Nhốn nháo thị trường sữa xách tay
Nhờ tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng, sữa xách tay được bày bán tràn lan tại Hà Nội, vượt khả năng kiểm soát của cơ quan chức năng.
Từ lâu, bên cạnh những mặt hàng sữa nội và ngoại nhập theo đường chính ngạch đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận về chất lượng, nhãn mác, trên thị trường còn không ít mặt hàng xách tay. Trên các tuyến phố Tây Sơn, Hàng Buồm, Cầu Giấy, Thái Hà… các cửa hàng đều có hàng chục loại sữa xách tay từ các thị trường khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Nga, Đức, Mỹ, Hà Lan… Bên cạnh hệ thống đại lý, cửa hàng, người tiêu dùng không khó để tìm thấy một loạt shop sữa xách tay bán online.
“Cửa hàng chị có mối người nhà làm tiếp viên xách về, nên yên tâm, đảm bảo không có hàng giả”, chủ một cửa hàng trên phố Hàng Buồm nói. Chủ một đại lý sữa trên đường Láng cũng cam đoan tương tự về nguồn gốc các sản phẩm xách tay.
Sữa xách tay được bày bán tràn lan trên thị trường. Ảnh: Hoàng Hà
Nếu cùng nhãn mác, một số loại sữa xách tay như Meiji, XO, Morigana… có giá cao hơn so với hàng nhập chính ngạch. Ví dụ, sữa Meiji hàng nhập khẩu chỉ 420.000-470.000 đồng một hộp 850g thì loại xách tay các lứa tuổi được bán với giá 640.000-660.000 đồng một hộp.
“Sữa xách tay được sản xuất theo tiêu chuẩn dành cho trẻ em nước ngoài nên tốt và đắt hơn là đương nhiên. Chính vì thế, cùng một nhà sản xuất nhưng sữa xách tay được nhiều người tin dùng hơn”, chủ hàng trên phố Hàng Buồm lý giải.
Không đắn đo, chị Hoa (Nghĩa Tân), đang nuôi con nhỏ 18 tháng, chọn mua 2 hộp sữa xách tay của Nhật tại một cửa hàng trên phố Cầu Giấy. Chị cho con ăn loại sữa này từ khi 6 tháng tuổi khi một người quen “quảng cáo” sữa mát, giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cân đều.
Có một lần, do nghi ngại về nguồn gốc sữa xách tay nên chị Hoa đổi sang loại hàng nhập. Sau lại nghe nhiều người nói rằng, hàng nhập không tốt bằng xách tay vì phải sản xuất theo tiêu chuẩn của Việt Nam, bà mẹ này quay về và “trung thành” với hàng xách tay dù biết nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm không được kiểm chứng.
Toàn bộ mặt hàng xách tay đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, do đó, ngay về cách sử dụng, bảo quản, người tiêu dùng đa số làm theo hướng dẫn của người bán hoặc tham khảo “truyền miệng” trên mạng.
Video đang HOT
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội bảo vệ người tiêu dùng, cho rằng mặt hàng sữa xách tay hiện nay hoàn toàn bị thả nổi. “Thực sự, để kiểm soát được nguồn hàng này cũng không dễ. Nhiều người tiêu dùng còn mang nặng tâm lý sính ngoại và thiếu cảnh giác trong việc lựa chọn sữa cho con nên rất chuộng hàng xách tay. Đây là cơ hội để mặt hàng này tiếp tục được bày bán tràn lan”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, việc chọn sữa xách tay cho trẻ em vốn chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng một số phụ huynh còn mua ở những shop online khá mập mờ về chất lượng, địa chỉ kinh doanh. “Mua rồi, cho con ăn nếu xảy ra rủi ro nào cũng không biết tìm người bán ở đâu. Lúc đó, hậu quả chỉ có người tiêu dùng phải gánh chịu”, ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, vị này cũng khuyến cáo, người tiêu dùng không nên quá sính ngoại vì không thể khẳng định sữa xách tay hoàn toàn là sữa thật. “Không loại trừ khả năng sữa giả trà trộn để bày bán dưới mác xách tay. Hoặc thậm chí người xách mặt hàng sữa đó từ nước ngoài về chọn mua những sản phẩm kém chất lượng, giảm giá, hết hạn sử dụng về bán kiếm lời”, Phó tổng thư ký hội khuyến cáo.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Kiều Đình Cảnh, Phó đội trưởng Đội quản lý thị trường 12 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, sau vụ việc sữa Danlait, cơ quan quản lý thị trường sẽ có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các mặt hàng sữa. Tuy nhiên, cơ quan chức năng hiện mới kiểm soát được mặt hàng sữa trong nước hoặc nhập khẩu chính ngạch.
“Sự cả tin của người tiêu dùng khiến thị trường sữa xách tay ngày càng phức tạp. Cơ quan chức năng luôn cảnh báo người tiêu dùng nên cẩn trọng, không nên sử dụng những mặt hàng này”, ông Cảnh nói.
Theo VNE
Huyện 40.000 dân nhốn nháo vì cây xăng đột nhiên... nghỉ bán
Cả huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) với khoảng 40 ngàn dân nhưng chỉ có duy nhất một cây xăng. Tuy nhiên, cửa hàng xăng này hết xăng đột ngột khiến người dân trong huyện nhốn nháo tìm nơi đổ xăng.
Cây xăng trưng bản "hết xăng"
Từ hơn 13 giờ chiều 26/9, cửa hàng xăng dầu Bắc Trà My (thuộc Chi nhánh Công ty CP thương mại và đầu tư phát triển miền núi Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My) đã hết xăng, hàng trăm phương tiện ô tô và xe máy đành bó tay tìm các cây xăng lẻ để đổ xăng.
Sau khi nhận được phản ảnh của người dân, lãnh đạo huyện Bắc Trà My lập tức cử lực lượng Quản lý thị trường, công an kinh tế đến lập biên bản sự việc.
Người dân thất vọng khi đến nơi không có xăng đổ
Theo Giám đốc Chi nhánh công ty này - ông Trần Ngọc Bài - cho biết, lý do xăng hết là vì xe bồn từ Tam Kỳ trên đường chở xăng lên thì bị nổ lốp và đang sửa chữa nên chưa thể bơm xăng vào bồn để bán cho người dân.
Một người dân mang can ra mua xăng về chạy máy nhưng đành thất vọng quay về
Tiến hành kiểm tra các bồn chứa xăng thì thực tế các bồn đã cạn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo QLTT cho biết, người dân phản ảnh từ ngày 22/9, cây xăng này đã hết dầu hỏa, rất nhiều người dân có nhu cầu mua dầu hỏa về dùng đã bức xúc gọi điện báo cho lãnh đạo huyện Bắc Trà My nhưng đến nay dầu hỏa vẫn chưa có để bán lại cho người dân.
Cơ quan chức năng kiểm tra bồn chứa
Theo ông Phạm Xuân Đồng - đội trưởng đội QLTT số 11 (phụ trách địa bàn hai huyện Bắc và Nam Trà My) cho biết: Sau khi kiểm tra, thực tế là cây xăng đã hết nên chúng tôi lập biên bản rồi chuyển lãnh đạo huyện và Sở Công thương xem xét giải quyết. Nếu cửa hàng có găm hàng thật thì chúng tôi sẽ xử lý ngay tại chỗ.
Cũng theo ông Đồng cho biết, đợt trước khi xăng dầu có dấu hiệu tăng giá, cây xăng này cũng ngừng bán vì lý do hết xăng khiến người dân cả huyện cũng một phen nhốn nháo.
Lập biên bản sự việc
Đến hơn 15 giờ, khi cơ quan chức năng làm việc xong ra về thì vẫn chưa thấy xe bồn đến tiếp xăng vào bồn ở cây xăng này.
Hàng loạt cây xăng đóng cửa chỉ bị nhắc nhở!
Sự việc xảy ra vào sáng ngày 21/9, nhiều cây xăng trên Quốc lộ 18 thuộc địa bàn các huyện Hải Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh) đã đóng cửa, treo biển hết xăng.
Trước sự việc, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị cơ quan thuế, quản lý thị trường làm rõ nguyên nhân cũng như động cơ của các đơn vị kinh doanh xăng dầu để có biện pháp xử lý. Bởi việc nhiều cây xăng bất ngờ đóng cửa ngừng khiến người dân, các đơn vị kinh doanh thường xuyên sử dụng xăng dầu "bị động" và tốn kém khi phải đi xa mua nhiên liệu.
Một cây xăng đóng cửa bất thường tại QL 18.
Ông Phạm Ngọc Thủy - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về sự việc, Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh đã lập đoàn kiểm tra làm rõ sự việc.
Theo đó, việc đóng cửa bất thường của một số cây xăng do hỏng hóc kỹ thuật và do vấn đề tài chính nên phía đại lý chậm cung cấp hàng cho cây xăng.
Các doanh nghiệp xăng dầu đã giải trình sự việc và đã khắc phục bán hàng ngay sau đó. Trước sự việc này, sở Công thương đã có văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp xăng dầu phải đảm bảo việc cung ứng cho khách hàng, tránh tình trạng đóng cửa đột ngột như trước đó.Ông Thủy cho biết thêm, trước mỗi đợt giá xăng dầu chuẩn bị tăng, Sở Công thương đều giao cho các đơn vị quản lý thị trường địa phương đi kiểm tra các doanh nghiệp xăng dầu. Ngay đợt tăng giá xăng dầu gần đây nhất, tại Quảng Ninh không có trường hợp cây xăng dầu nào đóng cửa "găm hàng" bị phát hiện.Theo DantriDeansgate nhộn nhạo vì Balotelli Sự xuất hiện bất ngờ của Super Mario tại Deansgate đã khiến khu phố thuộc trung tâm Manchester... nhộn nhạo. Super Mario đã kết thúc kì nghỉ Hè "đầy gái đẹp" của mình và trở về xứ Sương mù ngày hôm qua. Ẩn mình nửa ngày trong nhà, sáng nay ngôi sao lắm tài nhiều tật của Man City mới lộ diện. Việc...