Nhóm tỷ phú kiếm tiền nhanh như vũ bão, giờ dần trắng tay sau đại dịch
Đầu đại dịch, khi những thực khách khó tính chuyển sang đặt hàng trực tuyến, một kiểu tỷ phú mới đã xuất hiện: ông trùm giao đồ ăn.
Ba người đồng sáng lập của DoorDash Inc. có trụ sở tại San Francisco, mỗi người đều tích lũy được khối tài sản trị giá 2,5 tỷ USD trở lên. Jitse Groen – chủ của hãng giao thực phẩm ở châu Âu Just Eat Takeaway.com, cũng có trong tay 1,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, những người giàu có trong lĩnh vực giao đồ ăn giờ đây dường như chỉ là ảo ảnh khi thế giới quay trở lại ăn uống tại các nhà hàng thay vì chỉ gọi món mang về, trong khi cổ phiếu công nghệ không còn được lòng các nhà đầu tư trong bối cảnh môi trường vĩ mô thay đổi.
Cổ phần của Groen đã giảm xuống còn 350 triệu USD, trong khi Andy Fang và Stanley Tang của DoorDash không còn là tỷ phú nữa và giá trị tài sản ròng của Giám đốc điều hành Tony Xu đã giảm xuống còn 1,1 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg. Một số tỷ phú khác cũng trải qua những biến động lớn, bao gồm Will Shu của Deliveroo ghi nhận cổ phần trong công ty giảm xuống còn khoảng 150 triệu USD từ mức 620 triệu USD vào tháng 8.
Video đang HOT
Mott Smith, Giám đốc điều hành của Amped Kitchens, công ty cho thuê không gian bếp, cho biết: “Những đợt phong tỏa kết thúc đã cho chúng ta thấy sự hạn chế của ngành giao đồ ăn.”
Sau khi đạt được mức tăng khổng lồ vào năm 2020 và phần lớn năm ngoái, sự sụt giảm giá cổ phiếu của các công ty giao đồ ăn lớn diễn ra nhanh chóng và liên tục, làm mất đi hơn 100 tỷ USD giá trị thị trường. Và trong khi hầu hết vẫn đang cố gắng tăng doanh thu, mức tăng trưởng đó đã chững lại mạnh so với mức tăng đột biến năm 2020.
Sự suy thoái thị trường gần đây cũng như lạm phát dai dẳng cũng đang làm xói mòn khoản tiền tiết kiệm của người tiêu dùng, cắt giảm số tiền mà mọi người có thể chi tiêu để đặt hàng.
Trước đại dịch, sự tăng trưởng của các công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn dường như không có điểm dừng. DoorDash lên sàn vào tháng 12/2020, cổ phiếu công ty này tăng vọt 92% và là một trong những mức tăng lớn nhất ở phiên giao dịch đầu tiên vào năm đó.
Nhiều hãng giao đồ ăn từng thu lợi lớn nhờ giá cổ phiếu tăng cao – và bất ngờ lao dốc mạnh, có trụ sở ở châu Âu. Ở khu vực này, văn hóa giao đồ ăn lại không thực sự phổ biến. Trong khi đó, người dân châu Âu lại đang quay trở lại với cuộc sống bình thường với tốc độ khá nhanh.
Usha Haley – giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học Bang Wichita, nhận định: “Đây là hiện tượng có 1 không 2 ở Mỹ và có lúc đã lan rộng ra toàn thế giới.” Khi khối tài sản sụt giảm nhanh chóng, những nhà sáng lập này đã trải qua một khía cạnh khác trong cuộc sống ở Mỹ: Không phải tỷ phú nào giàu lên nhanh chóng cũng giữ được khối tài sản của mình.
'Đội quân siêu giàu' tăng kỷ lục bất chấp đại dịch
Trên 51.000 người đã gia nhập hàng ngũ "siêu giàu" trong năm 2021 trong bối cảnh những người vốn đã rất giàu được hưởng lợi từ thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh và giá bất động sản tăng trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát.
Tay đua Công thức 1 Lewis Hamilton. Ảnh: AFP
Theo một báo cáo của nhà tư vấn bất động sản Knight Frank, số cá nhân có giá trị ròng cực cao (UHNWI), những người có tài sản hơn 30 triệu USD (22,4 triệu bảng Anh), đã tăng kỷ lục 9,3% trong năm 2021 lên 610.569 người.
Rory Penn, người đứng đầu của văn phòng tư nhân của Knight Frank, cho hay dù dùng bất kỳ thước đo nào để đánh giá, như giá bất động sản, lượng máy bay tư nhân hay số UHNWI, đều cho thấy năm 2021 là một năm "tốt lành" đối với những người giàu.
Bất chấp những thời điểm không ổn định, chúng ta vẫn chứng kiến của cải được tạo ra đáng kể trên toàn cầu, trong đó số lượng người có tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên tăng gần 10% trong năm 2021.
Số người siêu giàu tại Anh đã tăng 11% lên 25.771 người, nhiều hơn số người có thể "lấp đầy" các sân vận động bóng đá của Watford, Burnley hoặc Brentford. Số người Anh có tài sản trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi kể từ năm 2016 và Knight Frank dự đoán tổng số sẽ tăng lên trên 32.000 người vào năm 2026. Có trên 3 triệu người ở Anh được xếp vào hàng triệu phú USD (750.000 bảng Anh), tăng 54% so với 5 năm trước.
Vương quốc Anh có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh thứ hai sau Mỹ, nước ghi nhận mức tăng 13% lên 210.353 người. Thứ hạng của những người giàu có tăng lên ở mọi châu lục, trừ châu Phi (nơi có 17 người rời khỏi danh sách trên), nâng tổng số lên 2.240 người.
Monaco nổi tiếng là quốc gia có nhiều người siêu giàu nhất tính theo đầu người, với 199 người nắm giữ tài sản từ 30 triệu USD trở lên trong tổng dân số chỉ 39.000 người, nghĩa là cứ mỗi 1.000 người thì có 5 người siêu giàu. Cứ 10 người sống ở Monaco thì chỉ có gần 7 người là triệu phú USD.
Monaco là quê hương của một số người Anh giàu có, bao gồm cựu ông chủ của Topshop, Sir Philip Green và vợ ông, Tina; tỷ phú ủng hộ Brexit và ông trùm hóa dầu Sir James Ratcliffe, các tỷ phú bất động sản Simon và David Reuben; John Hargreaves, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Matalan; John Caudwell, tỷ phú sáng lập Phones4u; và tay đua Công thức 1 Lewis Hamilton.
Báo cáo của Knight Frank cho thấy những người siêu giàu chỉ nắm giữ trung bình dưới 2/3 tài sản của họ. Không có gì ngạc nhiên khi những bất động sản đắt tiền nhất được tìm thấy ở Monaco, nơi người mua nhà sẽ cần chi ít nhất 34 triệu USD để lọt vào top 1% những bất động sản đắt tiền nhất.
Một triệu USD chỉ mua được 14,6 m2 diện tích nhà ở tại công quốc Địa Trung Hải này, so với 30,6 m2 ở London, hay 256 m2 ở São Paulo.
Theo khảo sát của Knight Frank về các chủ ngân hàng tư nhân và cố vấn tài sản, trung bình những người siêu giàu sở hữu 2,9 ngôi nhà.
Tỷ phú E.Musk đánh giá 'cơn khát' năng lượng của thế giới Song song với phát triển các nguồn năng lượng bền vững, các nước trên thế giới cần tiếp tục khai thác dầu và khí đốt để duy trì nền văn minh hiện nay. Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là nhận định của nhà sáng lập tập đoàn Tesla, tỷ phú Elon Musk đưa ra ngày 29/8. Phát biểu bên lề hội...