Nhóm thanh niên ho, nhổ nước bọt, ném trứng vào cảnh sát
Cảnh sát cho biết nhóm thanh niên đi xe máy này còn ném trứng vào các nhân viên y tế đang phải xử lý một vụ tai nạn nghiêm trọng.
Một nhóm thanh niên đã ho, nhổ nước bọt vào những nhân viên cấp cứu, cảnh sát xử lý một tai nạn nghiêm trọng vào tối 21/3 vừa qua, theo Independent.
Rachel Story, cảnh sát tại West Yorkshire (Anh), đã bức xúc kể về sự việc trên trang cá nhân. Theo nữ cảnh sát, nhóm thanh niên cản trở người thi hành công vụ bằng cách hùa nhau khạc nhổ và ném trứng.
Một nhóm thanh niên đã ho, nhổ nước bọt vào những nhân viên cấp cứu xử lý một tai nạn nghiêm trọng vào tối 21/3. Ảnh: Independent.
“Trong khi giải quyết một vụ tai nạn nghiêm trọng, chúng tôi còn phải đối mặt với một đám đông khuyến khích nhau ho, nhổ nước bọt ra sàn khi chúng tôi yêu cầu họ rời đi. Những người đi xe máy này còn ném trứng vào chúng tôi mà không có lý do gì cả”, cảnh sát viết.
Cảnh sát Charlotte Nicholls, cũng thuộc sở cảnh sát West Yorkshire, cho biết sau vụ việc, cô cảm thấy rất lo lắng vì sợ bị lây bệnh, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ.
“Tôi đã phải giặt đôi giày ngay khi về đến nhà và không ngừng nghĩ đến cảnh tượng tối qua”, cảnh sát Nicholls nói.
Video đang HOT
Trong thời điểm dịch Covid-19 lây lan mạnh toàn cầu, hành động cố tình khạc nhổ tại các khu vực công cộng bị lên án dữ dội.
Người phụ nữ Trung Quốc bị bắt giữ tại Thái Lan sau nhiều lần nhổ nước bọt trên các phương tiện công cộng. Ảnh: Asia One.
Ngày 19/3, một phụ nữ người Trung Quốc bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì hành vi nhổ nước bọt vào phương tiện công cộng.
Hôm 22/2, cảnh sát Singapore tuyên bố đang điều tra 3 đứa trẻ 15 tuổi với hành vi nhổ nước bọt lên các nút bấm thang máy tại một trạm đường sắt.
Tại Anh , số người được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 đã vượt quá con số 5.000. Giới chức cho biết gần 73.000 người được xét nghiệm cho đến nay. Tính đến hết ngày 21/3, nước Anh có hơn 230 người thiệt mạng vì Covid-19.
Chính quyền ra lệnh đóng cửa toàn bộ nhà hàng, quán rượu để hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2. Cuối tuần qua, cảnh sát tại nhiều khu vực đã yêu cầu các bậc phụ huynh cấm con cái ra khỏi nhà và tụ tập nơi đông người.
Biểu tình Hong Kong "ngáng đường" thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Mỹ - Trung vừa đạt được chút tiến triển thì nay lại đứng trước nguy cơ sụp đổ vì biểu tình ở Hong Kong (Trung Quốc).
Cảnh sát bắn hơi cay về phía người biểu tình tại Hong Kong
Sau thời gian dài "ăn miếng - trả miếng" khốc liệt, Mỹ - Trung vừa đạt được chút tiến triển để tiến tới tạm ngưng chiến tranh thương mại, phá bỏ các rào cản thuế đang gây ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu thì nay lại đứng trước nguy cơ sụp đổ vì biểu tình ở Hong Kong (Trung Quốc).
Lựa chọn khó khăn của ông Trump
Hiện nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn khi buộc phải ra quyết định ký thông qua Dự luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong 2019 (vừa được lưỡng viện Mỹ chấp thuận với số phiếu gần như tuyệt đối) hoặc bác bỏ nó để giữ vững thỏa thuận thương mại đang trên đà đạt được với Trung Quốc.
Dù từng khẳng định, nhờ có ông, Trung Quốc mới không xoá sổ các cuộc biểu tình ở Hong Kong nhưng ông Trump lại rất không rõ ràng khi nói về việc ông có ký thông qua đạo luật ủng hộ người biểu tình ở thành phố đặc khu này hay không.
Phía quan chức Nhà Trắng cũng có những thái độ tương tự. Mới đây nhất, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien cho biết: Thoả thuận thương mại ban đầu với Trung Quốc vẫn có thể được thực hiện tính đến cuối năm nay nhưng cảnh báo ông Donald Trump sẽ không nhắm mắt trước những gì đang diễn ra tại Hong Kong.
Tuy nhiên, theo các nhà lập pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là tác giả của dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019 - Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, khả năng cao ông Trump sẽ ký thông qua. Tờ Bưu điện Hoa Nam dẫn lời ông Rubio cho biết: "Theo tôi biết, Tổng thống Trump sẽ ký Luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong".
Nhiều chuyên gia khác như ông Andrew Coflan, nhà phân tích đến từ Tập đoàn Eurasia, có trụ sở tại New York cũng đồng tình. Theo ông, "việc phủ quyết dự luật có thể dẫn đến động thái quốc hội bác bỏ phủ quyết của Tổng thống, thu hút những sự chú ý không cần thiết tại thời điểm vốn nhạy cảm khi ông đang bị dư luận đổ dồn ánh mắt quan tâm về việc giải quyết thoả thuận thương mại cũng như tiến trình luận tội".
Trong một báo cáo nghiên cứu, ông Henrietta Treyz, Giám đốc Chính sách Kinh tế tại Tập đoàn Cố vấn đầu tư Veda Partners cho biết, suốt tuần qua, có thể thấy nhóm các vấn đề quốc hội của Nhà Trắng không tỏ rõ thái độ bác bỏ dự luật này nên chúng tôi hiểu rằng, rất có thể đó là thái độ ngầm chấp nhận hoặc âm thầm khuyến khích dự luật".
Nếu Tổng thống Mỹ ký ban hành luật
Dự luật tranh cãi này tập trung vào mức độ tự trị của Hong Kong để đảm bảo vẫn được hưởng quy chế thương mại đặc biệt mà Washington đã trao cho đặc khu. Nếu không, quy chế này sẽ bị thu hồi.
Dự luật cũng kêu gọi trừng phạt bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được cho là vi phạm các quyền tự do được đảm bảo theo Luật Cơ bản Hong Kong đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ không từ chối cấp visa cho những người đã bị bắt hoặc giam giữ "vì động cơ chính trị" ở đặc khu. Ông Trump có thời hạn đến ngày 2/12 để đưa ra quyết định cuối cùng.
Hiện tại, dự luật vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong đó, Bắc Kinh cảnh báo Washington có thể gánh chịu hậu quả nếu không rút lại dự luật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng mạnh mẽ: "Trung Quốc lên án và kiên quyết phản đối, yêu cầu Mỹ phải ngừng ngay lập tức can thiệp vào vấn đề Hong Kong và các vấn đề nội bộ khác của Trung Quốc hoặc tự lãnh hậu quả xấu".
Một số nguồn tin cho rằng, nếu xảy ra kịch bản xấu nhất, thoả thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ phải gánh chịu hậu quả trước hết. Hiện tại, các nhà đàm phán từ cả hai phía vẫn chưa hoàn tất việc quyết định thời gian và địa điểm tổ chức cuộc gặp của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để ký thoả thuận thương mại tạm thời mặc dù kế hoạch ban đầu đó là hoàn tất việc sắp xếp tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bỉnh Dương ở Chile.
Ông Scott Kenedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược lại cho rằng, Washington và Bắc Kinh vốn đã thoả thuận với nhau về một số lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị và các vấn đề xã hội. Trong trường hợp ông Trump ký thành luật, "nội dung luật mới cũng sẽ không tạo ra bất cứ thay đổi ngay tức thì nào đối với chính sách Hong Kong. Tổng thống Trump vẫn sẽ có những sự linh hoạt riêng của mình".
Nhưng cuộc chơi thực sự thay đổi nếu chính quyền Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn cảnh sát tại Hong Kong và gây ra các thương vong lớn.
Trang Trần
Theo baogiaothong.vn
Chìm trong bất ổn và bạo loạn, Colombia loay hoay tìm lối ra Bạo loạn tại Bogota và nhiều thành phố khác trên đất nước Nam Mỹ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đang đe dọa nhấn chìm con tàu Colombia. Báo Thế giới & Việt Nam phân tích tình hình ở đất nước này. Những người biểu tình trèo lên một container, giơ cao các khẩu ngữ phản đối tại Colombia. (Nguồn: AP)...