trì nhiệt độ bảo quản thùng huyết tương luôn ở mức -30 độ C trong thời gian vận chuyển dài.
Để đảm bảo nhu cầu máu và chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân tham gia hiến máu nhóm A tại Viện, 5 điểm hiến máu cố định và các điểm hiến máu lưu động do cơ quan, địa phương tổ chức.
Các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội ở các địa chỉ:
Số 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm.
Số 132 Quan Nhân, Thanh Xuân.
Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa. – Số 78 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình.
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.
Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí
Ngày 22/9, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã thông tin về vụ bắt giữ đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí trên địa bàn biên giới các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai.
Trong thời gian qua, trên địa bàn biên giới các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, hoạt động của các loại tội phạm diễn biến phức tạp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường lực lượng, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ nhiều vụ mua bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu, mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép, đảm bảo ANTT trên địa bàn. Đặc biệt, đã phát hiện một đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển vũ khí với số lượng lớn, đối tượng liên quan đến nhiều tỉnh, hoạt động có tính chất phức tạp.
Tang vật các lực lượng thu giữ.
Ngày 20/7, Bộ Tư lệnh chỉ đạo Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm (PCMT & TP) chủ trì xác lập án, phối hợp với BĐBP các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum đấu tranh triệt phá đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí trên địa bàn các tỉnh biên giới. Qua 2 tháng triển khai, ban chuyên án đã xác định được vai trò, vị trí của từng đối tượng trong đường dây, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng và phát hiện các đối tượng chính trong đường dây chuẩn bị giao dịch số lượng vũ khí lớn.
Do quy mô, tính chất của đường dây tội phạm phức tạp, địa bàn rộng, cả địa bàn biên giới và nội địa, để đảm bảo tổ chức phá án thành công, ngày 15/9, Bộ Tư lệnh đã chỉ đạo Cục PCMT & TP chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, BĐBP và Phòng Cảnh sát hình sự Công an các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum phá án.
Từ ngày 16/9 đến ngày 17/9, BĐBP đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng đồng loạt triển khai phá án.
Tại tỉnh Kiên Giang, vào hồi 8h10 ngày 17/9, lực lượng đánh án bắt 3 đối tượng gồm: Nguyễn Hồ Ngọc Vinh, tên gọi khác Tý Em (SN 1990); Lê Hoàng Đô (SN 1997) cùng trú tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Phạm Thành Hậu (SN 1996, trú tại xã Giục Tượng, Châu Thành, Kiên Giang). Tang vật thu giữ gồm 7 khẩu súng ngắn (nghi là vũ khí quân dụng), 26 viên đạn và 01 túi nilon màu trắng, bên trong có chứa các hạt tinh thể (nghi là ma túy).
Tại Kon Tum, hồi 8h30 ngày 17/9, lực lượng đánh án tiến hành bắt 2 đối tượng gồm Tạ Hùng Cường, tên gọi khác Bờm (SN 1990); Nguyễn Văn Trung (SN 1994) cùng trú tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Tang vật thu giữ là 2 khẩu súng.
Tại Bình Thuận, vào hồi 12h30 ngày 17/9, lực lượng đánh án tiến hành bắt giữ đối tượng Nguyễn Thành Đông (SN 1987, trú tại Tổ 1 thôn Dân Hiệp, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Tiến hành khám xét nơi ở của đối tượng Đông, lực lượng đánh án thu giữ 2 khẩu súng dài, 3 khẩu súng ngắn, 284 viên đạn các loại và nhiều công cụ, phương tiện, linh phụ kiện dùng để chế tạo súng.
Như vậy, đến 19h ngày 17/9, kết quả bước đầu đấu tranh chuyên án trên địa bàn 4 tỉnh gồm Kiên Giang, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai đã bắt giữ 6 đối tượng, tang vật thu giữ: 14 khẩu súng (11 khẩu súng ngắn, 3 khẩu súng dài), 310 viên đạn các loại, 1 túi nilon có chứa các hạt tinh thể màu trắng (nghi là ma túy), cùng nhiều linh phụ kiện, công cụ, phương tiện dùng để chế tạo súng. Qua điều tra, các đối tượng khai nhận, từ tháng 3/2023 đến 9/2023 đã sản xuất và tiêu thụ gần 50 khẩu súng các loại.
Thành công bước đầu của chuyên án đã bắt giữ các đối tượng trong đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển, thu giữ một số lượng lớn vũ khí, đã ngăn chặn không để lọt vào tay của các đối tượng phản động, khủng bố, tội phạm gây bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Hiện Bộ Tư lệnh đang tiếp tục chỉ đạo BĐBP tỉnh Kiên Giang hoàn chỉnh thủ tục điều tra ban đầu, khởi tố vụ án và bàn giao cho Cơ quan Công an theo quy định pháp luật.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Bắc Hội nghị Xúc tiến, Quảng bá Du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc nhằm tăng cường kết nối vùng miền; làm sâu sắc thêm chất lượng kết nối vùng Tây Bắc-Tây Nam Bộ thông qua quảng bá sản phẩm du lịch. Các tỉnh vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long ký kết hợp tác. (Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền...