Nhóm nước nào sẽ chi phối thế giới?
ACE và BRICS là tên viết tắt của hai nhóm nước hiện đang được thế giới chú ý và bàn tán rằng nhóm nào sẽ chi phối thế giới ? Căn cứ vào sức mạnh và tiềm lực của từng nhóm mà người ta có đánh giá khác nhau. Nhưng tựu trung lại người ta vẫn xếp ACE trên BRICS.
(Ảnh minh họa)
ACE lấy chữ cái tên đầu của 3 nước hay khối nước là America (Mỹ), China (Trung Quốc) và Europe (Châu Âu).
BRICS cũng là lấy chữ cái tên đầu của 5 nước này là Brazil (Bra-xin), Russia (Nga), India (Ấn Độ), China (Trung Quốc), South Africa (Nam Phi).
Căn cứ vào sức mạnh và tiềm lực của từng nhóm mà người ta có đánh giá khác nhau. Nhưng tựu trung lại người ta vẫn xếp ACE trên BRICS.
Tại sao bộ ba ACE có thể chi phối thế giới?
Video đang HOT
Câu trả lời đầu tiên là sức mạnh kinh tế của nhóm nước này. Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu chiếm tới 57% GDP toàn cầu, trong đó Châu Âu chiếm tới 23%,’Mỹ 22% và Trung Quốc là 12%. Tỷ lệ trên có xu hướng sẽ giảm nhẹ vào thập kỷ tới do sự lớn mạnh của các nước như Mexico, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Australia.
AEC có các nguồn tài chính dồi dào cho đầu tư vào công nghệ và sáng chế, phát minh mà các nước khác nằm mơ cũng không có. Mỹ và Châu Âu chiếm 80% sáng chế, phát minh độc quyền, 90% số người đạt giải Nobel của cả thế giới. Hàng năm, Trung Quốc đào tạo ra số lượng kỹ sư lớn hơn tổng số kỹ sư của tất cả các thành viên của khối BRICS cộng lại.
AEC vẫn tiếp tục thống trị nền thương mại của thế giới vì bộ ba này chiếm gần một nửa thương mại toàn cầu và sẽ duy trì tỷ lệ này trong thời gian tới.
Tại sao BRICS không phát triển thành chủ thể thực sự có ảnh hưởng?
Vì các nước trong nhóm này có quá ít lợi ích và sự quan tâm chung. Nội bộ BRICS không thống nhất với nhau về cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc; Trung Quốc và Nga không muốn chia sẻ ghế và danh tiếng của họ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với các nước khác.
Các nước BRICS khác nhau về lợi ích an ninh, tài chính, thương mại và môi trường. Tuy BRICS đạt được nhất trí về một ngân hàng phát triển nhằm đối trọng với ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nhưng sẽ phải mất nhiều năm mới thành lập được ngân hàng này.
Braxin, Nga, Ấn Độ mỗi nước chiếm khoảng 3% GDP toàn cầu, quá thấp so với tỷ lệ tương tự của nhóm ACE. Nga và Braxin quá phụ thuộc vào các loại hàng hoá có tính biến động, minh chứng là thiệt hại nặng nề mà Nga phải gánh chịu dưới tác động của giá dầu giảm. Nếu kinh tế Ấn Độ có thành công hơn thì tới năm 2020 nước này cũng chỉ chiếm 5% GDP toàn cầu.
Ngoài ra, thế giới 3 cực mới ACE sẽ được xây dựng trên cơ sở thành công của các mối quan hệ song phương giữa họ. Mỹ và Châu Âu có mối quan hệ kinh tế phát triển nhất thế giới với tổng GDP lên tới 15.000 tỷ USD, một nửa sản lượng toàn cầu. Thương mại hai chiều đạt hơn 1.000 tỷ USD, trong khi đầu tư hai chiều đạt 3,6 nghìn tỷ USD.
Quan hệ Mỹ và Châu Âu còn dựa trên cơ sở gần gũi về an ninh, chính trị mà NATO là minh chứng rõ nét nhất, như họ đã hợp tác trong việc giải quyết quan hệ với Nga, các nước vùng Balkan, Trung Đông, Syria, các vấn đề toàn cầu như khủng bố, biến đổi khí hậu và dịch Ebola.
Quan hệ Mỹ – Trung là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong tương lai vì nó thể hiện sự thách thức từ một cường quốc mới nổi lên với một cường quốc đã được xác lập, bao gồm cả yếu tố hợp tác và kiềm chế lẫn nhau. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc trong khi Trung Quốc là số một trong sở hữu trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Trung Quốc cũng đang kiểm chứng quyết tâm của Mỹ trong việc ủng hộ các đồng minh tại Châu Á – Thái Bình dương.
Trung Quốc và Châu Âu sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ vào năm 2015, quan hệ hai bên phát triển rất nhanh trong thập kỷ vừa qua. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, thương mại hai chiều bùng nổ, Châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Nhiều chuyến thăm, trao đổi, đối thoại được tổ chức ở Brussels và Bắc Kinh với sự đa dạng về lĩnh vực, nội dung nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đang đàm phán hiệp định về đầu tư hứa hẹn sẽ tăng mạnh kim ngạch đầu tư so với mức 5% của mỗi bên hiện nay./.
Theo Người Đông Ngàn
Thế giới và Việt Nam
Lệnh trừng phạt không làm Nga thay đổi lập trường với Crimea
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm qua 28/1 tuyên bố Mátxcơva sẽ không thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine cũng như quyết định sáp nhập Crimea dù cho Mỹ và châu Âu tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. (Ảnh: RT)
Hãng tin Sputnik News dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin ngày 28/1 phát biểu: "Cái giá mà nước Nga đang phải trả là tương đối cao. Vì thế, chúng tôi sẽ không thay đổi bất kỳ quyết định nào, bao gồm cả việc sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga. Các đối tác phương Tây đã quá ngoan cố và đôi khi thiếu sáng suốt khi cho rằng những lệnh trừng phạt này có thể tạo áp lực khiến chúng tôi thay đổi lập trường".
Tuyên bố này được Phó Thủ tướng Rogozin đưa ra tại Hội nghị toàn Nga tổng kết công tác của Hệ thống quốc gia thống nhất về phòng chống và khắc phục các trường hợp bất thường khẩn cấp. Trước đó, cùng ngày đã có thông tin dự thảo Tuyên bố chung trong Hội nghị các Ngoại trưởng châu Âu, tổ chức vào ngày 29/1, quyết định các lệnh trừng phạt sẽ được kéo dài thêm 6 tháng và tăng một số khoản mục đối với Mátxcơva.
Các Ngoại trưởng EU cũng sẽ "luận tội" Nga về vụ pháo kích tại thành phố cảng Mariupol (Ukraine), làm 30 người thiệt mạng và hơn 80 người bị thương hôm 24/1 dù Mátxcơva luôn phủ nhận có liên qua đến vụ tấn công đẫm máu này.
Trong khi đó, Mỹ hôm qua đã ký thỏa thuận cung cấp khoản vay đảm bảo 2 tỷ USD giúp Ukraine "chi tiêu xã hội ngắn hạn" và thông báo Washington đã chuẩn bị các biện pháp để trừng phạt kinh tế đối với Mátxcơva nếu cần thiết.
Thoa Phạm
Theo dantri/Sputnik News
EU có thể kéo dài cấm vận Nga thêm 6 tháng Tại hội nghị ở Brussels (Bỉ) hôm nay 29/1, các Ngoại trưởng châu Âu nhiều khả năng sẽ đưa ra quyết định kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014, các lệnh trừng phạt này đã được thông qua với thời hạn 1 năm. Nền kinh tế Nga đã gặp nhiều khó khăn...