Nhộn nhịp thị trường hoa tươi và quà tặng nhân Ngày của Mẹ tại Hong Kong (Trung Quốc)
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Ngày của Mẹ, diễn ra vào Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5, năm nay rơi vào ngày 12/5.
Hoa tươi bày bán tại chợ hoa Mongkok (Hong Kong, Trung Quốc).
Trước ngày này, các trung tâm thương mại, chợ hoa, nhà hàng, ngân hàng tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã triển khai các chương trình khuyến mãi đặc biệt để kích cầu.
Chợ hoa truyền thống ở Mongkok tấp nập người qua lại từ sáng sớm. Các chủ cửa hàng đã chuẩn bị nguồn hàng phong phú. Vào Ngày của Mẹ, nhiều người đã đến chợ hoa mua những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ đã luôn chăm sóc con cái vất vả mỗi ngày.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, một người phụ trách cửa hàng hoa cho biết năm nay bắt đầu chuẩn bị bó hoa cho Ngày của Mẹ sớm hơn nhiều ngày so với năm ngoái và số lượng đơn đặt hàng cũng tăng khoảng 20%. Năm nay, những bó hoa cẩm chướng, hoa hồng truyền thống vẫn rất được ưa chuộng, giá hoa cũng tương tự như những năm trước, dao động từ trung bình 500.000 đến 1,5 triệu Việt Nam đồng (VNĐ), cũng có khách hàng mua những bó hoa làm theo yêu cầu trị giá hơn 3 triệu VNĐ.
Video đang HOT
Cùng ngày, các trung tâm mua sắm lớn ở Hong Kong tung ra hàng loạt chương trình chào mừng Ngày của Mẹ. Ngoài giảm giá mua sắm còn có các hoạt động như tặng bánh hoặc hoa khô. Nhiều người dân và du khách cũng tranh thủ thời gian này để mua quà tặng dịp lễ do mức giảm giá mạnh, như mua một số sản phẩm sức khỏe, mỹ phẩm hay đồ dùng gia đình làm quà tặng Ngày của Mẹ.
Tặng hoa cho mẹ và đưa mẹ cùng gia đình đi ăn bên ngoài là những việc gần như không thể thiếu trong Ngày của Mẹ ở Hong Kong. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khối lượng kinh doanh trong dịp cận Ngày của Mẹ có thể đạt 430 triệu đến 450 triệu HKD. Năm nay, do nền kinh tế vẫn đang phục hồi và sức chi tiêu của người dân vẫn đang cải thiện chưa thể đạt được mức doanh thu như trên.
Tính đến chiều 12/5, lượng khách đến dùng bữa trưa tại các nhà hàng đều tương đối nhộn nhịp, các gia đình trong nhiều thế hệ cùng ngồi ăn uống trò chuyện. Một số chủ cửa hàng ăn cho biết doanh số đã gần như trở lại mức trước dịch bệnh.
Ngày của Mẹ không chỉ mang đến sự ấm áp trong lòng mọi người mà cũng “hâm nóng” ngành dịch vụ ăn uống và hoa tươi hay mua sắm ở Hong Kong. Ngoài ra, vào ngày này, tất cả cư dân Hong Kong có thể được hưởng ưu đãi giá vé tải tàu điện giảm một nửa và được đi xe điện miễn phí.
Trà sữa giúp sản sinh hàng loạt tỷ phú mới ở Trung Quốc
Niềm đam mê với trà sữa tại Trung Quốc đã giúp quốc gia này có thêm 6 tỷ phú mới trong vài năm qua.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty images
Ngày 23/4, chuỗi trà sữa lớn thứ ba của Trung Quốc - Sichuan Baicha Baidao Industrial phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), hướng tới mục tiêu thu về 300 triệu USD tại sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc). Điều này sẽ giúp cặp vợ chồng Wang Xiaokun và Ms Liu Weihong, hai nhà thành lập Sichuan Baicha Baidao Industrial nâng tổng giá trị tài sản ròng lên 2,7 tỷ USD sau IPO dựa trên 73% cổ phần họ sở hữu.
Cặp vợ chồng mở của hàng đầu tiên của Baicha Baidao, còn gọi là Chabaidao, vào năm 2008 tại Thành Đô. Cửa hàng của họ chỉ rộng 20 mét vuông và nằm gần một trường trung học cơ sở. Đến năm 2018, họ ra mắt thương hiệu và phát triển vượt bậc kể từ đó. Hiện nay Baicha Baidao có 8.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Vào tháng 1 năm nay, Baicha Baidao mở cửa hàng đầu tiên ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, và đặt tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Cửa hàng của Baicha Baidao thường bán các cốc trà sửa nửa lít với giá chỉ trên 2 USD. Chiến lược dựa vào giá rẻ này đã đạt thành quả với doanh số tăng 56% trong giai đoạn từ năm 2021-2023 đạt 5,7 tỷ nhân dân tệ.
Hai đối thủ lớn nhất của Baicha Baidao cũng đang xem xét IPO là Guming Holdings vốn có 9.000 cửa hàng ở Trung Quốc và Auntea Jenny - hãng bán lẻ trà sữa lớn thứ tư tại quốc gia tỷ dân.
Nhà sản xuất trà sữa lớn nhất Trung Quốc Mixue Group cũng đang nghiên cứu IPO. Công ty này có khoảng 36.000 cửa hàng trong và ngoài nước. Anh em trai Zhang HongChao và Zhang Hongfu thành lập Mixue năm 1997 và họ đều trở thành tỷ phú với Bloomberg ước tính tài sản ròng của mỗi người là 1,5 tỷ USD.
Trà sữa thường đi kèm với trân châu và ra đời tại Đài Loan (Trung Quốc) trong thập niên 1980 của thế kỷ trước với các quầy hàng nhỏ bán chúng ở gần trường học và văn phòng. Cơn sốt trà sữa lan sang Hong Kong và Trung Quốc đại lục vào những năm 1990 với các cửa hàng bắt đầu thi nhau mọc lên. Ngày nay, hàng nghìn thương hiệu cạnh tranh thu hút các tín đồ trà sữa trên khắp Trung Quốc. Bên cạnh đó, tại Mỹ và châu Âu cũng xuất hiện rất nhiều cửa hàng bán đồ uống này.
Ngành kinh doanh trà sữa lên ngôi đặc biệt đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất trà sữa giá rẻ. Với thực trạng người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngày càng nhiều nhà sản xuất trà sữa Trung Quốc cũng cắt giảm giá thành sản phẩm. Đơn cử như Auntea Jenny hiện bán một cốc với giá khoảng 3,5 USD.
Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp lại chịu cảnh thua lỗ. Nayuki Holdings chuyên về trà sữa cao cấp với 1.800 cửa hàng và IPO tại Hong Kong cách đây 3 năm đã bị nhiều đối thủ bán giá rẻ hơn vượt mặt. Nayuki quyết định giảm giá mỗi cốc xuống còn 2,5 USD nhưng cũng không thể cứu vãn tình hình với giá cổ phiếu của họ đã giảm 90% kể từ khi niêm yết. Điều này cũng khiến cặp vợ chồng Peng Xin và Zhao Lin, người sán lập Nayuki Holdings, giảm tài sản ròng từ 2,2 tỷ USD năm 2021 xuống còn chỉ trên 300 triệu USD.
Nhà phân tích Steven Nie tại Daiwa Capital Markets (Mỹ) nhận định: "Tôi lạc quan về triển vọng của những công ty dẫn đầu ngành công nghiệp trà sữa. Nhưng lĩnh vực này đang quá đông đúc".
Breaking News: Hỏa hoạn tại trung tâm tập thể hình ở Hong Kong, ít nhất 5 người thiệt mạng Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, sáng 10/4, hỏa hoạn đã xảy ra tại trung tâm tập thể hình ở tòa nhà New Lucky House trên đường Jordan, thuộc đảo Cửu Long của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc). Lực lượng cứu hỏa được triển khai tại hiện trường vụ cháy trong tòa nhà New Lucky House ở Hong...