Nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới phục hồi sớm hơn dự kiến
Nhu cầu dầu mỏ đang phục hồi sớm hơn dự kiến và đến năm sau có khả năng đạt mức trước đại dịch COVID-19 là 100 triệu thùng/ngày.
Một cơ sở khai thác dầu của Công ty Aramco ở Abqaiq, Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, nhu cầu dầu mỏ đang phục hồi sớm hơn dự kiến và đến năm sau có khả năng đạt mức trước đại dịch COVID-19 là 100 triệu thùng/ngày.
Giá dầu thô Brent đã dao động quanh mốc 70 USD/thùng trong khoảng 3 tháng qua.
Vào tháng Bảy, giá dầu trung bình là 75 USD/thùng trong khi cùng kỳ năm ngoái là 43 USD/thùng. Điều này có nghĩa là giá dầu thô đã tăng 60% chỉ trong vòng 1 năm.
Video đang HOT
Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, Saudi Arabia sẽ dẫn đầu mức tăng sản lượng dầu và khí đốt trên toàn cầu cho đến năm 2030.
Dự báo sản lượng dầu thô , khí ngưng tụ và chất lỏng khí tự nhiên của vương quốc này tăng thêm 2,24 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.
Sau những biến động mạnh của giá dầu trong năm ngoái và để phục hồi bền vững ở mức hiện tại quanh mốc 70 USD/thùng, ngành công nghiệp dầu mỏ đang chờ đợi sự trở lại của các khoản đầu tư thăm dò và sản xuất của các tập đoàn dầu quốc tế.
Trong quý 2, ExxonMobil ghi nhận lợi nhuận ròng 4,7 tỷ USD, Chevron 3,1 tỷ USD và Shell 3,4 tỷ USD.
Bất chấp sự gia tăng thu nhập ròng, các tập đoàn dầu quốc tế đã thông báo cắt giảm vốn đầu tư.
Ví dụ, ExxonMobil đã giảm chi tiêu vốn của mình xuống 25 tỷ USD/năm cho đến năm 2025 – giảm 10 tỷ USD so với mục tiêu trước đại dịch. Vốn đầu tư năm 2021 của Chevron đã giảm từ mức 22 tỷ USD/năm xuống còn 14 tỷ USD.
Việc cắt giảm vốn đầu tư khổng lồ này diễn ra đồng thời với áp lực gia tăng của các nhà bảo vệ môi trường đối với các ngân hàng trong việc ngừng cấp vốn cho các công ty nhiên liệu hóa thạch.
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) ngừg đầu tư vào các dự án thăm dò và sản xuất dầu khí như một phần trong kế hoạch nhằm phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng thông báo sẽ không còn cấp vốn cho các dự án khai thác và sản xuất dầu.
Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% phiên 23/3 do lo ngại dư cung
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch 23/3 do thị trường lo ngại các lệnh hạn chế đi lại và chậm triển khai vaccine ngừa COVID-19 ở châu Âu sẽ làm tăng thêm tình trạng dư thừa nguồn cung .
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 3,80 USD (6,2%) xuống 57,76 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp 57,32 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều giao dịch gần mức thấp nhất kể từ ngày 9/2.
Các nguồn tin cho biết dự trữ dầu của Mỹ đã tăng 2,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 19/3 so với kỳ vọng giảm khoảng 300.000 thùng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.
Chuyên gia Bjornar Tonhaugen thuộc trung tâm Rystad Energy cho biết sự phục hồi nhu cầu dầu rất khó khăn khi thế giới phải tiếp tục chống chọi đại dịch COVID-19.
Các quốc gia châu Âu đang mở rộng lệnh phong tỏa trước mối đe dọa về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba. Trong đó, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất lục địa này là Đức sẽ kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 18/4.
Theo ông Lachlan Shaw, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa của ngân hàng National Australia Bank, giá dầu giao ngay đã yếu hơn so với giá kỳ hạn trong vài tuần qua.
Đầu phiên 11/8, giá dầu Brent tại châu Âu tăng lên gần 71 USD/thùng Đầu phiên giao dịch 11/8, tại thị trường châu Âu, giá dầu Brent tăng lên gần 71 USD/thùng khi tín hiệu về nhu cầu nhiên liệu gia tăng tại Mỹ đã lấn át những lo ngại về chính sách hạn chế đi lại tại châu Á do sự lây lan của biến thể Delta. Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh:...