Nhộn nhịp phiên chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở Hà Nội
Những ngày cận Tết, phiên chợ bán đồ cổ, đồ đồng, đồ giả cổ… ở ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hà Nội) lại nhộn nhịp tấp nập người mua.
Năm nay chợ có 20 gian hàng, chủ yếu bày bán món đồ giả cổ, đồ đồng có niên đại hàng chục năm… rất hiếm đồ cổ có niên đại hàng trăm năm
Chợ chỉ họp một lần duy nhất trong năm, lại đúng vào thời điểm những ngày giáp Tết Nguyên đán nên rất hút khách.
Các mặt hàng bày bán tại đây rất phong phú nhưng phổ biến nhất là các loại đồ thờ, đồ bày biện trong nhà như tượng phật đồng, tam đa, đỉnh đồng; các vật dụng quen thuộc như ấm trà, đèn cổ, lư hương, bình phong, đồng hồ cổ, tẩu hút thuốc… trong đó có nhiều món đồ có giá trị lớn lên đến vài chục triệu đồng.
Phần lớn mặt hàng được bày bán ở phiên chợ đặc biệt này là đồ giả cổ, đồ đồng có niên đại hàng chục năm… nhưng được chế tác rất tinh xảo chỉ những người sành sỏi mới có thể phân biệt được là đồ cổ thật hay giả cổ.
Ngoài ra, chợ còn bày bán nhiều sản phẩm khác như tranh sơn mài, gốm sứ, câu đối… thu hút nhiều người dân thủ đô đến xem và mua hàng.
Phiên chợ “đặc biệt” này bắt đầu họp từ ngày 20 tháng chạp và sẽ kéo dài đến tận ngày 30 Tết mỗi năm.
Năm nay chợ có khoảng 20 gian hàng, không chỉ là nơi bày bán các mặt hàng còn là nơi để gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của những người chơi đồ cổ đất Hà Thành và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.
PV ghi lại một vài hình ảnh từ phiên chợ đặc biệt này:
Phổ biến nhất là các loại đồ thờ, đồ bày biện trong nhà như tượng phật đồng, tam đa, đỉnh đồng
Cặp linh vật mãng xà có giá không dưới 5 triệu đồng
Video đang HOT
Có một gian hàng duy nhất bày bán nhiều món đồ đồng cổ, chưa có “bàn tay chế tác” của con người
Phần lớn mặt hàng được bày bán ở phiên chợ đặc biệt này là đồ giả cổ, đồ đồng… được chế tác khá tinh xảo
Chiếc đỉnh đồng này có giá lên đến 60-70 triệu đồng
Người mua luôn đắn đo trước khi chọn món hàng cho mình
Phiên chợ “đặc biệt” này bắt đầu họp từ ngày 20 tháng chạp và sẽ kéo dài đến tận ngày 30 Tết mỗi năm luôn rất nhộn nhịp, đông đúc
Theo xahoi
Đến phiên chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở HN
Cứ dịp cận Tết, chợ đồ cổ, đồ cũ, đồ giả cổ lại họp phiên duy nhất trong năm tại ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hà Nội). Chợ chỉ họp chục ngày từ 20 đến trưa 30 tháng Chạp, đồ được bày luôn ở giữa lòng đường.
Nằm trong khu vực chợ hoa truyền thống, khu vực bán đồ cổ, đồ cũ không chỉ thu hút người đến mua bán mà còn trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của những người chơi đồ cổ đất Hà Thành và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương...
Đồ cổ có niên đại hàng trăm năm khá hiếm ở khu chợ này, chủ yếu là đồ cũ có niên đại vài chục năm và đồ giả cổ. Giá cả từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng cho mỗi món đồ.
Chợ đồ cổ, đồ cũ họp mỗi năm một phiên vào những ngày cận Tết Nguyên đán ở khu vực chợ hoa truyền thống phố Hàng Lược, Hàng Mã (Hà Nội)
Đồ được bày bán ở giữa lòng đường nhưng thu hút khá đông người mua bán
Phải là dân chơi đồ cổ kinh nghiệm mới có thể phân biệt được đâu là đồ cổ thật
Chủ yếu là đồ giả cổ nhưng được chế tác khá tinh xảo
Người đàn ông này đang phân vân trước khi mua một chiếc tẩu có vẻ là đồ cổ
Tiền cổ được bày bán khá nhiều
Điếu hút thuốc lào bằng sứ nạm đồng hoa văn khá cầu kỳ được nhiều người quan tâm
Những chiếc đèn dầu được người bán khẳng định là đèn dầu được dùng ở nhiều gia đình Việt Nam trong những thập niên 70 của thế kỷ trước
Còn đây là những chiếc đèn thắp dầu hỏa giả cổ
Những chiếc bếp giả cổ
Đồ giả cổ ngày nay được chế tác rất tinh xảo nên phải là người am hiểu lắm mới có thể phân biệt thật, giả
Đèn dầu giả cổ với giá chỉ 400 ngàn/ cặp được khá nhiều người quan tâm
Những chiếc bình sứ được cho là đồ cổ nhưng bày bán sơ sài giữa lòng đường
Đồ cổ, giả cổ có đủ loại từ những bình hoa, tượng Phúc, Lộc, Thọ, đĩa, bình phong... bằng sứ, thủy tinh, đồng đều được chế tác khá tinh xảo
Chỉ chưa đến chục chủ hàng, chợ nằm khiêm tốn giữa ngã năm thuộc khu chợ hoa truyền thống, chỉ họp mỗi năm một phiên từ 20-30 tháng Chạp hàng năm
Theo 24h
"Cây mùa Xuân" đến với vùng sâu, vùng xa Trong hai ngày 2 và 3.2, chương trình Cây mùa xuâncủa Chi đoàn Báo Thanh Niênđã đưa những món quà xuân ý nghĩa đến với những người dân nghèovùng sâu vùng xa thuộc hai tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, nhằm chia sẻ những khó khăn, chung vui đón tết Quý Tỵ. Không ít những hoàn cảnh neo đơn, khó khăn đã không...