Nhộn nhịp mùa thu hoạch ‘thần dược’ cho quý ông
Những ngày này, hàng trăm hộ dân vùng ven biển Quỳnh Lưu đang vào vụ thu hoạch hàu; nghề này giúp người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Hàu được người dân ở các xã vùng ven biển Quỳnh Lưu nuôi trên các dòng sông kề biển. Vào vụ thu hoạch, người dân dùng thuyền chèo ra giữa dòng sông để vớt từng xâu hàu lên thuyền. Ảnh: Việt Hùng
Đây là động vật nhuyễn thể thuộc nhóm giáp xác hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào đá thành tảng, các rạn đá để ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển…. Ảnh: Việt Hùng
Đang tỉ mỉ gỡ thịt hàu từ vỏ ra, bà Hồ Thị Lương ở thôn Tân An, xã An Hòa cho biết, gia đình bà nuôi 5 bè hàu, mỗi bè thả 2000 xâu với trên 14.000 con hàu dưới sông. Trung bình mỗi ngày, gia đình bà thu được 15 -20 kg thịt hàu, thu nhập trên 2 triệu đồng/ngày. Ảnh: Việt Hùng
Hàu được nuôi dưới sông với thời gian 10 – 12 tháng, thường thu hoạch vào dịp trước và sau Tết, thời gian thu hoạch kéo dài trong 4 tháng. Khi thu hoạch, người dân vớt từng xâu hàu lên thuyền. Ảnh: Việt Hùng
Con hàu được gỡ thịt ra từ vỏ, món ăn này chứa nhiều chất dinh dưỡng. Sau khi gỡ lấy thịt rồi, tất cả vỏ hàu được gom lại thành đống để tiếp tục xâu vào sợi dây và thả nuôi dưới sông chờ đến ngày thu hoạch. Ảnh: Việt Hùng
Video đang HOT
Dọc tuyến tỉnh lộ 537B qua thôn Tân An, xã An Hòa có tới hàng chục hộ đang gỡ thịt hàu, du khách đi qua có thể dừng lại để mua hàu về thưởng thức. Ảnh: Việt Hùng
Chị Hồ Thị Hương – người nuôi hàu cho biết, vào dịp trước và sau tết, hàu thường bán với giá cao hơn ngày bình thường là 100 – 120 nghìn đồng/kg đối với loại to; 60- 80 nghìn đồng/kg loại vừa. Cứ nuôi 1 bè hàu, người dân có thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/năm; hầu hết người dân đều nuôi từ 2 bè trở lên. Ảnh: Việt Hùng
Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu hiện có hàng trăm hộ nuôi hàu ở các xã An Hòa, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, Quỳnh Ngọc… Nghề nuôi hàu khá đơn giản mà lại có lại thu nhập cao. Tuy nhiên, chỉ những địa bàn có điều kiện thuận lợi gần biển mới có thể phát triển nghề này. Ảnh: Việt Hùng
Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tu âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt. Thịt hàu được chế biến được nhiều món như canh hàu rau hẹ, hàu luộc, cháo hàu, canh hàu ngao cà rốt. Ảnh: Việt Hùng
Theo Việt Hùng (Báo Nghệ An)
Lo sợ bão chưa vào, biển đã sạt lở nghiêm trọng
Nhiều đoạn bờ biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị sạt lở, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới và bão.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 17/10, do ảnh hưởng liên tiếp của bão số 4 và đợt áp thấp nhiệt đới nên làm bờ biển sạt lở nặng hơn 6,5km, tập trung tại các khu vực như xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) bị sạt lở 2km, xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị sạt lở 2km, xã Vinh Hải (huyện Phú Lộc) bị sạt lở 2,5km, với bờ bị biển khoét sâu vào từ 5-10 mét.
Trong cùng ngày, PV đã về tại xã Phú Thuận để chứng kiến tình hình. Một đoạn bờ biển tại thôn Tân An, Trung An đã bị biển "ngoạm" vào sâu gần chục mét trên chiều dài hơn 1km. Nhiều khóm dứa dại, cây hoang sát bờ biển trước đợt áp thấp nằm cách biển gần 20m, nay đã bị sóng đánh vào sát tận chân gốc.
Biển Phú Thuận đã "ăn" vào đến bờ
Ông Nguyễn Quang Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cùng đi với chúng tôi cho hay, do đợt áp thấp vừa rồi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đoạn bờ biển này. Thường mỗi năm biển "ăn" sâu vào 5m, nhưng qua đợt áp thấp nhiệt đới này, bờ biển so với mùa hè đã bị biển lấn sâu vào đến 20m. Hiện toàn xã hiện đang có 5,2km đường bờ biển bị sạt lở.
Biển Phú Thuận, Huế bị sạt lở nghiêm trọng
Trước tình hình bão số 7 gần tiến sát vùng bờ biển nước ta, toàn xã có 24 hộ ở sát biển chừng vài chục mét, xã sẽ di dời gấp nếu bão mạnh. Riêng ở sát bờ biển nhưng cách biển chừng 100m thì Phú Thuận có khoảng trên 100 hộ cũng nằm trong diện di dời khi bão đến.
"Chúng tôi đã vừa triển khai phòng chống lụt bão cho cán bộ thôn, toàn bộ cán bộ đã vận động bà con có kế hoạch di dời nếu bão đến. Xã cũng đã dự trữ lương thực, dầu mỡ, xe cứu thương. Riêng 52 tàu bè của xã đã về neo đậu an toàn ở âu thuyền xã tôi và xã Phú Hải bên cạnh" - ông Dân trao đổi về tình hình chống bão ở địa phương.
Đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua đã làm 2 người chết, 2 người bị thương tại toàn tỉnh Thừa Thiên Huế; hơn 400 ngôi nhà ở huyện Phong Điền bị ngập; hơn 300 nhà bị tốc mái và bị sập; hơn 400 cây xanh lâu năm tại TP Huế bị đỗ gãy; 130 hecta nuôi thủy sản hạ triều bị vỡ nước tràn vào, trôi 3 vạn cá giống ở huyện Phú Vang; nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở, nhất là đoạn bờ sông Bồ qua thôn Thanh Lương 3, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà bị sạt lở nặng ảnh hưởng nhiều hộ dân... Ước tính thiệt hại khoảng 15 tỷ đồng.
Đoạn sông Bồ bị sạt lở nặng
Những hình ảnh biển sạt lở tại Phú Thuận:
Qua đợt áp thấp nhiệt đới, biển đã tiến sâu vào đất liền xã Phú Thuận
Những đoạn bờ biển bị sạt lở nặng ở thôn Tân An, Trung An của xã Phú Thuận
Một ngôi nhà không còn người ở do biển Phú Thuận sạt lở quá dữ những năm trước, người dân đã bỏ nhà di dời vào vùng an toàn hơn
Những căn nhà ven biển Phú Thuận đã được neo chống và chằng cát trên mái cẩn thận để đối phó với bão số 7
Khu neo đậu tàu thuyền xã Phú Thuận có 36 chiếc về trú bão an toàn, 16 chiếc còn lại đang neo đậu tại khu trú bão xã Phú Hải
Các báo tác nghiệp trước những con sóng bắt đầu lớn ở Phú Thuận
Đại Dương
Theo Dantri
Công bố nguyên nhân nghêu, hàu chết ở Bạc Liêu Ngày 19.7, Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu công bố nguyên nhân khiến nghêu, hàu nuôi tại các vùng ven biển tỉnh này chết hàng loạt trong thời gian quan là do sốc môi trường nước. Theo ngành nông nghiệp tỉnh này, 6 tháng đầu năm nắng nóng liên tiếp làm độ mặn tăng cao, nên khi mưa lớn đầu mùa (lên đến 351...