Nhóm tổ chức và môi giới cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép lĩnh án
Trung sử dụng danh nghĩa các doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép để hưởng lợi bất hợp pháp.
Ngày 22/6, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” và “Môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”.
Các bị cáo gồm: Hoàng Việt Trung (SN 1993, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), Nguyễn Tuyết Nhung (SN 1985, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội), Vũ Văn Trung (SN 1991, trú tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội), Cấn Văn Tiến (SN 1986, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Phương Thảo (SN 1994, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Mai (SN 1991, trú tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, năm 2020, Trung biết một số người nước ngoài có nhu cầu ở lại Việt Nam, nhưng chưa có công ty đứng ra bảo lãnh. Do đó, Trung đã mua lại một số doanh nghiệp để đứng tên làm giám đốc, hoặc nhờ người đứng tên giám đốc.
Bị cáo Hoàng Việt Trung (áo xanh) tại phiên toà.
Sau đó, Trung sử dụng danh nghĩa các doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép để hưởng lợi bất hợp pháp.
Thông qua sự môi giới của Nhung, Trung đã sử dụng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại Mạnh Hùng để bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho Sarr Oumar Mamadou (quốc tịch Senegal) ở lại Việt Nam trái phép. Qua đó, Trung được hưởng lợi bất hợp pháp số tiền 6 triệu đồng, Nhung hưởng lợi hơn 2,6 triệu đồng.
Video đang HOT
Tương tự, Mai quen biết và được người nước ngoài tên là Sim Jim Sub (chưa xác định được nhân thân) nhờ làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động và thẻ trạm trú cho hai người quốc tịch Hàn Quốc là Lee Jea Do và Kim Jea Hye ở lại Việt Nam trái phép.
Nhận lời, Mai đã liên hệ với Tiến để thỏa thuận tìm công ty bảo lãnh xin cấp các giấy tờ trên. Sau đó, Tiến và một số bị cáo khác đã liên hệ với Trung.
Từ đó, Trung và đồng phạm đã sử dụng pháp nhân là Công ty cổ phần Sản xuất và kinh doanh thương mại Ngọc Đình để bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho Lee Jea Do và Kim Jea Hya ở lại Việt Nam.
Cơ quan điều tra xác định, từ hành vi sai phạm, Trung đã hưởng lợi bất hợp pháp số tiền gần 30 triệu đồng. Các bị cáo đồng phạm với Trung cũng hưởng lợi bất hợp pháp số tiền ít hơn.
Tại phiên xử, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định và xin giảm nhẹ hình phạt.
Sau khi phân tích, đánh giá vai trò phạm tội của từng bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trung 4 năm tù. Các bị cáo còn lại tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 9 đến 12 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.
Lợi dụng "luồng xanh" giấu ma túy trong hàng hóa vận chuyển đi nước ngoài
Tội phạm lợi dụng chính sách thông thoáng đối với xuất, nhập khẩu hàng hóa, "luồng xanh" thông quan để đưa ma túy lẫn trong các loại hàng hóa khác, vận chuyển trái phép đi nước ngoài với số lượng lớn.
Theo dự thảo tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy vừa được Bộ Công an gửi tới Bộ Tư pháp, tình trạng ma túy vận chuyển trái phép qua biên giới vẫn có chiều hướng tăng mạnh, nhất là từ năm 2014 đến nay.
Nhiều đường dây vận chuyển trái phép ma túy số lượng lớn hàng trăm bánh heroin, hàng trăm kg ma túy tổng hợp từ nước ngoài vào Việt Nam mà chưa bị phát hiện ở khu vực biên giới. Từ đó, gia tăng áp lực nguồn ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, công tác phối hợp giữa các lực lượng bộc lộ nhiều bất cập, nảy sinh những khó khăn, vướng mắc.
Việc phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn biên giới, cửa khẩu, trên biển phục vụ công tác phòng, chống tội phạm về ma túy triển khai chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, trách nhiệm của từng lực lượng chưa rõ ràng.
Số lượng lớn ma túy bị cơ quan chức năng Hà Nội thu giữ mới đây (Ảnh: T.N).
"Tội phạm lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, lợi dụng cơ chế "luồng xanh" thông quan dễ dàng đưa ma túy lẫn trong các loại hàng hóa khác, vận chuyển trái phép đi nước ngoài với số lượng lớn, mức độ nghiêm trọng"- tờ trình của Bộ Công an cho hay.
Một số vụ án, các lực lượng phát hiện, bắt giữ trước khi chuyển giao cho cơ quan điều tra theo thẩm quyền thiếu sự phối hợp từ đầu, gây khó khăn cho việc điều tra mở rộng, bắt giữ đối tượng liên quan. Trong khi đó, biên chế lực lượng còn mỏng, kinh phí ít, phương tiện nghiệp vụ còn thiếu nhiều, chế độ đãi ngộ thấp, chưa có chính sách thu hút người giỏi tâm huyết công tác lâu dài...
Người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng trẻ hóa
Bộ Công an cho biết, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ.
Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mới chỉ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở mức xử phạt tiền 500.000 - 1.000.000 đồng. Chưa có chế tài quy định xử phạt (hoặc cưỡng chế) đối với người không chấp hành việc xét nghiệm chất ma túy có trong cơ thể khi cơ quan chức năng có căn cứ xác định người đó sử dụng trái phép chất ma túy.
Do chưa có cơ chế để quản lý hiệu quả người sử dụng trái phép chất ma túy nên đã gây ra tình trạng mất an ninh, trật tự nghiêm trọng ở nhiều nơi mà nguyên nhân xuất phát từ những người sử dụng trái phép chất ma túy.
"Việc sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng đa dạng về thành phần giới tính, nghề nghiệp, loại ma túy, cách thức sử dụng... Qua theo dõi thấy rằng, trong vài năm trở lại đây, nhiều đối tượng sử dụng ma túy thuộc nhóm Opiats (thuốc phiện, heroin) sử dụng song song hoặc chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp. Độ tuổi người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, việc xác định tình trạng nghiện ma túy của người sử dụng ma túy tổng hợp là rất khó khăn"- Bộ Công an phân tích.
Cơ quan này dự báo thời gian tới, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường do áp lực của tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên thế giới và các nước trong khu vực luôn gia tăng. Điều này tác động tiêu cực đến an ninh, trật tự, cũng như gây ra hậu quả xấu đối với xã hội.
Hơn nữa, quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong nước theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ kéo theo quá trình đô thị hóa, dịch chuyển lao động, cũng như sự phát triển nhanh chóng các loại hình dịch vụ nhạy cảm, có điều kiện về an ninh trật tự (vũ trường, quán bar, nhà hàng, karaoke...) sẽ tác động, lôi kéo người trẻ sử dụng trái phép chất ma túy, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, Bộ Công an cho rằng cần phải có cơ chế hiệu quả để quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, từ đó phòng ngừa, ngăn chặn hậu quả từ việc sử dụng trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội.
"Nếu thực hiện hiệu quả việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy ngay từ lần đầu sử dụng sẽ có tác động giảm số người nghiện ma túy; giảm nguồn cầu về ma túy, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi nguy hiểm, hậu quả gây ra cho xã hội của người sử dụng trái phép chất ma túy. Đồng thời tư vấn, giúp đỡ, động viên, giáo dục họ từ bỏ ma túy"- Bộ này nêu quan điểm.
Đề nghị giám đốc thẩm "3,5 triệu USD gửi ở Singapore" của Phan Sào Nam Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đang đề nghị TAND Tối cao giám đốc thẩm đối với nội dung nêu trong bản án về việc "thu hồi 3,5 triệu USD tại ngân hàng Bank of Singapore" của Phan Sào Nam. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ vừa cho biết, cơ quan này đang tổ chức thi hành...