Nhóm nhện cửa sập – bậc thầy ngụy trang được tìm thấy ở Úc
Nhện cửa sập sống trong các hang nhỏ, ẩn ngay sau cửa hang chờ đợi con mồi đi qua để xông ra và tóm lấy nó.
Một con nhện Cryptoforis hughesae cái ở Brisbane. (Ảnh: Jeremy Wilson)
Không có gì ngạc nhiên khi chúng không phải là loài động vật dễ tìm thấy nhất bởi chiến lược săn mồi đầy bất ngờ của mình.
Tuy nhiên,các nhà nghiên cứu đã phát hiện một nhóm nhện này ở Đông Úc, một thành tựu đầy ấn tượng vì chúng có khả năng ngụy trang tuyệt vời.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Griffith và Bảo tàng Queensland đã mô tả một nhóm nhện mới gồm khoảng 20 loài nhện cửa sập trên tờ Cladistic. Được đặt tên là Cryptoforis, chúng có thể tạo ra cửa hang bằng lá, cành cây và tơ.
Khi bất kì một nhóm động vật mới được phát hiện, những người phát hiện ra nó phải lấy một loài chủ chốt dùng làm mốc chuẩn cho cả nhóm. Đối với nhóm Cryptoforis, Tiến sĩ Jeremy Wilsonđã đặt tên cho loài chủ chốt là Cryptoforis hughesaetheo tên của giáo sư Jane Hughes, một nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới về sinh thái học quần thể, địa lý sinh học và sinh học tiến hóa.
Hang của nhện cửa sập ở đâu? ( Ảnh: Michael Rix)
Tiến sĩ Wilsoncho biết, giáo sư Jane có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khoa học của ông, và bà cũng đã cố vấn cho hơn 70 sinh viên sau đại học và hơn 60 sinh viên danh dự. Đặt tên cho loài nhện như vậy dường như là cách phù hợp để bày tỏ sự biết ơn cho tất cả mọi thứ bà đã làm cho tôi và rất nhiều người khác tại Đại học Griffith.
Nếu bạn xem xét kỹ, bạn có thể tìm thấy loài mới được mô tả này trong hầu hết các khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên trong thành phố Brisbane và thung lũng Brisbane. Tiến sĩ Wilson đã phát hiện nhóm nhện cửa sập được tìm thấy ở bờ biển phía đông Úc, thực sự là một chi riêng biệt khi so sánh chúng với các loài nhện cửa sập khác trên khắp nước Úc.
Hang của nhện của sập (Ảnh: Michael Rix)
Nhóm nhện mới này được xác nhận sau khi các nhà khoa học phân tích ngoại hình và hang của chúng so với các loài nhện cửa sập khác. Về mặt giải phẫu, chúng có sự khác biệt về phân tử với các loài nhện cửa sập ở Úc nhưng khác biệt đáng chú ý nhất là thiết kế cửa hang đặc biệt với bản lề siêu ngụy trang.
Những hang ngụy trang do chúng tạo ra cũng khác với hang của những con nhện cửa sập khác ở miền đông Úc, đó có lẽ là lý do khiến nhóm nhện mới này vẫn chưa được khám phá trước đó, theo tiến sĩ Wilson. Phát hiện và mô tả về nhóm nhện mới này giúp chúng ta hiểu hơn về sự đa dạng của hệ động vật không xương sống ở Úc và cũng là bước quan trọng đầu tiên để bảo vệ chúng.
Siêu ấn tượng robot vỗ cánh bay như chim thật
Lấy cảm hứng từ khả năng bay lượn tuyệt vời của chim én, các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra robot có cánh bay giống hệt chim thật.
Robot Bionic Swift bay như chim thật
Tạo nên một con robot chim bay được với một cặp cánh cố định thì khá đơn giản, nhưng tạo nên một thứ uốn cong và vỗ cánh như một sinh vật thực thụ thì lại cực kỳ khó khăn.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tự động hóa Festo ở Đức đã hé lộ hình ảnh về robot nhẹ có hình dáng và khả năng bắt chước vỗ cánh bay giống như một con chim én thực sự.
Festo chia sẻ trong thập kỷ qua họ thực sự ấn tượng với nhiều loại robot lấy cảm hứng từ hệ động vật của Trái Đất từ kiến, bướm đến chim cánh cụt, sứa, thậm chí cả chuột túi ...
Cánh có tạo hình giống như chim én và khối lượng cơ thể khá nhẹ
Họ bắt tay vào chế tạo robot mới nhất có tên Bionic Swift, khá nhẹ bay được có ngoại hình tương tự loài chim én và khả năng bắt chước các thao tác bay của nó với độ chính xác ấn tượng.
Để có thể bắt chước như chim thật, robot có khối lượng khoảng 42 gram, hoặc tương đương một quả bóng golf. Chiều dài cơ thể khoảng hơn 44 cm và sải cánh bay hơn 68 cm.
Chiếc cánh của robot có tạo hình giống như lông chim én, được làm từ công nghệ bọt nhẹ và khả năng hoạt động giống như lông của loài chim nhỏ bay trên trời này.
Robot bay như chim thật: vỗ cánh, cất cánh và di chuyển nhẹ nhàng trong không gian rộng
Những chiếc lông vũ xếp chồng lên nhau, có thể di chuyển để không khi đi xuyên qua, mở ra đóng vào, cho phép Bio Swift thực hiện những thao tác bay ấn tượng.
Bên trong robot có hệ thống định vị GPS giúp nó có thể nhận thức về không gian và có thể bay trên một con đường đã được lập trình sẵn.
Trước đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford, Mỹ đã từng tạo ra robot PigeonBot có đôi cánh như bồ câu thật.
Hay như con robot này được đặt tên Robirds, của các nhà khoa học Hà Lan, có ngoại hình giống hệt loài chim ăn thịt và khi nó vỗ cánh bay trong không trung không khác gì chim thật. Robirds có chiều dài cơ thể 58 cm, sải cánh 120 cm, bay với tốc độ tối đa 80 km/giờ.
Những nghiên cứu mới sẽ mở đường cho việc chế tạo các mẫu máy bay đạt vận tốc nhanh hơn.
1001 thắc mắc: Vì sao nói bạch tuộc có khả năng ngụy trang hoàn hảo? Bạch tuộc là động vật rất thông minh có thể điều khiển đồ vật, giải toán khó, giao tiếp với loài khác khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đến từ ngoài hành tinh. Vì sao bạch tuộc có 3 tim, 9 óc mà vẫn chóng mệt? Hai trái tim của bạch tuộc chuyên bơm máu tới hai mang (cơ quan...