Nhóm tội phạm 9X lập 117 trang web để lừa trúng thưởng
Ngày 11-9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự và Công an thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet với thủ đoạn lừa trúng thưởng.
Cơ quan CSĐT – CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 226B – Bộ luật Hình sự và 1 đối tượng về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, quy định tài Điều 250 – Bộ luật hình sự.
Theo thông tin ban đầu, 9 đối tượng bị khởi tố đều nằm trong độ tuổi 9x cùng trú tại thị trấn Nam Phước gồm: Huỳnh Tấn Khoa, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Ngọc Sơn, Đoàn Văn Thiện, Phan Đức Vương, Lương Công Hưng, Nguyễn Bình, Văn Phú Trung và Văn Công Quang. Tại cơ quan công an, nhóm này thừa nhận thường xuyên tụ tập tại các quán Internet ở gần nhà để bàn bạc cách thức lập 117 website thông báo lừa trúng thưởng nhằm chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng. Bước đầu cơ quan công xác định, các đối tượng tìm cách mua lại các tên miền, code, hosting và thuê lập trang web từ một số nguồn trên mạng Internet. Để thu hút người dùng truy cập vào website thông báo trúng thưởng của mình, nhóm này sử dụng các tài khoản Facebook tự lập hoặc chiếm đoạt quyền truy cập của người khác để gửi tin nhắn với nội dung thông báo chương trình trúng thưởng xe máy SH, Liberty và tiền mặt.
Thời gian gần đây, nhóm đối tượng này còn gửi tin nhắn qua ứng dụng Garena hoặc Zalo tới các nhóm trò chuyện để lôi kéo, dụ dỗ người sử dụng truy cập vào các website lừa đảo. Lấy danh nghĩa cơ quan chủ quản mạng xã hội, các nghi phạm biên soạn nội dung tin nhắn theo cấu trúc: “Ban quản trị trân trọng thông báo và chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải Nhất từ chương trình “Sự kiện vàng tri ân khách hàng”. Phần thưởng của bạn bao gồm 01 xe máy SH (hoặc Liberty) kèm theo tiền mặt và phiếu đổ xăng miễn phí 1 năm trên toàn quốc trị giá 5 triệu đồng. Vui lòng truy cập vào website để tiến hành làm thủ tục hồ sơ nhận giải…”.
Khi bị hại làm theo hướng dẫn sẽ được một đối tượng tự giới thiệu là nhân viên chăm sóc khách hàng yêu cầu gửi 3 mã thẻ cào điện thoại mệnh giá 500 nghìn đồng để làm hồ sơ nhận giải. Khi đã hoàn thành thao tác này, người sử dụng tiếp tục nhận được yêu cầu gửi thêm 3,5 đến 8 triệu đồng để đóng thuế VAT và phí vận chuyển giải thưởng. Không dừng lại ở đó, nhóm lừa đảo tiếp tục móc túi những người cả tin bằng yêu cầu gửi thêm 30 triệu đồng để nhận mã hoàn tất giải thưởng. Khi chiếm đoạt được tài sản, nhóm lừa đảo lập tức cắt đứt liên lạc, sử dụng số điện thoại giao dịch khác để lừa các nạn nhân mới.
Video đang HOT
Mã thẻ cào điện thoại chiếm đoạt trong các vụ án được các đối tượng nạp vào hệ thống thanh toán trung gian Bảo Kim hoặc Vippay trước khi chuyển sang tài khoản cá nhân Huỳnh Tấn Khoa – chủ quán Internet Newstar ở thị trấn Nam Phước. Sau đó, Khoa tiếp tục bán lại mã số thẻ cào cho các cá nhân mua trên mạng và được hưởng 5 – 6% giá trị tài khoản. Căn cứ sao kê giao dịch, từ tháng 11-2014 đến nay, Khoa nhận chuyển khoản số tiền 8,3 tỷ đồng từ các đối tượng lừa đảo. Nhằm tránh bị phát hiện, Khoa đã tạo lập nhiều tài khoản trên hệ thống Bảo Kim và Vippay để giao dịch và sử dụng tài khoản tín dụng của người quen để rút tiền mặt.
Theo chỉ huy Đội 4 – Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, ngoài khởi tố, bắt giam 9 nghi phạm nói trên, cơ quan CSĐT còn tạm giữ 2 đối tượng liên quan khác là Trần Văn Sơn, Hồ Phước Trung (cùng ở thị trấn Nam Phước). Do bị hại trong các vụ án 2 đối tượng này gây ra không nằm trên địa bàn Hà Nội nên CATP đang hoàn tất thủ tục bàn giao cho Công an huyện Duy Xuyên, tỉnh Quang Nam xử lý theo thẩm quyền.
Theo_An ninh thủ đô
Dân Thủ đô lãnh quả đắng vì thịt trâu biến... thành thịt bò!
Khoảng 10 giờ ngày 14/7, Đội 6 phối hợp với Đội Quản lí thị trường (QLTT) số 17 (Chi cục QLTT Hà Nội) đã đột kích kiểm tra Công ty Tâm Ngọc Minh, địa chỉ tại đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội do bà Đào Bích Hồng (37 tuổi) điều hành, quản lý.
Vào thời điểm kiểm tra, Công ty vừa xuất đi 3 lô hàng thịt trâu Ấn Độ giả thịt bò nhập khẩu cho các quán ăn. Tại đây, tổ công tác phát hiện 4 thùng carton, có trọng lượng 60kg thịt trâu Ấn Độ đông lạnh chưa được tiêu thụ.
Toàn bộ số thịt trâu đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Đấu tranh khai thác, bà Hồng nhận Công ty đã thu, mua thịt trâu từ nhiều nguồn gốc khác nhau, sau đó chào bán ra thị trường là thịt bò nhập khẩu.
Trung tá Phạm Giang Sơn - Đội trưởng Đội 6 - cho biết: Thịt trâu đóng mác thịt bò nhập khẩu của Công ty Tâm Ngọc Minh đã phân phối đến 82 doanh nghiệp, cửa hàng trên địa bàn Thủ đô.
Lực lượng chức năng kiểm tra lô hàng thịt trâu Ấn Độ đông lạnh giả thịt bò nhập khẩu
Để chào mời khách hàng, bà Hồng gửi tờ rơi, quảng cáo đến các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội, đồng thời nhắn tin quảng cáo với nội dung:
"Bán buôn thịt bò nhập khẩu giá rẻ cho các chợ đầu mối, nhà hàng, tiệc cưới... không bán lẻ, liên hệ 098...66" đến hàng trăm số điện thoại di động của các chủ thuê bao.
Thịt trâu Ấn Độ được Công ty này mua vào với giá từ 80.000 - 90.000 đồng/kg và bán ra thị trường với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại, tất cả đều có hợp đồng mua, bán ghi rõ thịt bò nhập khẩu. Được biết, Công ty Tâm Ngọc Minh hàng ngày tiêu thụ khoảng 200kg thịt bò nhập khẩu giả, tiền chênh lệch thu về 50.000 đồng/kg.
Theo một cán bộ quản lí thị trường, thịt bò nhập khẩu giả đến tay các "thượng đế" có giá trên 200.000 đồng/kg. Theo bà Hồng, Công ty còn nhập khẩu thịt trâu Ấn Độ từ Công ty TNHH phân phối thực phẩm sạch Hà Nội, địa chỉ ở huyện Đông Anh (Hà Nội).
Tuy nhiên, để kiếm lời bà Hồng đã hô "biến" thịt trâu Ấn Độ đông lạnh thành thịt bò nhập khẩu. Một cán bộ điều tra cho biết, công ty có ghi sổ sách mua, bán nhưng hết tháng là tiêu hủy để xóa dấu vết. Tính đến thời điểm tổ công tác kiểm tra, sổ sách tháng 7 của Công ty đã giao thịt bò nhập khẩu giả cho 15 đơn hàng...
Chiều 15/7, mở rộng điều tra tổ công tác tiếp tục kiểm tra các công ty nhập khẩu, phân phối mặt hàng thịt trâu Ấn Độ trên địa bàn TP Hà Nội.
Tại kho lạnh ETC thuộc Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Công ty TNHH An Việt Hà Nội (huyện Mê Linh), tổ công tác phát hiện 250 tấn thịt trâu Ấn Độ, điều đáng nói là hóa đơn phân phối ra thị trường chỉ ghi chung chung là thăn, vai, mông... không rõ là loại thịt nào.
Ngay sau đó, tổ công tác đã tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng ATVSTP đối với mặt hàng này. Hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ, xử lý đối với Công ty Tâm Ngọc Minh theo quy định của pháp luật.
Theocand.com.vn
Phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn ở miền núi Nghệ An Ngày 30-6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) Công an Nghệ An cho biết, cơ quan này vừa phát hiện một vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện Con Cuông, Trước đó, ngày 28-6, Phòng PC 49 đã mật phục và bắt quả tang hai đối tượng đang dùng cưa xăng để khai...