Nhộn nhịp chợ vũ khí
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ công đang hoành hành trên thế giới, Triển lãm vũ khí quốc tế “Eurosatory-2012″ vẫn diễn ra một cách “hoành tráng” tại Khu triển lãm Parc d’Expositions ở phía Bắc Thủ đô Paris của nước Pháp.
Một góc triển lãm Eurosatory 2012
Đây là triển lãm vũ khí bộ binh thông thường lớn nhất thế giới, với các trang thiết bị bộ binh từ súng ngắn cho đến xe tăng và xe bọc thép. Ban tổ chức triển lãm cho biết, tham gia sự kiện này năm nay có hơn 1.400 công ty quốc phòng đến từ 53 quốc gia, trong đó có những “gương mặt” mới hoặc không thường xuyên tham gia như một số công ty quốc phòng đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Ước tính sẽ có không dưới 55.000 khách đến tham quan tổng cộng 34 gian hàng trên diện tích 120.000m2 của triển lãm từ ngày khai mạc 11-6 đến ngày kết thúc là 15-6 tới.
Cuộc triển lãm vũ khí quốc tế Eurosatory được tổ chức lần đầu tiên năm 1967 tại căn cứ quân sự Satory, gần thành phố Versailles của Pháp, vốn chỉ dành cho các quốc gia phương Tây cùng các đồng minh. Các loại vũ khí triển lãm ở đây chỉ đến từ các nước phương Tây và cũng chỉ được mua bán giữa các quốc gia này cũng như đồng minh của họ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi chiến tranh Lạnh qua đi thì Triển lãm vũ khí quốc tế Eurosatory trở thành một trong những “chợ” giới thiệu và mua bán vũ khí bộ binh thông thường lớn nhất thế giới. Cho dù vẫn đang phải chịu lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc cũng đã tham gia triển lãm Eurosatory từ năm 2010 và đang được xem là một “khách sộp” bậc nhất tại triển lãm.
Nước Nga tuy không tham gia triển lãm Eurosatory thường xuyên sau khi xuất hiện lần đầu vào năm 1996 nhưng cũng đã trở thành người bán vũ khí lớn, được nhiều khách hàng quan tâm. Thế mạnh của Nga là vũ khí, trang bị rẻ hơn so với của phương Tây, đồng thời lại dễ bảo quản và sử dụng với chi phí tiết kiệm hơn.
Việc phái đoàn Nga tham gia Eurosatory – 2012 do Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Nikolai Makarov dẫn đầu đã phần nào cho thấy trông đợi của Nga vào triển lãm lần này. Tướng Makarov cho biết, Nga sẽ đưa đến giới thiệu tổng cộng 200 loại vũ khí khí tài của 14 công ty quốc phòng thuộc Tổng công ty Xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga ( Rosoboronexport), trong đó xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S phiên bản mới đã được nâng cấp và hiện đại hóa toàn diện của Nga được đánh giá như “ngôi sao” của triển lãm.
Ngoài ra, Nga cũng mang tới triển lãm một số lượng kỷ lục các mẫu xe bọc thép mới, xe chiến đấu yểm trợ tăng BMPT, hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM gắn trên xe thiết giáp Tigr và xe tải bọc thép Ural mới, các mẫu trực thăng chiến đấu và vận tải quân sự… Khách hàng tiềm năng mà Nga muốn nhắm tới là các quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vốn có nhu cầu quốc phòng ngày càng cao.
Theo các nhà tổ chức, hàng trăm hợp đồng với tổng trị giá hàng tỷ USD sẽ được ký trong gần 1 tuần của triển lãm Eurosatory 2012. Trong đó, Nga với phái đoàn hùng hậu nhất từ trước tới nay đến triển lãm hy vọng các hợp đồng ký tại đây sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm nay của nước này sẽ vượt mốc 11 tỷ USD của năm 2011.
Theo ANTD
Tây Ban Nha sẽ được viện trợ 100 tỉ euro
Liên minh châu Âu sẽ bơm 100 tỉ euro cho Tây Ban Nha để giải cứu hệ thống ngân hàng của nước này khỏi bị sụp đổ, căn cứ theo một thỏa thuận đạt được giữa hai bên hôm 9.6.
Sau một cuộc họp khẩn bằng vô tuyến kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, các bộ trưởng tài chính của khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã đưa ra một thông báo cho biết họ đã "sẵn sàng đáp lại một cách tích cực" lời kêu cứu của Tây Ban Nha.
Thỏa thuận nói trên được xem là một sự nhượng bộ lớn của chính phủ Tây Ban Nha, vốn đã từng thẳng thừng tuyên bố không cần các viện trợ từ bên ngoài, theo AFP.
Thỏa thuận này được Đức, Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ủng hộ.
Giới phân tích cho rằng chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cuối cùng cũng đã chịu cúi mình trước sức ép từ lãnh đạo các nước và từ thị trường tài chính toàn cầu, vốn đã đẩy chi phí vay nợ của nước này lên rất cao.
Được biết, Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ 4 tại châu Âu và có quy mô lớn gấp đôi của cả Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha cộng lại.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos thừa nhận chính phủ đã kêu gọi sự "giúp đỡ về mặt tài chính" từ khối eurozone để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhưng bác bỏ nhận định cho rằng thỏa thuận giúp đỡ này là một "sự giải cứu".
Ông cũng cho hay là viện trợ tài chính nói trên sẽ được bơm cho 30% số ngân hàng đang bị thiệt hại nặng nề nhất từ tình trạng vỡ bong bóng nhà đất.
Thỏa thuận không bao gồm điều kiện gì đối với nền kinh tế Tây Ban Nha và cũng không kèm theo bất kỳ yêu cầu nào về các chính sách thắt lưng buộc bụng mới, ông de Guindos cho biết.
Theo Thanh Niên
Nga bán cho Indonesia gần 40 xe thiết giáp BMP-3F Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 16/5, đại diện xí nghiệp sản xuất máy kéo chuyên sản xuất xe bộ binh chiến đấu cho biết Rosoboronexport và Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng về việc cung cấp 37 xe bộ binh chiến đấu BMP-3F với giá 114 triệu USD. Xe thiết giáp BMP-3F. (Nguồn: Internet) Báo cáo lưu ý số...