Nhóm thực phẩm không nên ăn cùng trứng gà
Trứng gà là món ngon, tiện, dễ tùy biến nên đây là món ăn phổ biến trong các gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng như nhiều món ăn khác, các dưỡng chất có trong trứng gà có thể bị suy giảm hiệu quả ,thậm chí biến đổi nguy hiểm khi sử dụng kèm một vài thực phẩm khác.
Các bà nội trợ nên lưu ý những thực phẩm không nên chế biến hoặc ăn kèm trứng gà để ngăn ngừa nguy hiểm cho gia đình.
1. Đậu tương
Đậu tương và những sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nàng, đậu phụ…rất quen thuộc với nhiều người. Đặc biệt, có không ít gia đình giữ thói quen ăn sáng với trứng và sữa đậu nành. Tuy nhiên, đó là thói quen sai lầm. Trong đậu tương có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất… nếu kết hợp với trứng gà sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng này.
2. Sữa
Trứng và sữa tươi (sữa bò, sữa dê…) cũng không nên ăn cùng với nhau. Trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa.
3. Đường
Video đang HOT
Các axit amin trong trứng bị nấu chín khi kết hợp với đường sẽ hình thành chất Glycosyl lysine – phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.
4. Một vài loại thịt
- Thịt thỏ: Hai loại thức ăn này ăn cùng nhau sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.
- Thịt ngỗng: Thịt ngỗng và trứng đều có tính hàn, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa tương tự như thịt thỏ.
- Thịt rùa: Việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
5. Quả hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.
6. Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột – nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
7. Tỏi
Tỏi thường được coi là gia vị cho món trứng rán. Tuy nhiên tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.
8. Óc lợn
Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
Depplus.vn/MASK
Những bài thuốc hay từ đậu tương
Theo Đông y, đậu tương có vị ngọt tính bình, có tác dụng kiện tỳ khoan trung, nhuận táo tiêu thủy. Trị cam tích tả lỵ, bụng trướng, dịch hạch, giải độc, lợi đại trường, tiêu thủy trướng...
Bài 1: Đậu tương 500g, tiết lợn sống 300g. Đậu tương sơ chế, ngâm nước cho mềm, tiết lợn luộc chín vớt ra thái miếng vừa ăn để riêng, cho đậu tương vào nước luộc tiết ninh nhừ, kế tiếp cho tiết vào đun sôi nêm gia vị vừa ăn. Bắc ra chia ăn nguội trong ngày. Trị chứng dạ dày tích nhiệt, nóng trong bụng, xót ruột, tâm trạng bồn chồn không yên. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.
Bài 2: Đậu tương 250g, đậu phụ 200g, nấm hương 10g, gia vị đủ dùng. Đậu tương sơ chế ngâm nước cho mềm, chế nước đủ dùng đem ninh nhừ, nấm làm sạch, đậu thái miếng vừa ăn. Khi đậu tương nhừ cho tiếp nấm và đậu phụ vào đun sôi nhẹ nêm gia vị bắc ra ăn trong ngày. Ăn liên tục 2 - 3 liệu trình, nghỉ 7 - 10 ngày ăn tiếp, mỗi liệu trình 10 - 15 ngày. Bài thuốc thích dụng cho người tăng huyết áp, béo phì thể thấp trệ, mỡ máu cao, suy nhược cơ thể...
Bài 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, mộc nhĩ 20g, gia vị đủ dùng. Tất cả đem nấu canh hoặc xào ăn trong ngày, ăn liên tục 10 - 15 ngày. Món ăn thích hợp với người ăn kiêng giảm cân, người tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu...
Bài 4: Đậu tương sống 100g giã nát chế nước chiết lấy dịch uống dùng trong các trường hợp ăn nhầm thức ăn độc, nấm mốc... Nếu uống vào mà bệnh nhân chưa thổ ra được thì dùng dùng đậu tương sống nấu nước đặc cho uống.
Bài 5: Đậu tương sống lượng đủ dùng giã nát đắp vào nơi bị bệnh có tác dụng cầm máu, hút dịch viêm và tăng bài tiết sữa trong các trường hợp viêm tắc tia sữa, ít sữa...
Bài 6: Giá đậu tương 500g phơi khô, sao vàng tán mịn. Ngày uống 3 lần mỗi lần một thìa cà phê, uống vào lúc đói, lấy rượu trắng chiêu thuốc, dùng liên tục trong 3 - 5 tháng. Có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn giúp giảm độ khô nám của da, cải thiện sắc tố da ở người da đồi mồi, giảm thâm nám...
Bài 7: Đậu phụ 100g, nấm hương 100g, mộc nhĩ 100, măng tươi 10g, gia vị đủ dùng. Nấu canh ăn hằng ngày, có thể ăn kéo dài. Bài thuốc có tác dụng nâng cao miễn dịch làm giảm thiểu tác dụng ở bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài hoặc tác dụng phụ của hóa trị liệu, giúp người bệnh nâng cao đề kháng.
Theo y văn cổ để lại, nếu dùng đậu tương đơn thuần kéo dài không nên dùng liều cao, nếu ăn quá nhiều sinh nghẽn khí, sinh đàm, gây ho, làm nặng người, mặt vàng. Không dùng đồng thời với thịt lợn, dê và cá.
Lương y Chu Văn Tiến (Hội Đông y Vĩnh Tường)
Kiến thức
Tại sao ăn uống không đúng dễ mắc ung thư vú? Chị em có biết rằng ăn uống thích hợp giúp dự phòng ung thư vú, trái lại, ăn uống không đúng cũng có thể gây ra ung thư vú. Thực phẩm ngừa ung thư vú: trà xanh, cà chua, bắp cải, đậu tương, vitamin C, vitamin A, chất xơ,.... Ung thư vú ngoài việc liên quan rất nhiều đến di truyền (tiền sử...