Nhóm nữ sinh đánh một nữ sinh, bắt quỳ gối hứa không kể với ai
Sáng 22.10, ông Ngô Văn Dụng – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn ( Quảng Ngãi) cho biết, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý vụ việc nhóm nữ sinh ở Trường THCS Bình Chánh, huyện Bình Sơn đánh hội đồng một nữ sinh cùng trường, gây phẫn nộ.
Nhóm học sinh đánh tới tấp em B.N.Q.
Theo nguồn tin của Báo Lao Động, ngày 19.10.2022, Công an xã Bình Chánh biết thông tin có nhóm học sinh đánh nhau tại bờ đê ngăn mặn thuộc thôn Bình An Nội, xã Bình Chánh. Sau khi nghe tin, Công an xã tiến hành xác minh, nắm thông tin vụ việc.
Qua đó xác minh, các em này đang học tại trường THCS Bình Chánh. Ngày 20.10.2022, Công an xã đến gặp Hiệu trưởng trường THCS Bình Chánh để trao đổi nội dung sự việc liên quan đến học sinh nhà trường, đồng thời mời các em liên quan gồm: K.D.P; sinh ngày 10.5.2009; học sinh lớp 8C, em H.T. K.H; sinh ngày 7.7.2009; học sinh lớp 8C, Đ.N.T. D; sinh ngày 6.6.2010; học sinh lớp 7C; B.N.Q học sinh lớp 7D (học sinh bị đánh); C.T. A T; sinh ngày 10.10.2010 học sinh lớp 7B (bị đau xin về trước nên không gặp được).
Tuy nhiên, qua trao đổi, nhà trường xin được làm việc với phụ huynh các em, nên Công an xã để nhà trường làm việc. Đến ngày 21.10.2022, gia đình em học sinh bị đánh là B.N.Q ở thôn Mỹ Tân, Bình Chánh, Bình Sơn phát hiện đoạn video con ruột bị đánh hội đồng và có đơn trình báo, nhờ cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết vụ việc trên.
Hiện Công an xã đang tiếp nhận đơn (sự việc xảy ra khoảng 15h ngày 18.10.2022 nhưng Công an xã không nhận được đơn trình báo và phản ánh).
Đáng lên án hơn, sau khi đánh xong, nhóm này bắt em B.N.Q quỳ xuống và hứa là không được kể lại vụ việc bị đánh với bất kỳ ai.
Theo nội dung đoạn clip được phát tán trên mạng xã hội kéo dài 9 phút, nhóm nữ sinh này dùng tay, chân, đánh tới tấp em B.N.Q thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh vào phần đầu, ngực, lưng… trong một thời gian rất dài. Trong quá trình đánh, nhóm này chửi bới, nhục mạ, bắt em B.N.Q bò qua háng.
Video đang HOT
Đáng lên án hơn, sau khi đánh xong, nhóm này bắt em B.N.Q quỳ xuống và hứa là không được kể lại vụ việc bị đánh với bất kỳ ai. Bị đe dọa tinh thần, em B.N.Q quá sợ hãi, nên đã quỳ gối, hứa không kể vụ việc bị đánh với ai.
Hiện sức khỏe của em B.N.Q tạm ổn định, nhưng em bị sang chấn tâm lý rất mạnh. Ông Ngô Văn Dụng – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, huyện đã nắm thông tin vụ việc. Công an, Phòng GDĐT huyện Bình Sơn, UBND xã Bình Chánh… phối hợp điều tra, xử lý vụ việc nghiêm minh theo quy định.
Nữ sinh 26,98 điểm ĐH nhưng không đủ học phí đã được MTQ giúp đỡ
Cô nữ sinh đạt 26,98 điểm nhưng không đủ kinh phí đi học đại học mới đây đã nhận tin mừng, em được các mạnh thường quân chung tay giúp đỡ để có thể "chạm" đến ước mơ của mình.
Báo Tuổi Trẻ viết, Trần Thị Diệu Em (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đạt 48,5 điểm cho 6 môn. Với kết quả xuất sắc đó, Diệu Em đủ điều kiện để được xét tuyển vào Trường Đại học Luật TP.HCM vì có điểm khối C00 là 26,98.
Cô nữ sinh nghèo học giỏi. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Thế nhưng, gia đình Diệu Em thuộc diện khó khăn, cô bé sống thiếu vắng tình cảm của bố từ bé, gánh nặng kinh tế đổ dồn lên vai của mẹ. Do vậy số tiền học phí đại học là quá lớn đối với gia đình. Tuy nhiên, dù có khó khăn thế nào đi nữa mẹ của em là cô Nguyễn Thị Ngân vẫn cố gắng vay mượn để cho con gái được học hành đến nơi đến chốn.
Diệu Em đã đi giúp một hàng thuốc tây để đỡ đần kinh tế cho mẹ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Mới đây, sau khi biết được hoàn cảnh của em, những tấm lòng hảo tâm đã không ngần ngại sát cánh cùng cô bé nhỏ nghị lực này. Một mạnh thường quân giấu tên ở An Giang đã chuyển tặng gia đình em 5 triệu đồng.
Vào ngày 19/10, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên Công an thành phố Long Xuyên, An Giang cũng đã đến gia đình Diệu Em và trao cho em suất học bổng 10 triệu đồng.
Cô Ngân thay Diệu Em nhận được số tiền tài trợ từ một mạnh thường quân tại An Giang. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Hiện tại Diệu Em không có mặt ở nhà vì em đã lên TP.HCM nhập học được 2 tuần nay. Học bổng được các cá nhân, tổ chức trao cho cô Ngân, mẹ sẽ thay mặt con gái nhận hộ.
Cô Ngân xúc động, nghẹn ngào cảm ơn các nhà hảo tâm, những tấm lòng đã đồng hành cùng với 2 mẹ con. Người mẹ tâm sự với báo Tuổi Trẻ: "Hai mẹ con và gia đình cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm đã giúp cho Diệu Em đóng học phí và trang trải sinh hoạt tại thành phố".
Diệu Em được nhận học bổng của Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên Công an TP Long Xuyên. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Từ TP.HCM, Diệu Em cũng đã kịp thời gọi điện về nhà, xúc động nói lời cảm ơn tới mọi người. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Diệu Em: "Trước ngày đi học cũng có nhiều nhà hảo tâm tặng tiền cho em đóng học phí, đến nay em đã hoàn thành việc nhập học. Em cũng đã xin được việc làm thêm tại một quán ăn, tuần sau bắt đầu đi làm. Số tiền vừa nhận 15 triệu đồng em sẽ dùng một phần để lo việc học và nhờ mẹ giữ lại một phần tích lũy cho học kỳ tiếp theo" .
Trước đó, khi lên TP.HCM nhập học, Diệu Em cũng đã được gia đình của 2 bạn ở ghép cùng phòng trọ giúp đỡ rất nhiều về các chi phí đóng trọ, các vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng, với sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên của mọi người, Diệu Em sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu học tập thật tốt.
Hy vọng Diệu Em sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu học tập. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trước đó, một cô bé học giỏi đến từ Nghệ An cũng đã từng nhờ sự trợ giúp của những mạnh thường quân để được tiếp tục ước mơ đến trường. Báo Dân Trí đăng tải, em Quỳnh Trang đạt 28,25 điểm, đủ để có thể nhập học tại trường ĐH Luật Hà Nội.
Quỳnh Trang (áo đen, ở giữa) có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Dân Trí)
Thế nhưng bố mẹ đau ốm, em thì còn bé, tiền ăn chẳng đủ thì lấy đâu ra tiền để đi học. Cô nữ sinh nghèo khi ấy đã nghĩ sẽ phải tạm hoãn giấc mơ đại học lại. Nhưng rồi cuối cùng những nhà hảo tâm xuất hiện đã giúp Trang đến được với cánh cổng trường Luật.
Quỳnh Trang thường xuyên giúp đỡ bố mẹ việc đồng áng. (Ảnh: Dân Trí)
Em may mắn được các mạnh thường quân giúp đỡ. (Ảnh: TTV)
Những em học sinh học giỏi nhưng gia đình khó khăn như Diệu Em hay Quỳnh Trang đã may mắn được các nhà hảo tâm giúp đỡ. Đó chính là truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết dân tộc luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Có thể nói từ xa xưa, "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" luôn là một trong những truyền thống quý báu, là sợi dây kết nối cộng đồng của của người Việt Nam ta. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn cỡ nào đi chăng nữa, mỗi người con ở trên mảnh đất hình chữ S này luôn sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần ấy càng được các thế hệ ngày nay và mai sau học tập, duy trì và phát huy, để tiếp tục nhân rộng hơn nữa những sự sẻ chia, lan toả việc làm ý nghĩa, xây dựng cộng đồng nhân ái.
Chênh vênh ước mơ của nữ sinh 26,98 điểm: Đỗ ĐH nhưng không đủ học phí Những ngày vừa qua, hàng trăm nghìn tân sinh viên đã và đang nô nức chuẩn bị cho một khởi đầu mới đầy ắp những trải nghiệm thú vị trên giảng đường Đại học. Thế nhưng, bên cạnh bầu không khí hào hứng ấy, vẫn còn đâu đó những em học sinh dù đạt điểm cao nhưng lại chật vật trong chính giấc...