Nhộn nhịp hoa tết trên bến Bình Đông
Sáng 31.1, ghe chở cây cảnh từ các tỉnh miền Tây đã cập bến Bình Đông (Q.8, TP.HCM) để đáp ứng nhu cầu cây chơi tết của người dân thành phố.
Nhiều ghe chở cây hoa kiểng đã bắt đầu cập bến Bình Đông
Nếu như mọi năm từ đầu tháng Chạp những người bán hoa kiểng đã bắt đầu bày bán tại đường Bình Đông thì năm nay, đến những ngày cận tết, con đường này bên dòng kênh Tàu Hủ mới bắt đầu nhộn nhịp.
Nhiều người bán hoa kiểng tại đây cho biết, kênh Tàu Hủ là con đường quen thuộc để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên TP.HCM. Đã thành nét truyền thống từ hàng chục năm trước, cận tết là dọc theo con đường Bình Đông (đoạn từ cầu Chà Và đến cầu số 2) lại nhộn nhịp những chợ hoa xuân. Đây cũng là điểm mua hoa kiểng chơi tết quen thuộc của nhiều người dân Sài thành.
Nhiều người dân Sài Gòn đã bắt đầu tìm mua mai kiểng
Năm nay, thời tiết diễn biến thất thường nên mất nhiều công chăm sóc hơn, chính vì vậy giá hoa kiểng chơi tết cũng tăng nhẹ so với năm trước.
Một chậu hoa mai nhỏ có giá khoảng 300.000 – 500.000 đồng, những chậu to có giá khoảng 4 – 7 triệu đồng. “Riêng cây mai khủng nhất vùng có giá 170 triệu đồng thì vài ngày nữa ghe mới chuyển lên”, một người bán hoa kiểng tiết lộ.
Ngoài ra, các chậu hoa cúc Hà Lan, hoa cúc Thái, hoa giấy, ớt bonsai cũng có giá dao động từ 100.000 – 200.000 đồng/cặp.
Hoa giấy nổi bật sắc đỏ trên đường Bình Đông
Video đang HOT
Những màu sắc nổi bật làm không khí mùa xuân thêm rộn ràng
Những cây mai nở sớm được chào bán với giá rẻ hơn
Mai vàng đặc trưng cho tết của miền Nam vẫn là loại cây kiểng được ưa chuộng nhất
Các chậu cúc Thái và cúc Hà Lân có giá khoảng 120.000 đồng/cặp
Màu sắc rực rỡ trên đường Bình Đông
Ớt kiểng cũng được nhiều người ưa chuộng
Tết đã đến rất gần
Vũ Phượngthực hiện
Theo Thanhnien
Đào rừng ồ ạt xuống phố
Hàng nghìn cành đào rừng từ khắp vùng núi cao phía Bắc, thậm chí cả đào tuyết cổ thụ, thân mốc với hình thù độc đáo được trưng bày tại các chợ hoa ở Hà Nội.
Dù gần nửa tháng nữa mới đến Tết Bính Thân, nhưng hàng chục chợ hoa đã được mở ở các quận, huyện trung tâm của Hà Nội. Tại chợ hoa xuân trên đường Hoàng Minh Giám (Thanh Xuân), sáng 27/1 số lượng đào rừng chiếm tới 1/3 diện tích trưng bày.
Hàng chục nghìn cành đào cổ thụ từ các vùng núi cao Tây Bắc được đặt vào vỏ hộp sữa chờ người mua. Những căn lều tạm cũng được dựng lên để túc trực 24/24h tại đây.
Đào rừng muốn cho đẹp, tránh bị dập nát, những người buôn phải dùng que để chống đỡ. Anh Bùi Văn Thắng ở Tân Lạc (Hòa Bình) vừa chuyển vài trăm gốc đào rừng từ Mộc Châu (Sơn La) về cho biết, năm nay đào nở sớm, nhiều cành đã có quả to bằng ngón chân cái, số cành đẹp vì thế không nhiều.
Đào rừng thường bung hoa nở theo mấy đợt. Đợt đầu cách đây hơn một tháng khi tiết trời ấm áp và đến nay đa số cành đào từ Mộc Châu lác đác có quả, có nhiều nụ nhỏ nhưng ít hoa.
Muốn cho đào bung nở, người ta dùng đèn khò gas để đốt gốc, sau đó đặt vào một vỏ chai, hoặc vỏ hộp sữa có nước pha thuốc B1.
Cả khu chợ hoa có duy nhất một cây đào tuyết được đánh từ vùng núi cao của huyện Tủa Chùa (Điện Biên).
Nhiều loại tầm gửi bám lên thân đào tuyết. "Gốc đào này ước tính phải 80 năm, mất rất nhiều công sức và đi lên vùng núi cao mới tìm được, tuy nhiên chỉ bán được giá 3-4 triệu đồng", anh Nguyễn Tá Vân ở Điện Biên cho biết.
Trong khuôn viên chợ có khá nhiều cây cảnh, ngoài đào rừng còn có đào cổ thụ ở Nhật Tân và nhiều nơi đổ về.
Thời điểm này đào chưa được tiêu thụ nhiều, chỉ số ít doanh nghiệp đặt mua, còn hộ gia đình mới dừng lại ở việc đi tham quan và nghe ngóng.
Tại các chợ hoa, những loại cây cảnh như cam canh, quất, phật thủ được bày bán nhiều.
Giống như những năm trước, các loại cây ghép từ bưởi, phật thủ, cam được bày bán khá nhiều.
Bá Đô
Theo VNE
Trên 3.000 hiện vật độc đáo tại Hội hoa xuân Ngày 25.1, Ban tổ chức Hội hoa xuân và chợ hoa Tết Bính Thân 2016 của TP.HCM họp với các cơ quan, ban ngành liên quan nhằm thống nhất kế hoạch và triển khai công tác thực hiện. Phối cảnh cổng chính Hội hoa xuân Bính Thân - Ảnh: BTC Theo Ban tổ chức, Hội hoa xuân quy tụ hơn 3.000 hiện vật...