“Nhốt” cá trong lồng ở hồ Hoà Bình, dân xứ Mường bỏ túi trăm triệu
Tuy ở khu vực miền núi, nhưng tỉnh Hòa Bình lại có tiềm năng phát triển thuỷ sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
Ngoài ra còn có một số sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Những năm qua, dân xứ Mường đã tận dụng thuận lợi này để phát triển nghề nuôi cá lồng, đem lại thu nhập cao.
Trong đó, hồ thuỷ điện Hòa Bình có diện tích trên 10.450 ha nằm ở địa bàn TP. Hòa Bình và 4 huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc với chiều dài trên 80km là tiềm năng lớn phát triển nghề nuôi cá lồng.
Hồ thuỷ điện Hoà Bình được coi là kho tàng quý báu về thuỷ sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản của vùng Tây Bắc, bởi sự đa dạng của các loài thuỷ sản. Theo điều tra, khảo sát, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thuỷ vực tự nhiên ở Hoà Bình tương đối phong phú, gồm 94 loài và phân loài, thuộc 712 giống, 21 họ trong 8 bộ.
Trong số này có 88 loài cá bản địa, chiếm 93,6%; 6 loài cá di nhập, chiếm 6,4% và 12 loài có trong Sách đỏ Việt Nam 2007, chiếm 12,8%.
Tỉnh Hòa Bình có tiềm năng phát triển thuỷ sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
Ông Hoàng Văn Son, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình, cho biết: “Để nuôi trồng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả, những năm qua, chúng tôi đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng bè trên vùng hồ Thủy điện Hòa Bình. Nhờ đó, đã thúc đẩy người dân lòng hồ phát triển nuôi cá lồng khá mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng hàng năm”.
Nghề nuôi cá lồng đang được người dân nuôi và phát triển mạnh ở các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc, TP. Hòa Bình.
Hiện nay, toàn tỉnh Hòa Bình có 523 hồ chứa thủy lợi. Các địa phương duy trì và phát triển diện tích nuôi thủy sản trên 2.700 ha, trong đó, nuôi trong ao nhỏ 1.635 ha, nuôi cá ruộng 5 ha, diện tích nuôi hồ 1.060 ha. Nổi bật là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020, đã đưa số lồng nuôi cá lên 4.673 lồng. Từ ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 2.602 lồng nuôi cá với số tiền 30,895 tỷ đồng, tương ứng 1.702 hộ dân vùng hồ sông Đà được hưởng lợi.
Nhiều nông hộ sinh sống ở lòng hồ Hòa Bình đã có của ăn của để, nhờ nghề nuôi cá lồng.
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình triển khai nuôi cá lồng, cá sạch đã từng bước thoát nghèo tại địa phương. Anh Xa Diễu Hành, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Sau khi triển khai việc nuôi cá lồng với sự hỗ trợ của địa phương, đến nay việc nuôi cá lồng của gia đình tôi cũng dễ dàng hơn, thu nhập bước đầu ổn định, mà giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với công việc làm nương ngô nương sắn”.
Video đang HOT
Để phát huy tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích lòng hồ thủy điện rộng lớn.Tỉnh Hòa Bình đang tiếp tục mở rộng vùng nuôi thủy sản, giúp người dân tăng nguồn thu nhập.
Còn anh Đinh Văn Tường Lù, xóm Đá Đỏ (xã Tân Dân, huyện Mai Châu) phấn khởi cho hay: “Tôi nuôi 6 lồng cá trên lòng hồ sông Đà. Tôi chủ yếu nuôi cá chiên, chép, trắm cỏ, lăng đến giai đoạn thu hoạch có nhiều thương lái ở ngoài huyện Mai Châu và huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đánh xe tải và đỗ thuyền vào mua với giá cao. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi hơn 150 triệu đồng/năm, cuộc sống của gia đình ngày càng dư dả”.
Tại các lồng nuôi cá trên lòng hồ Hòa Bình, đa số bà con chủ yếu nuôi cá chép, rô phi, chắm cỏ, lăng, diêu hồng,…
Song song với việc nuôi cá lồng trên lòng hồ, hoạt động khai thác thủy sản cũng được đẩy mạnh, diễn ra chủ yếu trên hồ thủy điện sông Đà và các hồ, đập, sông suối lớn. Theo thống kê, phương tiện khai thác thủy sản trên toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 1.480 thuyền, 200 chiếc lưới 3 lớp và 440 vó đèn. Đối tượng khai thác chủ yếu là các loại cá, tôm.
Theo ông Hoàng Văn Son, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình, năm 2019, toàn tỉnh Hòa Bình đạt sản lượng thu hoạch cá khoảng 9.205 tấn. Trong đó khai thác 1.704 tấn, nuôi 7.501 tấn, chủ yếu là các loại cá đặc sản như: Chiên, lăng chấm, lăng vàng, nheo Mỹ, diêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, trắm cỏ, rô phi, chép…
Để bảo vệ, phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là các loài thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh tại những vùng nước nội địa. Hàng năm, Chi Cục thủy sản phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức thả cá bổ sung, tái tạo nguồn lợi xuống lòng hồ Hòa Bình. Tổng số cá thả phóng sinh 67.580 con, gồm các loại cá truyền thống và một số loại đặc sản.
Hiện nay, số lượng lồng nuôi cá trên lòng hồ Hòa Bình không ngừng tăng mạnh.
Nhằm phát huy những lợi thế, thể mạnh về sông, suối và các điều kiện tự nhiên, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch cơ cấu con giống hợp lý, đa dạng các đối tượng nuôi thủy sản. Cùng với con giống bản địa, truyền thống, sẽ tích cực đưa các giống mới, có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của địa phương để nâng cao năng suất sản lượng và giá trị sản phẩm.
Đặc biệt, đối với hồ thủy điện Hòa Bình, tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng vùng nuôi tập trung đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; chú trọng chứng nhận lồng nuôi cá đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, truy xuất nguồn gốc, quan tâm quảng bá, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Thời gian qua, nghề nuôi cá lồng đã và đang đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Chia sẻ về tiềm năng, thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, cho biết: Hòa Bình có chuỗi cá sông Đà nổi tiếng, với nhiều loại cá đặc sản được thị trường ưa chuộng. Hiện có hơn 20 doanh nghiệp, HTX phát triển chuỗi liên kết mang lại hiệu quả cao.
Trong những năm qua, công tác sản xuất, xúc tiến thương mại qua việc tổ chức các hội chợ, tổ chức Tuần lễ cá sông Đà tại Hà Nội đã giúp người tiêu dùng được tiếp cận sản phẩm chất lượng của tỉnh. Từ hiệu quả nuôi trồng thủy sản, tỉnh Hòa Bình đang hướng tới xây dựng nhà máy chế biến thủy sản trên hồ Hòa Bình, mở ra cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp, HTX và người dân.
Theo Danviet
Nuôi 100 con bò 3B to bự, bà Vân xóm Voi lời 2 tỷ đồng mỗi năm
Bà Đinh Thị Vân, xóm Voi (xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) nuôi 100 con bò 3B to bự theo phương thức vỗ béo. Nhờ mạnh dạn, quyết đoán đầu tư làm ăn lớn đã giúp bà Vân có nguồn thu nhập mỗi năm gần 2 tỷ đồng.
Nhắc đến bà Đinh Thị Vân, người dân xã Hưng Thi không ai là không biết đến, bởi bà Vân là người tiên phong trong việc nuôi giống bò to xác 3B với phương thức nuôi vỗ béo. Bà cũng là người nuôi đàn bò 3B với số lượng nhiều nhất xã.
Bà Vân là người tiên phong trong việc nuôi bò vỗ béo ở xã Hưng Thi.
Thoăn thoắt vận hành chiếc máy thái cỏ công suất lớn, bà Vân kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Tôi nuôi bò 3B cũng được 4 năm nay, nên ít nhiều cũng có kinh nghiệm trong chăn nuôi và chăm sóc đàn bò. Mỗi con bò ăn khoảng 20 kg cỏ, 1 ngày tôi cần 2 tấn cỏ để làm thức ăn cho đàn bò 3B. Tôi nuôi theo phương thức nhốt chuồng, tôi mua bò gầy về vỗ béo, sau đó bán ra thị trường kiếm lời....".
Để chủ động nguồn thức ăn hàng ngày cho đàn bò 3B, bà Vân đã phải trồng tới 4 ha cỏ voi và còn phải thu mua thêm rơm rạ, thân cây ngô của người dân về tích trữ, chế biến cho đàn bò ăn.
Trại bò 3B do một tay bà Vân quán xuyến. Bà thuê 3 công nhân làm việc thường xuyên. Công việc của công nhân ở trang trại nuôi bò 3B mỗi ngày là cắt, thái cỏ cho bò ăn. Khu vực chuồng trại được xây dựng kiên cố với hệ thống xử lý chất thải hợp tiêu chuẩn, vệ sinh mỗi ngày 2 lần, tạo môi trường thoáng đãng, sạch sẽ để đàn bò phát triển khỏe mạnh.
Nuôi bò 3B vỗ béo hiện đang là hướng đi đem lại lợi nhuận khá ổn định cho bà con nông dân, trong đó có gia đình bà Vân.
Tự hào về cơ ngơi hiện có, bà Đinh Thị Vân chia sẻ: "5 ha đất đồi rừng này nếu ở thời điểm trước về giá trị chẳng đáng kể gì. Nhưng từ khi tôi tạo dựng nuôi trại bò quy mô lớn, cùng vườn mít Thái 200 cây thì giá trị đất đã tăng lên rất nhiều. Từ ý tưởng đầu tư chăn nuôi là chính, tôi sử dụng tới 70% diện tích để trồng cỏ phục vụ nuôi bò, bởi nguồn thức ăn ổn định là điều kiện tiên quyết đến sự thành bại trong chăn nuôi...".
Theo kinh nghiệm nuôi loài bò 3B to xác của bà Vân thì khâu lựa chọn giống bò là quan trọng. Sở dĩ bà chọn giống bò 3B bởi đây là giống bò thịt cao sản, còn được mệnh danh là "cỗ máy sản xuất thịt". Hiện trang trại của bà có 100 con bò 3B đang bước vào giai đoạn xuất chuồng...
Theo kinh nghiệm nuôi bò 3B của bà Vân, chuồng nuôi nhốt bò cần đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng không trơn trượt, có độ dốc để thoát nước, luôn khô ráo đảm bảo thuận tiện trong khâu chăm sóc quản lý nuôi dưỡng. Máng ăn và mang uống nước của bò nên làm bằng xi măng, đặt theo chiều dài hành lang chuồng để tiện cho việc phân phối thức ăn. Cần vệ sinh chuồng bò vào mỗi buổi sáng để đảm bảo bò luôn được sạch sẽ.
Bà Vân cho biết: "Nuôi bò 3B vỗ béo nhàn hơn so với nuôi bò sinh sản, thời gian chăm sóc ít, xoay vòng vốn nhanh".
Bò 3B có tầm vóc lớn, đến khi bán có thể đạt trọng lượng cao nhất là 900 kg/con. Bà Vân đi khắp các nơi trong tỉnh Hòa Bình và các tỉnh ở miền Bắc để lùng mua bò 3B đạt chuẩn về nuôi theo hình thức vỗ béo.
Theo bà Vân, để việc chăn nuôi bò 3B đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất rủi ro, người nuôi phải chủ động trong khâu chăm sóc, phòng bệnh. Bản thân bà luôn duy trì mối liên hệ với mạng lưới chăn nuôi thú y ở địa phương để nhờ hướng dẫn, tư vấn, tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cho đàn bò định kỳ.
Nhiều thương lái vào tận trang trại nuôi bò 3B vỗ béo của bà Vân để thu mua, nên giá cả luôn ổn định. Theo bà Vân, khi đã nuôi quy mô lớn, nuôi loài bò 3B hợp thị hiếu, đúng nhu cầu thì tự thương lái tìm đến người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, bà Vân luôn quan tâm đến khâu chăm sóc vỗ béo để đàn bò 3B đạt chất lượng cao. Cùng với nguồn thức ăn chính là cỏ voi, cám ngô, bà Vân còn sử dụng bã bia và mật mía được lấy từ cơ sở sản xuất có uy tín, tăng chất dinh dưỡng cho đàn bò 3B.
Bà không sử dụng bất cứ sản phẩm cám chăn nuôi công nghiệp tăng trọng nào. Với cách chăm sóc như vậy, đàn bò 3B nuôi trong trang trại của bà Vân luôn phát triển khỏe mạnh, ít dịch bệnh, quy mô đàn năm sau cao hơn năm trước. Sau chu kỳ 1 năm vỗ béo, trọng lượng mỗi con bò 3B xuất chuồng bình quân đạt 600 - 700 kg/con.
Nuôi bò 3B vỗ béo đã mang lại thu nhập kép, giúp bà Vân tận thu được nguồn phân bò bán cho các chủ vườn cây ăn quả.
Hiện nay trang trại bà Vân có 100 còn bò 3B, mỗi năm bà thu lãi gần 2 tỷ đồng từ bán bò thịt, bán phân bò...
Tư khi nuôi bò 3B vỗ béo đến nay, việc bán bò thịt luôn dễ dàng, đây là động lực để bà Vân yên tâm tiếp tục mô hình nuôi loài bò này. Bà Vân phấn khởi cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết: "Dịp Tết vừa qua, tôi xuất bán 70 con bò 3B cho 1 thương lái ở Hà Nội. Giá bò 3B xuất chuồng đạt từ 90.000 - 92.000 đồng/kg. Như vậy, sau 1 năm nuôi theo phương thức vỗ béo, mỗi con bò 3B to xác cho lãi 15 - 20 triệu đồng. Trừ chi phí, bình quân 1 năm tôi lãi gần 2 tỷ đồng".
Theo Danviet
Mai Châu: Nông dân thung lũng du lịch náo nức đi cấy đầu xuân Trong những ngày đầu xuân, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nô nức xuống đồng gieo cấy lúa cho vụ mới. Trên khắp các cánh đồng trong huyện, nông dân đã khẩn trương ra đồng cấy, sửa chữa mương phai với quyết tâm giành thắng lợi trong vụ lúa sắp tới. Những ngày đầu...