Như cậu chuyện về người yêu mới và người yêu cũ, game thủ nào cũng có một vài trò chơi dang dở khiến ta phải tiếc nuối
Chúng ta bị cuốn vào các chiến dịch truyền thông, những tựa game mới liên tục được ra mắt. Và đôi khi, chúng ta quên mất những siêu phẩm nằm ngay bên trong ổ cứng của mình.
Chúng ta bị cuốn vào các chiến dịch truyền thông, những tựa game mới liên tục được ra mắt. Và đôi khi, chúng ta quên mất những siêu phẩm nằm ngay bên trong ổ cứng của mình. Và bài viết này nói về một số tựa game, tôi đã lãng quên và không muốn nhắc tới nữa.
Chúng ta liên tục dỗ dành mình bằng khái niệm ngày mai chơi tiếp, nhưng thật ra chúng ta drop ngang, và để game trôi vào quên lãng. Bạn thể đọc Nguyễn Nhật Ánh hay Conan Doyle, bất cứ lúc nào bạn thích, nhưng các tựa game đôi khi không thể. Phần cứng lỗi thời, phần tiếp theo ra mắt, đồ họa game được cái thiện bằng remasters hoặc buồn hơn tựa game đó “chết yểu”. Và bất cứ game thủ nào cũng phải có ít nhất một trò chưa bao giờ “phá đảo”, hoặc tệ hơn là khoảng vài chục trò.
Ví dụ điển hình Watch Dogs, khá giống với phần đầu của Creed Assassin. Ubisoft ra ngay phần tiếp theo, nâng câu chuyện lên một tầm cao mới, với các nhân vật hoàn toàn mới, chơi tốt hơn nhiều và và thú vị hơn hẳn người tiền nhiệm của nó. Và vì thế bản Watch Dogs 1 bị ghẻ lạnh, Watch Dogs 2 quá tuyệt vời và vượt xa tác phẩm gốc. Không có một lý do thuyết phục nào, khiến tôi phải chơi tiếp phần 1, khi phần 2 quá đã.
Tiếp theo là The Last of Us. Đây là trò chơi khó nhất, tôi thừa nhận rằng tôi chưa bao giờ kết thúc game. Tôi quên mất cảm giác hào hứng khi lôi game ra khỏi hộp, vì khó quá. Game ra mắt vào tháng Sáu năm 2013 trên PlayStation, đây là thời điểm người ta tập trung vào E3 và còn cả giải bóng chày MLB nữa, ai lại đi chơi Last of Us, và thế là bỏ quên game. Câu chuyện của John và Ellie lúc đó không thể để tạo nên sự nhiệt tình hoặc động lực để game thủ phá đảo. Tôi thậm chí còn chưa đến được Pittsburgh trong story mode của game. Lỗi là do game khó quá, chứ tôi cũng muốn chơi lắm.
Riven tựa game gắn bó với thời “trẩu” của tôi. Tôi còn quá nhỏ để chơi một tựa game “khó xơi” như Riven, lúc ấy tôi chơi bằng cách cài đĩa game vào máy tính bố tôi. Khi vào cao đẳng, tôi nghĩ đã đến lúc phải đối mặt với kẻ thù cũ, tuy nhiên tôi lại drop ngang ở màn cuối vì không thể giải quyết các câu đố. Tôi cho rằng game đã lỗi thời và chọn cách xóa nó. Hãy xem như chúng ta chưa từng gặp nhau, tạm biệt Riven, The Sequel to Myst.
Khi tôi lắp chiếc máy tính đầu tiên, tôi cài Half Life 2. Đỉnh rồi đúng không, tựa game bắn súng huyền thoại ai mà chẳng thích. Tuy nhiên lúc ấy tôi mua thêm Nintendo DS và XBoX 360, tôi bị cuốn theo quá nhiều tựa game hay và bỏ quên Half Life 2 trong ổ cứng. Khi trải nghiệm chán chê các tựa game bắn súng mới nhất, tôi mới nhớ tới HL2. Tôi dành hẳn một đêm cuối tuần, với Pepsi, Pizza và Half Life 2. Game khá ổn, cho tới khoảng hơn một nửa game. Tôi nhận ra sai lầm lớn nhất của mình. Tôi đã chơi tất cả những người kế nhiệm của HL2, cả những trò chơi được lấy cảm hứng từ thiết kế và vu khí và cả cách kể chuyện của game. Thật sự chơi HL2 với tôi giống như việc xem lại một bộ phim cũ nhàm chán. Tôi luôn trân trọng những gì đầu tiên, nhưng nếu phải chơi game này thì thôi tôi xin phép “bỏ cuộc”. Nếu tôi chơi Half-Life 2 ngay khi tôi lắp chiếc PC chơi game đầu tiên của mình, có lẽ tôi sẽ có nhiều kỷ niệm hơn về nó.
Video đang HOT
Trò chơi tôi luôn muốn chơi nhưng chưa bao giờ đụng đến là Steel Battalion. Tôi vẫn còn giữ một phiên bản hiếm của Game, như một cách nhắc nhở tôi về một kỷ niệm buồn. Tôi thậm chí còn mua cả bộ phụ kiện đi cùng để gắn vào Xbox. Tuy nhiên việc sắp xếp phòng ốc để thiết lập chơi dường như là một thử thách quá khó đối với tôi. Máy game Xbox đã xuống cấp, hệ thống máy chủ của game cung không còn hoạt động. Vậy nên Steel Battalion luôn khiến tôi cảm thấy tiếc nuối, một mất mát nho nhỏ trong “đời game” của chính tôi.
Và cuối cùng là Ico. Hai tựa game hay trong cùng một pack là Ico và Shadow of the Colossus. Trong khi Shadow of the Colossus nhận được vô số phản hồi tích cực, thì Ico có vẻ lép vế hơn hẳn. Shadow of the Colossus là một trong những tựa game hay nhất tôi từng chơi, tôi cũng tính chơi thử Ico, nhưng quên mất. Và vô số lời khuyên từ cộng đồng mang đã khiến tôi “quay lưng” với Ico. Ico rất tốt nhưng tôi rất tiếc.
Rút kinh nghiệm từ những thương đau của tôi, bạn hãy check lại gameroom của mình, xem xét kỹ coi tựa nào mình chưa chơi. Hãy thử quay lại với những điều nhỏ bé bạn từng bỏ qua, biết đâu chúng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm hay tới mức mà bạn khó tưởng tượng tới. Đừng để mọi điều phải tàn rồi trôi đi trong nuối tiếc.
Theo GameK
Chơi xong những tựa game này, dù bạn có sắt đá đến đâu thì cũng phải rơi nước mắt
Game không chỉ có hận thù, đấu đá hay chém giết. Game còn có cả tình nghĩa, sự kết nối thiên liêng giữa người với người, và quan trong hơn hết, nó còn mang cả những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Life Is Strange
Mở đầu game, nhiều người chơi sẽ nghĩ rằng: "Ồ, đây lại là một game kiểu học đường nhí nhố." Nhưng rồi ta sẽ nhanh chóng thay đổi suy nghĩ khi đối mặt với những tình huống trong game, ví như cô bạn Kate muốn tự sát và bản thân ta lại là người có thể đưa ra lựa chọn cứu cô ấy hay không. Cốt truyện trong "Life Is Strange" giống như một bộ phim truyền hình tâm lý dài tập, mỗi đoạn sẽ đưa người chơi tới một tình tiết thú vị khác nhau, và chính những lựa chọn của ta sẽ ảnh hưởng tới số phận của các nhân vật khác. Đây là một trong những game sẽ khiến ta trải qua đủ cảm xúc vui, buồn và băn khoăn về giá trị cuộc sống hiện tại.
The Last of Us
"The Last of Us" được coi là tuyệt tác của ngành game trong thời gian gần đây, và nó đảm bảo mang lại cảm xúc cho người chơi từ đầu đến cuối. Thật khó để có thể lựa chọn ra một khoảng khắc buồn nhất trong trò chơi này, bởi nó mang đến một câu chuyện vô cùng cảm động, những cảnh đậm chất điện ảnh và một hệ thống nhân vật cực kỳ đáng mến, khiến người chơi cảm thấy yêu mến và lo lắng cho vận mệnh của từng người trước bối cảnh tận thế hỗn loạn.
Shadow of the Colossus
Thêm một tuyệt tác đậm tính nghệ thuật và bất hủ trước thời gian của ngành game, Shadow of the Colossus đem đến cho người chơi một câu chuyện phiêu lưu vô cùng lí thú, đậm tính sử thi và cũng cực kỳ xúc động. Có lẽ tình huống khiến nhiều người chơi không cầm nổi nước mắt nhất chính là sự ra đi của chú ngựa Agro, người bạn đồng hành trung thành của Wander. Và kể cả có cố gắng nén cảm xúc và đi đến đoạn cuối thì cái kết không phải kiểu có hậu tốt đẹp toàn tập của tựa game này cũng sẽ khiến người chơi cảm thấy "trầm cảm".
Metal Gear Solid 3
Series Metal Gear Solid có không ít khoảnh khắc gây xúc động cho người chơi, từ cái chết những người đồng đội thân thiết cho tới giây phút trả thù đầy cay đắng. Nhưng có lẽ không gì đánh động người chơi mạnh mẽ bằng cảnh quyết chiến cuối cùng giữa The Boss và Naked Snake trong "Metal Gear Solid 3". Hình tượng người thầy và như một người mẹ của The Boss là những gì Naked Snake tôn kính nhất trên đời, nhưng vì nhiệm vụ, vì tương lai của thế giới mà anh ta vẫn buộc phải tiêu diệt bà cho dù biết được sự thật là bà không hề phản bội.
To The Moon
"To The Moon" có bao hàm rất nhiều yếu tố phức tạp trong cốt truyện của nó như: cái chết, tình yêu phai mờ dần, kỷ ức mong manh hay cả sự tự kỷ. Tất cả đều được nhào nặn một cách hợp lí và dẫn đến một câu hỏi đơn giản: "Bạn sống một đời thế nào mà không có hối hận?" Ở thời điểm các bác sĩ cấy ghép nốt đoạn ký ức cuối cùng, cho phép Johnny tin rằng anh đã đi lên Mặt Trăng với người yêu River, chúng ta đều muốn phát khóc bởi sự dồn nén cảm xúc, và tự hỏi tính nhân văn, đạo đức của hành động đó.
The Walking Dead: Season One
Sự gắn kết kiểu "phụ tử" giữa Lee và Clementine trong câu chuyện vô cùng sâu lắng của hãng Telltale Games có cảm giác chân thực và đủ sức tác động để ta hiểu được sự khó khăn để nuôi dạy một ai đó trong bối cảnh thảm họa zombie chết chóc. Cho tới lúc ta đi đến cái kết, khi Lee bị cắn và Clementine phải giải thoát ông ấy khỏi sự đau đớn, chúng ta sẽ khóc không chỉ bởi tình huống éo lo đó. Chúng ta sẽ khóc bởi vừa được chứng kiến một hành trình phụ tử từ đầu cho tới kết, bởi Clementine giờ đây phải đối mặt với thế giới kinh hoàng một mình và bởi tựa game đã mang đến cho ta sự thấu cảm với các nhân vật.
Brothers: A Tale of Two Sons
Từ cảnh mở màn với hình ảnh một bé trai khóc thương người mẹ đã khuất, ta biết rằng đây là game có chứa đựng cái chết, sự u sầu và thăng hoa của linh hồn con người. Hai người hùng của chúng ta, Naiee và anh trai Naia, phải thu thập được nước từ "Tree of Life" để cứu người cha sắp qua đời của mình. Cơ chế điều khiển của "Brothers: A Tale of Two Sons" được thiết kế hết sức thông minh khi yêu cầu người chơi sử dụng hai cần điều khiển để di chuyển hai nhân vật tương ứng.
Tuy nhiên, khi Naia bị giết ngay trước chỗ "Tree of Life", cần điều khiển sẽ ngừng hoạt động, khiến người chơi cũng như Naiee có cảm giác tuyệt vọng và đơn độc. Nhưng rồi linh hồn của người mẹ và Naia hiện ra, động viên Naiee tiếp tục hành trình của mình và khiến ta bật khóc vì sự toàn tụ giữa con người ở hai thế giới.
Theo GameK
6 trò chơi độc quyền mà game thủ PC đang ngày đêm trông ngóng bản chuyển thể trên máy tính Hãy cùng chúng tôi điểm lại những tựa game độc quyền trên Console mà bất cứ game thủ nào cũng ao ước được chuyển thể lên PC. Ngành công nghiệp game hiện nay đang được thống trị bởi 3 hệ máy: PC - PlayStation - Xbox. Mỗi hệ máy sẽ có ưu nhược điểm riêng để game thủ lựa chọn tùy vào mục...