Nhóm P4+1 và Iran họp khẩn tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân
Ngày 28/7, đại diện các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran đã họp khẩn tại Vienna (Áo) nhằm thảo luận các biện pháp cứu vãn thỏa thuận này, trong bối c ảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây.
Theo hãng tin AP, các nhà ngoại giao 4 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cộng với Đức (Nhóm P4 1) và Iran đang xem xét các vấn đề liên quan việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân, còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), sau khi Iran tuyên bố vượt giới hạn dự trữ urani cũng như mức làm giàu hạt nhân quy định trong thỏa thuận ký với các cường quốc năm 2015. Tehran nêu rõ chỉ hủy bỏ những động thái này nếu các bên khác trong thỏa thuận đưa ra các sáng kiến bù đắp thiệt hại đối với Iran do các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Toàn cảnh cuộc họp giữa đại diện các nước Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức và Iran nhằm thảo luận các biện pháp cứu vãn thỏa thuận, còn gọi là JCPOA, tại Vienna, Áo, ngày 28/7/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN
Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran, các bên còn lại trong thỏa thuận đã nỗ lực cứu vãn thỏa thuận, song những biện pháp của châu Âu nhằm bảo vệ hoạt động thương mại với Iran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ cho đến nay chưa mang lại kết quả cụ thể nào.
Theo baotintuc
Iran tuyên bố ý định khôi phục lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak
Hãng thông tấn ISNA của Iran đưa tin người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi đã thông báo với các nghị sỹ ngày 28/7 rằng Iran sẽ nối lại các hoạt động ở lò phản ứng hạt nhân nước nặng ARAK của nước này. ISNA đã dẫn lời một thành viên quốc hội tham dự cuộc họp nói trên.
Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak của Iran. (Nguồn: Reuters)
Nước nặng có thể được sử dụng trong các lò phản ứng để sản xuất plutonium, một nhiên liệu sử dụng trong các đầu đạn hạt nhân.
Iran đã công bố các biện pháp theo kế hoạch để phá vỡ thỏa thuận hạt nhân đã ký hồi năm 2015 với các cường quốc thế giới sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận lịch sử này và áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với Tehran
Mối quan hệ Mỹ - Iran đã bị kéo căng sau sự kiện Iran tuyên bố ngừng tuân thủ một số cam kết trong JCPOA vào tháng 5/2019. Thậm chí căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm sau khi Tổng thống D.Trump được cho là đã ký phê chuẩn quyết định không kích Iran vào ngày 20/6, song đã rút lại vào phút chót.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa rằng nguy cơ bùng phát xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran đã bị đẩy lùi khi Mỹ vẫn đang tiếp tục duy trì sức ép nhằm vào bên còn lại thông qua việc triển khai lực lượng tại khu vực lân cận, trong đó gồm cả việc điều động các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đến một căn cứ không quân ở Qatar.
Theo baoquocte/Reuters
Châu Âu chật vật về một cơ chế thương mại với I-ran Việc I-ran thông báo dự trữ u-ra-ni được làm giàu ở cấp độ thấp của nước này đã vượt ngưỡng cho phép theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tê-hê-ran với các cường quốc đã gây lo ngại cho các nước châu Âu. ộng thái này xuất hiện sau khi châu Âu không thể thực hiện các cam kết theo thỏa thuận....