Nhộn nhịp phiên chợ ở cổng trời
Trên chặng đầu tiên của con đường huyền thoại mang tên Con đường hạnh phúc, dốc Bắc Sum chính là con dốc đánh dấu điểm bắt đầu của hành trình xuyên qua công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang. Ở trên đỉnh con dốc dài uốn lượn ấy, cổng trời Quản Bạ là một địa danh nổi tiếng từ lâu bởi cảnh quan kỳ vĩ và câu chuyện huyền thoại núi Đôi.
Phiên chợ vùng cao như “bảo tàng sống” về sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Thế nhưng, có một địa danh nằm ngay dưới chân mỏm núi cổng trời, đó chính là xã Quyết Tiến mộc mạc, đơn sơ bên cổng trời sừng sững quanh năm mây phủ. Ở nơi yên bình ấy, mỗi tuần một lần lại có buổi chợ phiên, khoảng thời gian diễn ra chỉ trong một buổi sáng ngắn ngủi.
Đã từ lâu, chợ phiên vùng cao luôn là điểm đến được lựa chọn của dân du lịch trên những cung đường khám phá. Cũng như nhiều chợ phiên khác ở vùng cao Hà Giang, chợ phiên Quyết Tiến họp vào sáng thứ 7. Trong màn sương mờ phủ dầy đỉnh núi và trong ánh sáng mờ mờ của buổi sớm mai, những dòng người trong bộ váy áo mới, nhiều màu sắc của dân tộc Mông thuộc địa bàn xã và khu vực xung quanh xuống chợ, đem theo những sản vật của núi rừng.
Có thể nói, ngày phiên chợ là một sự kiện văn hóa, xã hội quan trọng và được sự quan tâm của tất cả mọi người, len lỏi giữa những quầy hàng đông đúc là những cô gái người Mông xúng xính trong bộ trang phục rực rỡ sắc màu. Họ xuống chợ để chơi và chọn mua cho mình những bộ áo váy, những chiếc vòng bạc mới. Ở một góc chợ, không khí trở nên nhộn nhịp với những gian hàng bày bán quần áo, giầy dép, nơi những bà, những chị, những cô… tha hồ lựa chọn. Ở một góc khác phía sâu trong chợ, những người đàn ông tụ họp bên quầy bán thuốc lào, họ cùng thử thuốc và chọn thuốc tốt mua về cho gia đình… Khi chợ phiên đã vãn, tất cả mọi người cùng nhau ngồi lại bên hàng thắng cố, mời nhau chén rượu và kể cho nhau nghe những câu chuyện thường ngày. Khi rượu đã say, chợ đã tàn, mọi người rời chợ và không quên lời hẹn ở buổi phiên sau.
Người vùng cao xuống chợ không đơn thuần là để mua sắm mà còn để vui chơi, giao lưu bè bạn, hẹn hò. Tất cả hiện hữu trong phiên chợ như một “bảo tàng sống” về sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy mà đã có không ít du khách trong và ngoài nước tới đây, cùng thăm quan sự kỳ vĩ của núi rừng, của cổng trời Quản Bạ và khám phá nét đẹp văn hóa, con người vùng cao trong mỗi buổi chợ phiên.
Theo ANTD
Tạm dừng lễ hội ruộng bậc thang do gần 20 người chết
Do thảm họa sạt lở đất vùi lấp 20 người dân ở xã La Pán Tẩn và Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã quyết định không tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2012 mặc dù các khâu chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất.
Ông Giàng A Tông, Chủ tịch huyện Mù Cang Chải cho biết, một số chương trình của lễ hội có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm 55 năm thành lập huyện (18/10/1957-18/10/2012) với một số hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch như lễ hội "Gặt lúa nhanh, cày bừa giỏi," thi đấu các môn thể thao, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim lưu động....
Trước khi xảy ra thảm họa tang thương này thì theo kế hoạch lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 20-9 tại 4 xã: La Phán Tẩn, Dế Xu Phình, Púng Luông, Chế Cu Nha, đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp của ruộng bậc thang, "Kỳ quan của đôi bàn tay" từng được Bộ VH-TT&DL công nhận là danh thắng quốc gia. Đến với ngày hội, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian rộng lớn và đẹp mắt của các thửa ruộng bậc thang mà còn được tham gia nhiều hoạt động sôi nổi như phiên chợ vùng cao, thi đấu thể thao dân gian, hội chợ thương mại và Hội thi "Gặt lúa nhanh, cày bừa giỏi" tại xã Dế Xu Phình và Lễ đám cưới người Mông tại xã La Pán Tẩn.
Tuy nhiên, do thảm họa sạt lở đất vùi lấp 20 người dân ở xã La Pán Tẩn và Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã quyết định không tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2012.
Trong ngày 9-9, tại khu vực khai thác mỏ của công ty TNHH Thịnh Đạt, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Căng Chải lực lượng cứu hộ vẫn đang tiến hành tìm kiếm nạn nhân cuối cùng trong vụ thảm họa này.
Theo ANTD
Người Mông vui ngày hội non sông Tết Độc lập của người Mông kéo dài từ ngày 29-8 đến 2-9 nhưng đông vui nhất là ngày 1-9. Sắc cờ đỏ thắm kỷ niệm ngày Tết Độc lập 2-9 hòa cùng nét độc đáo từ trang phục của các chàng trai cô gái đã dệt nên bức tranh ngày tết rực rỡ sắc màu. Muốn hòa mình vào không khí Tết...