Nhộn nhịp thị trường Tết Đoan Ngọ tại TP Hồ Chí Minh
Ngay từ sáng sớm ngày 3/6 (tức 5/5 âm lịch), thị trường đồ cúng ngày Tết Đoan Ngọ tại TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu nhộn nhịp. Những mặt hàng đồ cúng đặc trưng như hoa tươi, cơm rượu, nếp, bánh ú, bánh lá trạng, lá xương rồng được bày bán phong phú, đa dạng.
Từ sáng sớm, nhiều người dân TP Hồ Chí Minh đến các chợ truyền thống để mua các loại đồ cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ.
Theo quan niệm văn hóa của người Việt, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là “Tết diệt sâu bọ” là ngày Tết quan trọng thứ 2 trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống của người Việt, trên bàn thờ dâng lên tổ tiên thường có các loại đồ cúng như trái cây, rượu nếp, chè, xôi, bánh ú tro… để cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, đủ đầy trong một năm.
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức, từ 6 giờ sáng ngày 3/6 tại các chợ truyền thống Phước Long B, Bà Chiểu, chợ Phước Bình, Đo Đạc (thành phố Thủ Đức), chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh), chợ Căn Cứ (quận Gò Vấp)… đã nhộn nhịp người mua, người bán các sản phẩm dùng để cúng cho dịp tết này.
Năm nay, các tiểu thương bán các mặt hàng đồ cúng Tết Đoan Ngọ khá đông và giá cả không tăng cao vì lo ngại không có người mua. Mặt khác, đa số các tiểu thương đều cố gắng giữ giá để người dân ai cũng có thể mua được đồ cúng cơ bản.
Chị Nguyễn Thị Minh, tiểu thương bán bánh ú lá tro tại chợ Phước Long B (thành phố Thủ Đức) cho biết: “Năm nay, các mặt hàng đều tăng giá từ nguyên liệu: giây gói bánh, lá tre… và các loại bột. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng, tôi vẫn giữ giá bánh như năm ngoái và chọn cách gói bánh nhỏ hơn một chút để khách mua được nhiều hơn”.
Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh mua sắm trong ngày Tết Đoan Ngọ tại TP Hồ Chí Minh:
Bánh tro được mua nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ tại TP Hồ Chí Minh. Giá bánh ú loại nhỏ tại các chợ truyền thống có mức giá khoảng 60.000 – 75.000 đồng/chục. Bánh ú loại lớn 40.000 đồng/cái, bánh bá trạng 70.000 đồng/cái.
Bánh tro (hay còn gọi là bánh gio, bánh ú tro, bánh nẳng) là một loại bánh được làm từ gạo nếp ngâm bằng nước tro, sau đó đem gói lá và luộc chín trong nồi.
Xôi chè cũng được báy bán khá nhiều tại các chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh. Một hộp chè trôi nước có giá 30-45.000 đồng/hộp (tùy theo số viên trôi nước), xôi gấc có giá 20 -35.000 đồng/đĩa (tùy kích cỡ).
Video đang HOT
Tại chợ Đo Đạc (thành phố Thủ Đức), cơm rượu có giá 30.000 – 45.000 đồng/hộp, bánh tro có giá 60.000 -75.000 đồng/chục…
Năm nay, kinh tế khó khăn nên người dân TP Hồ Chí Minh cũng thắt chặt chi tiêu và mua đồ cúng Tết Đoạn Ngọ không nhiều như các năm trước.
Tại các chợ truyền thống, giá mặt hàng trái cây tăng nhẹ. Giá măng cụt dao động 90.000 – 100.000 đồng/kg, chôm chôm có 30.000- 40.000 đồng/kg, quýt đường có giá 50.000 – 55.000 đồng/kg…
Vải thiều có giá 50.000 – 70.000 đồng/kg, nho đỏ có giá 100.000 -120.000 đồng/kg…
Các loại trái cây đặc trưng phục vụ thị trường Tết Đoan Ngọ như: mận Hà Nội (mận hậu), vải thiều… được bày bán khá nhiều tại TP Hồ Chí Minh và cũng được nhiều người dân mua về cúng.
Giá các loại hoa tươi cũng tăng giá từ 1.000 – 2.000 đồng/bó. Cụ thể, giá hoa cúc loại thường 20.000 đồng/bó, cúc lưới 30.000 đồng/bó, hoa cát tường 45.000 -60.000 đồng/bó, hoa salem 35.000 đồng/bó…
Theo các tiểu thương tại TP Hồ Chí Minh, giá các loại lá dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ năm nay cũng tăng nhẹ, nhưng họ vẫn giữ giá bàn để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Người dân thường mua 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả về nấu nước xông trong ngày Tết Đoan Ngọ để giảm bớt bệnh tật và xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người dân cũng mua vài cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Giá một bó lá xông và cây xương rồng dao động từ 10.000 -15.000 đồng/bó tùy theo chợ.
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân cũng chọn mua những con gà trống để làm mâm cơm cúng tổ tiên. Giá gà thịt dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/kg.
Đến gần 9 giờ, lượng khách mua đồ cúng Tết Đoan Ngọ tại các chợ truyền thống TP Hồ Chí Minh vẫn khá đông.
Set đồ cúng Tết Đoan Ngọ bán online đắt hàng, mâm cỗ đủ đầy, đa dạng màu sắc
Hơn hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành đã khiến nhiều người dân mua bán hàng online tăng mạnh. Tết Đoan Ngọ diễn ra ngày 3/6 (tức ngày 5/5 Âm lịch), tỷ lệ khách hàng đặt các mâm đồ, set lễ để cúng lễ trong hai ngày qua tăng rõ rệt.
Set mâm cúng Tết Đoan Ngọ của Nhà hàng Bể Cá.
Trước đó, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo... dịch vụ mâm cúng cho dịp Tết "giết sâu bọ" được chào hàng khá sôi động, với mức giá thấp nhất 250.000 đồng/set, bao gồm các loại hoa, quả, xôi, rượu nếp cái, rượu nếp cẩm.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, chị Thu Hương - chủ Nhà hàng Bể Cá (Hà Nội) cho biết: "Giá cả nhiều loại nhìn chung đều tăng do ảnh hưởng của giá nhiên liệu đầu vào và cước vận chuyển. Giá mận tăng nhẹ do đầu mùa; vải u hồng tăng giá do xuất khẩu sau dịch mạnh. Bánh nếp tại Nhà hàng Bể Cá không tăng giá vì lượng bán nhiều trong dịp Tết Đoan Ngọ sẽ thúc đẩy doanh số các mặt hàng lên nói chung".
Nhân viên phải làm tăng cao để phục vụ nhu cầu khách hàng đặt online tăng gấp 2 lần so với trước.
Theo chị Thu Hương, nếu như giá vải loại ngon những ngày trước là 35.000 đến 40.000 đồng/kg, thì nay là 75.000 đến 80.000 đồng/kg; mận quả tăng thêm 10.000 đồng/kg so với trước; giá rượu nếp cẩm 0,5kg là 55.000 đồng; rượu nếp cái 0,5kg là 45.000 đồng; bánh nếp lá xanh truyền thống 170.000 đồng/10 chiếc; hoa cúng sen quan âm và nhài tươi là 130.000 đồng...
Lượng khách nhận giao hàng ngày 2/6 tăng gấp đôi so với trước. Khách hàng chủ yếu chọn set thắp hương có giá 590.000 đồng bao gồm rượu nếu cẩm, nếp cái, bánh gio, mận, vải, bánh nếp lá xanh - chả cốm, hoa sen quan âm cùng nhài tươi.
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, xu hướng mua bán online, shíp cỗ của người dân tăng mạnh.
Tới thời điểm này tại Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, nhưng người dân vẫn có thói quen sử dụng nhiều dịch vụ cung cấp online, hơn bởi xu hướng mua bán của người dân đã thay đổi kể từ khi đại dịch xảy ra. Việc dậy sớm đi chợ mua từng món truyền thống như: Rượu nếp, vải, mận, bánh gio, hoa thơm... dường như không khả thi với các bà mẹ bận rộn và các gia đình ở xa chợ dân sinh.
"Năm nay xu hướng ăn Tết Đoan Ngọ, ngoài các món truyền thống như rượu nếp, vải, mận, các gia đình còn đặt thêm các món quà quê thơm thảo như: Bánh nếp, nem chua, xôi chè, xôi gà lễ, vịt luộc, bánh chưng. Các nhà ăn Tết Đoan Ngọ theo kiểu miền Trung sẽ đặt cả mâm cỗ để đoàn tụ gia đình", chủ Nhà hàng Bể Cá chia sẻ.
Rượu nếp tại chợ "cóc" là 40.000 đồng/kg là món chủ đạo được người dân lựa chọn để thắp hương ngày Tết Đoan ngọ. Sức mua chậm hơn so với cùng kỳ những năm chưa có đại dịch.
Tại trang Facebook Madam Nhung, giá set mâm thắp hương cho ngày Tết Đoan Ngọ là trên 1,2 triệu đồng, gồm xôi cốm mỗi loại nửa kg (3 màu), rượu nếp trắng, nếp cẩm; bánh gio, nếp, giò lụa; chả cốm và được khuyến mại thêm 300g ruốc nấm hoa quả.
Hay trang mạng "Ăn vặt sữa mẹ", mẹt có giá 495.000 đồng khá hút khách bao gồm bánh gio, su sê, vải, xôi cốm dừa hạt sen, vải, hoa trang trí.
Tại phố Bùi Ngọc Dương, người dân phải xếp hàng để mua rượu nếp cẩm với giá bán 65.000 đồng/hộp 0,5 kg.
Theo anh Phạm Văn Hà (Bạch Đằng, Hà Nội), một chủ cửa hàng, trong 2 ngày qua, bên anh thường làm những mâm cúng có giá 500.000 đồng - 1,7 triệu đồng, tùy yêu cầu của khách. Đến đúng ngày Tết Đoan Ngọ, đơn đặt hàng dự kiến đạt chừng 200 đơn. "So với năm ngoái, số lượng có giảm hơn, một phần do khách đã đặt mâm lễ và cúng từ mùng 1", anh Hà cho biết.
Theo anh Hà, khách hàng chủ yếu đặt và nhận hàng theo hình thức online. Ngoài các mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ, cửa hàng còn phục vụ nhiều mẹt hoa bán kèm, giá dao động 500.000 đồng. Mỗi mẹt hoa sẽ được đính kết từ 40 - 60 phút, riêng mẫu phức tạp thì cần thời gian tới 2 tiếng đồng hồ.
Hoa cúc có giá bình dân được nhiều người dân lựa chọn mua về bầy thắp hương trong ngày 3/6.
Theo khảo sát của phóng viên báo Tin tức sáng sớm ngày 3/6, người dân đi chợ dân sinh vẫn như mọi người, một số hàng bán hoa tươi, vải, mận và rượu nếp đông khách gấp 2- 3 lần so với ngày thường. Riêng mặt hàng rượu nếp, nhiều người bán chỉ làm hàng duy nhất ngày Tết Đoan Ngọ để phục vụ nhu cầu cho người dân thắp hương.
Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, một số tiểu thương bán hoa quả cho biết: Sức mua chậm, nhiều người mua thắp hương cho dịp Tết Đoan Ngọ nhưng lượng mua ít vì họ phải thắt chặt chi tiêu do đại dịch bùng phát kéo dài, thu nhập giảm. Giá hoa quả chỉ nhích hơn một chút do với ngày thường.
Nhiều người lớn tuổi chỉ chọn cúc trắng có giá 3.000 đồng/bông; cúc vàng là 5.000 đồng/bông để về cắm thắp hương cho ngày Tết Đoan ngọ.
Tại chợ "cóc" trên phố Bùi Ngọc Dương, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), giá hoa cúc là 5.000 đồng/bông; hoa loa kèn 40.000 đồng/bó trong khi ngày thường là 25.000 đến 30.000 đồng/bó; rượu nếp cẩm là 65.000 đồng/1/2 kg; quả chôm chôm là 55.000 đồng/kg.
Một tiểu thương bán hoa quả tại phố Bùi Ngọc Dương cho biết: Chiều 2/6, nhiều người đã mua quả trước để sáng 3/6 thắp hương, rồi thu xếp đi làm. Giá quả vải ngon của tỉnh Hải Dương là 55.000 đồng/kg; mận Sơn La là 45.000 đồng/kg.
Trên phố Bạch Mai, từ sáng sớm 3/6, nhiều tiểu thương bán hàng rong rao bán hoa quả với giá khá "mềm". Theo đó, giá quả vải dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/kg; mận 20.000 đồng/kg, tùy loại. Giá chuối không biến động là 20.000 đồng/nải, lượng khách mua ít. Giá các loại đồ mặn như chả, giò vẫn như mọi khi với giá trung bình 100.000 đồng/kg.
Người dân mua hoa tươi tăng gấp 2 - 3 lần so với trước.
Hưởng ứng ngày Tết Đoan Ngọ, hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra đã tăng cường từ 30% đến 40% mặt hàng trái cây và nông sản Việt so với ngày thường để phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao chuẩn bị cho dịp Tết Đoan Ngọ của người dân cả nước. Duy nhất ngày 3/6 (5/5 Âm lịch), siêu thị đồng loạt triển khai chương trình bán hàng đặc sản miền Bắc là vải Thanh Hà, Hải Dương với giá ưu đãi chỉ còn 39.900 đồng/kg, giá trước đó là 42.900 đồng/kg.
Ngoài ra, Co.opmart và Co.opXtra cũng giảm giá đến 15% cho hàng trăm mặt hàng trái cây như dưa hấu, quýt cam Ai Cập, đu đủ vàng, cam sành, chôm chôm giống Thái, ổi giống Đài Loan, táo Rockit New ống 4 trái, táo hồng Queen New Zealand... cùng với các món ăn đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ như cơm rượu, bánh ú lá tro, xôi chè.
TP Hồ Chí Minh: Xóm làm bánh ú nước tro truyền thống tất bật dịp Tết Đoan Ngọ Những ngày cận Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch), các lò làm bánh ú nước tro truyền thống ở TP Hồ Chí Minh lại tất bật ngày đêm để kịp cung ứng bánh ra thị trường. Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là "Tết diệt sâu bọ" là ngày Tết quan trọng thứ 2 trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo...